Thuốc Rowatinex điều trị các bệnh đường tiết niệu

Rowatinex là thuốc hỗ trợ điều trị bệnh đường tiết niệu. Được sử dụng để làm tan và đào thải sỏi trong đường thận niệu, điều trị các bệnh nhiễm trùng, co thắt đường tiết niệu, ngăn đọng calci thận… Nắm rõ các thông tin về thuốc Rowatinex sẽ giúp bạn dùng thuốc đúng cách. 

Thuốc Rowatinex điều trị các bệnh đường tiết niệu
Thuốc Rowatinex điều trị các bệnh đường tiết niệu

  • Tên hoạt chất: Pinene; Camphene; Cineol; Fenchone; Borneol; Anethol
  • Nhóm thuốc: Thuốc hỗ trợ điều trị viêm đường tiết niệu.
  • Dạng thuốc: Viên nang

I/ Thông tin về thuốc Rowatinex

Trước khi sử dụng Rowatinex, bạn cần nắm rõ một số thông tin dưới đây về loại thuốc này:

1. Thành phần thuốc Rowatinex

Thuốc Rowatinex bao gồm các hoạt chất:

Pinene, Camphene, Cineol, Menthone, Menthol, Borneol

2. Chỉ định

Rowatinex được sử dụng để điều trị các trường hợp sau:

  • Làm tan và tống sỏi trong đường tiết niệu. Đồng thời, giúp đào thải các mảnh vỡ còn sót lại sau ca phẫu thuật gắp sỏi hoặc tán sỏi.
  • Điều trị bảo tồn sỏi thận.
  • Điều trị các bệnh nhiễm trùng, viêm đường tiết niệu, co thắt đường tiết niệu.
  • Ngăn chặn quá trình lắng đọng calci thận.
  • Phòng ngừa sỏi niệu.

3. Chống chỉ định

Thuốc Rowatinex chống chỉ định với các trường hợp sau:

  • Mẫn cảm với các thành phần của thuốc.
  • Các trường hợp bị tiêu chảy nặng.
  • Người bị tỳ vị hư hàn.

4. Liều dùng

Tùy vào mục đích điều trị và đối tượng sử dụng mà liều dùng của thuốc cũng có sự thay đổi. Thông thường, thuốc được sử dụng với liều lượng như sau:

  • Người lớn (từ 15 tuổi trở lên): Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần dùng 1 – 2 viên. Những người mắc bệnh nặng có thể tăng liều: Mỗi ngày uống từ 4 – 5 lần, mỗi lần từ  2 – 3 viên.
  • Trẻ em từ 6 – 14 tuổi: Uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 1 viên.

5. Cách sử dụng

Để đảm bảo an toàn khi dùng thuốc, bạn cần lưu ý một số vấn đề như sau:

  • Dùng thuốc theo đúng liều lượng và thời gian mà bác sĩ đã chỉ định. Không được tự ý tăng hoặc giảm liều.
  • Uống thuốc trước mỗi bữa ăn khoảng 30 phút để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất.
  • Nuốt cả viên thuốc cùng với nước. Không được cắn hoặc nghiền nát chúng ra để sử dụng. Bởi điều này có thể làm tăng nguy cơ mắc tác dụng phụ cho bản thân.
  • Sau thời gian sử dụng mà thấy bệnh không khỏi, nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được khám và chữa trị bằng các biện pháp hiệu quả hơn.

6. Bảo quản

  • Để thuốc xa tầm tay trẻ em.
  • Bảo quản thuốc ở nơi thoáng mát. Tránh những nơi ẩm ướt hoặc có nhiều ánh sáng mặt trời.

Tham khảo thêm: Thuốc Doncef – Thành phần – Chỉ định – Cách dùng & Liều lượng

II/ Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Rowatinex

1. Tác dụng phụ

Chưa có tác dụng phụ được ghi nhận. Khi sử dụng thuốc, nếu thấy cơ thể có các biểu hiện bất thường, bạn nên báo ngay với các bác sĩ hoặc dược sĩ.

Sử dụng không đúng cách có thể làm giảm tác dụng của thuốc Rowatinex
Sử dụng không đúng cách có thể làm giảm tác dụng của thuốc Rowatinex

2. Thận trọng

Trước khi uống Rowatinex, hãy thông báo cho các bác sĩ về tiền sử bệnh lý, tình trạng sức khỏe bản thân. Đặc biệt, cần phải thận trọng khi sử dụng thuốc cho các đối tượng sau đây:

  • Suy gan, thận.
  • Phụ nữ đang mang thai và cho con bú.
  • Đối tượng sử dụng là người già và trẻ nhỏ.

3. Cách xử lý khi dùng thiếu/ quá liều

Nếu không may dùng thiếu hoặc quá liều được quy định, bạn cần xử lý như sau:

  • Dùng thiếu liều: Bổ sung liều đã quên ngay khi nhớ ra. Nếu gần đến thời gian dùng liều kế tiếp, bỏ qua liều cũ. Không được tự ý tăng liều để bù vào.
  • Dùng quá liều: Gọi ngay cho các trung tâm y tế để được hướng dẫn cách xử lý nếu thấy có biểu hiện bất thường.

III/ Các thông tin khác về thuốc Rowatinex

Thuốc Rowatinex giá bao nhiêu?

Thuốc Rowatinex giá 310.000/ hộp. Đây là thông tin chỉ mang tính chất tham khảo. Tùy vào giá cả do nhà sản xuất đưa ra và tùy từng đại lý phân phối khác nhau mà thuốc có giá khác nhau.

Quy cách đóng gói

Mỗi hộp có 10 vỉ, mỗi vỉ 10 viên.

Thuốc Rowatinex do nước nào sản xuất?

Rowatinex là thuốc do công ty Rowa Pharma Ltd (Ireland) sản xuất.

Trên đây là những thông tin mang tính chất tham khảo về thuốc Rowatinex. Hãy liên hệ với các bác sĩ hoặc dược sĩ để được cung cấp các thông tin chính xác nhất về loại thuốc này.

Có thể bạn quan tâm

Tăng huyết áp trong bệnh thận mạn và thông tin cần biết

Tăng huyết áp trong bệnh thận mạn và thông tin cần biết

Tăng huyết áp trong bệnh thận mạn là tình trạng thường gặp. Do việc tăng huyết áp và bệnh thận...

8 triệu chứng sỏi thận bạn nên đi khám ngay khi nhận ra

Đau đớn ở vùng chậu, lưng, tiểu nhắt, nước tiểu vẩn đục và có mùi,... là những triệu chứng sỏi...

Ghép thận là gì? Thực hiện khi nào? Điều cần biết

Ghép thận là phương pháp phẫu thuật ngoại khoa thường được chỉ định để cấy ghép thận mới cho bệnh...

Siêu âm tiền liệt tuyến

Siêu âm tiền liệt tuyến có tác dụng gì? Cần chuẩn bị gì?

Kỹ thuật siêu âm tiền liệt tuyến sử dụng sóng âm thanh tác động vào mô và phản ánh ra...

Nút mạch phì đại tuyến tiền liệt: Những điều bạn cần biết rõ

Nút mạch phì đại tuyến tiền liệt là bệnh khá phổ biến ở nam giới. Theo thống kê của Tổ...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *