Thuốc Bretylium tosilate là thuốc gì?

Thuốc Bretylium tosilate được bào chế dưới dạng dung dịch tiêm, sử dụng để tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp thịt. Thuốc có công dụng chống rung và chống loạn nhịp tim. Tuy nhiên, thuốc được chỉ định sử dụng ngắn hạn. Hãy tham khảo bài viết dưới đây để sử dụng thuốc đúng cách.

Thuốc Bretylium tosilate được chỉ định để chống loạn nhịp tim, chống rung tâm thất
  • Tên chung: Bretylium tosylate
  • Tên sản phẩm: Bretylate, Bretylol, Bretylium
  • Phân nhóm: Thuốc chống loạn nhịp
  • Dạng bào chế: Thuốc tiêm

I. Những thông tin cần thiết về thuốc Bretylium tosilate

Thuốc Bretylium tosilate được chỉ sử dụng để điều trị rối loạn nhịp tim khi theo dõi điện tâm đồ.

1. Chỉ định

Thuốc Bretylium tosilate được chỉ định sử dụng cho các đối tượng thuộc các trường hợp sau:

  • Điều trị và phòng ngừa rung tâm thất
  • Điều trị rối loạn nhịp tim, nhịp tim nhanh

2. Thành phần

Mỗi ml dung dịch có chứa 50 mg bretylium tosilate, axit clohydric, natri hydroxit.

3. Chống chỉ định

Thuốc Bretylium tosilate chống chỉ định sử dụng cho các đối tượng bị dị ứng hoặc mẫn cảm với một số thành phần có trong thuốc hoặc các đối tượng thuốc các trường hợp sau:

  • Hẹp động mạch chủ
  • Hạ huyết áp nghiêm trọng
  • Tăng huyết áp phổi
  • Suy giảm chức năng thận

Và một số trường hợp khác không được chúng tôi liệt kê đầy đủ tại đây. Bệnh nhân có nhu cầu sử dụng thuốc, vui lòng liên hệ với bác sĩ, tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra.

4. Cách dùng

Thuốc Bretylium tosilate chỉ được sử dụng ngắn hạn trong khoảng thời gian từ 3 – 5 ngày. Sử dụng dụng cụ bơm tiêm hoặc thiết bị truyền để kiểm soát tốc độ truyền để đưa thuốc vào bệnh nhân. Bệnh nhân nên nằm ở tư thế ngửa để việc tiêm thuốc diễn ra suôn sẻ, thuận tiện trong việc kiểm tả huyết áp.

Sử dụng thuốc Bretylium tosilate để điều trị rung tâm thất cần được pha loãng trước khi dùng, các trường hợp còn lại không cần pha loãng.

Không sử dụng thuốc Bretylium tosilate để truyền tĩnh mạch hoặc tiêm vào bắp thịt quá 5 ngày

5. Liều lượng

Tùy thuộc vào tình trạng của bệnh nhân, bác sĩ sẽ điều chỉnh liều lượng sao cho phù hợp.

Liều dùng cho người lớn và thanh thiếu niên

Liều thông thường điều trị rung tâm thất hoặc nhịp tim nhanh, huyết động không ổn định:

  • Dùng 5 mg/ kg để tiêm tĩnh mạch, có thể tăng liều tới 10 mg/ kg nếu cần thiết.

Liều thông thường điều trị rối loạn tim thất:

  • Dùng 5 – 10 mg/ kg để truyền trong khoảng thời gian lớn hơn 8 phút.
  • Nếu nhịp tim không ổn định, có thể bổ sung liều trong khoảng thời gian từ 1 – 2 giờ.
  • Liều tối đa truyền tĩnh mạch: Dùng 1 – 2 mg/ phút, khoảng cách các liều là 6 giờ.
  • Liều tối đa tiêm cơ bắp: Dùng 5 – 10 mg/ kg. Nếu rối loạn nhịp tim kéo dài, sử dụng liều lượng tương tự cho khoảng thời gian từ 1 – 2 giờ.

* Lưu ý: Không sử dụng quá 5 mL để tiêm vào cùng một vị trí cơ bắp.

Liều dùng cho trẻ em

Chưa được nghiên cứu về mức độ an toàn cho trẻ em.

6. Bảo quản

Thuốc Bretylium tosilate được bảo quản ở nhiệt độ 15 – 30°C, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Thuốc cần được cất trữ ở nơi an toàn, cách xa tầm tay trẻ em và vật nuôi. Không được sử dụng thuốc đã quá hạn sử dụng. Tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ về cách xử lý thuốc hết hạn, không được tự ý vứt thuốc vào cống rãnh hoặc bồn cầu khi chưa có sự cho phép.

II. Một số lưu ý khi sử dụng thuốc Bretylium tosilate

1. Thận trọng

Để quá trình điều trị bệnh bằng thuốc Bretylium tosilate không có những vấn đề xấu xảy ra, bệnh nhân cần lưu ý một số điểm dưới đây:

  • Thận trọng khi sử dụng thuốc cho các đối tượng dị ứng hoặc mẫn cảm với một số thành phần có trong thuốc Bretylium tosilate.
  • Thận trọng khi sử dụng thuốc cho các bệnh nhân trên 65 tuổi, bởi thuốc có thể gây buồn nôn, gia tăng nguy cơ phát triển hạ huyết áp thể đứng.
  • Không tự ý sử dụng thuốc cho trẻ em, phụ nữ mang thai và cho con bú, nếu có nhu cầu sử dụng vui lòng liên hệ trực tiếp bác sĩ.
  • Thuốc gây ra trạng thái chống mặt hoặc ngất đột ngột, vì vậy bệnh nhân cần lưu ý trong việc vận động, thay đổi tư thế từ ngồi sang đứng và ngược lại.

2. Tác dụng phụ

Điều trị bệnh bằng thuốc Bretylium tosilate có thể không tránh khỏi các triệu chứng của tác dụng phụ. Một số triệu chứng nhẹ sẽ tiêu biến sau một vài ngày, bệnh nhân có thể yên tâm. Tuy nhiên, bệnh nhân không được quá chủ quan với sức khỏe của mình, cần báo cáo với bác sĩ để được trợ giúp, tránh trường hợp bệnh tình chuyển biến nghiêm trọng.

Các triệu chứng thường gặp của tác dụng phụ như:

  • Buồn nôn
  • Ói mửa

Các triệu chứng nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng, bệnh nhân cần báo cáo ngay với bác sĩ khi gặp phải các triệu chứng sau:

  • Hạ huyết áp
  • Suy giảm chức năng thận
  • Ức chế hô hấp
  • Đau thắt ngực
  • Nhịp tim chậm
  • Chóng mặt khi thay đổi tư thế
  • Ngất đột ngột
Thuốc Bretylium tosilate có thể gây ngất đột ngột, chóng mặt khi chuyển đổi tư thế, đây là một trong những tác dụng phụ của thuốc

3. Tương tác thuốc

Trong quá trình sử dụng thuốc Bretylium tosilate đồng thời với các loại thuốc khác, bệnh nhân cần đặc biệt lưu ý bởi có thể gây phản tác dụng hoặc gia tăng ảnh hưởng của tác dụng phụ. Hãy cho bác sĩ của bạn được biết những lại thảo dược, vitamin, những loại thuốc đặc hiệu mà bạn đang sử dụng.

Thận trọng khi sử dụng thuốc Bretylium tosilate kết hợp với các loại thuốc sau:

  • Glycosides Digitalis
  • Procainamide
  • Quinidine
  • Thuốc đối giao cảm: Dopamine, Norepinephrine,…

4. Cách xử lý khi quá liều

Tăng huyết áp, tụt huyết áp hoặc tăng thân nhiệt là những triệu chứng khi sử dụng thuốc quá liều. Bệnh nhân cần ngưng sử dụng, cần sự trợ giúp của bác sĩ, theo dõi nhịp huyết áp liên tục đến khi ổn định với có quyết định tiếp tục tiêm thuốc hay ngừng hẳn.

Khi gặp các triệu chứng bất thường khác nhưng bạn không rõ nguyên nhân, hãy nhưng sử dụng thuốc về liên hệ với bác sĩ để được hỗ trợ.

Bài viết đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin về thuốc Bretylium tosilate. Tuy nhiên, thông tin chỉ mang giá trị tham khảo, không thay thế lời khuyên bác sĩ. Vì vậy, bạn đọc có nhu cầu sử dụng điều trị bệnh bằng thuốc Bretylium tosilate vui lòng liên hệ trực tiếp với bác sĩ hoặc dược sĩ chuyên môn trước khi sử dụng.

Người huyết áp cao có nên uống rượu bia không?

Uống Rượu Bia Có Làm Tăng Huyết Áp Không? Giải Đáp

Uống rượu bia có làm tăng huyết áp không? Thực tế đồ uống chứa cồn, chứa chất kích thích không...

Một số lời khuyên từ chuyên gia

Nhồi máu cơ tim nên ăn gì? Các món ăn tốt cho người bệnh

Nhồi máu cơ tim nên ăn gì? Người sau khi trải qua cơn nhồi máu cơ tim cần bổ sung...

Gợi ý một vài cách trị tim đập nhanh tại nhà

Cách Trị Tim Đập Nhanh Tại Nhà An Toàn, Hiệu Quả Cao

Tim đập nhanh do nhiều nguyên nhân gây ra. Người bệnh sẽ gặp phải các triệu chứng như thở hổn...

Bệnh tim to là gì? Dấu hiệu nhận biết

Bệnh Tim To: Có Nguy Hiểm Không? Chữa Được Không?

Bệnh tim to gây ra nhiều triệu chứng khó chịu như đau tức ngực, khó thở, phù nề hai chi...

Ăn gì chống đột quỵ? - Thực phẩm dinh dưỡng lành mạnh

Ăn Gì Chống Đột Quỵ? Các Thực Phẩm Tốt Cho Người Bệnh

Ăn gì chống đột quỵ? Theo chuyên gia, người bệnh cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, lựa chọn thực...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.