Thuốc Beprasan có công dụng gì?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Thuốc Beprasan được sử dụng để điều trị các vấn đề về đường tiêu hóa như hội chứng Zollinger-Ellison, hồi lưu dạ dày thực quản và loét tá tràng. Thuốc có thể gây ra các tác dụng không mong muốn nếu sử dụng không đúng cách.

Thuốc Beprasan
Thuốc Beprasan được sử dụng để điều trị các vấn đề về đường tiêu hóa

  • Tên thuốc: Beprasan
  • Phân nhóm: Thuốc đường tiêu hóa
  • Dạng bào chế: Viên nén kháng dịch vị

Những thông tin cần biết về thuốc Beprasan

1. Thành phần

Mỗi viên nén Beprasan có chứa 20mg Rabeprazol natri. Thành phần này có tác dụng ức chế axit dạ dày và có khả năng chống loét niêm mạc đường tiêu hóa.

2. Chỉ định

Thuốc Beprasan được chỉ định trong quá tình điều trị các bệnh lý sau đây:

  • Viêm loét tá tràng
  • Hội chứng Zollinger-Ellison
  • Hồi lưu dạ dày thực quản

Bác sĩ cũng có thể chỉ định thuốc Beprasan trong các trường hợp không được đề cập trên bao bì thuốc. Vui lòng trao đổi với bác sĩ nếu có ý định sử dụng Beprasan với mục đích khác.

3. Chống chỉ định

Thuốc Beprasan chống chỉ định với bệnh nhân mẫn cảm với bất cứ thành phần nào trong thuốc. Hoặc người từng có tiền sử dị ứng với dẫn xuất của benzimidazole.

4.Dạng bào chế – hàm lượng

Thuốc Beprasan có dạng bào chế và hàm lượng sau:

  • Dạng bào chế: Viên nén kháng dịch vị
  • Hàm lượng: 20mg
  • Quy cách: Hộp 1 vỉ x 10 viên

5. Cách dùng – liều lượng

Thuốc được bào chế ở dạng viên nén và được sử dụng trực tiếp bằng đường uống. Bạn nên nuốt trọn viên thuốc với nước lọc. Không bẻ, nghiền hay hòa tan thuốc nếu không có yêu cầu từ nhân viên y tế.

thuoc beprasan
Thuốc được bào chế ở dạng viên nén và được sử dụng trực tiếp bằng đường uống

Liều dùng thuốc Beprasan trong bài viết chỉ đáp ứng cho một số trường hợp phổ biến. Nếu bệnh lý đi kèm với các dấu hiệu và triệu chứng đặc biệt, vui lòng thảo luận với bác sĩ để được cung cấp liều dùng cụ thể.

Liều dùng thông thường khi điều trị bệnh hồi lưu dạ dày thực quản

  • Dùng 1 viên/ lần/ ngày
  • Thời gian điều trị: 4 – 8 tuần

Liều dùng thông thường khi điều trị viêm loét tá tràng

  • Dùng 1 viên/ lần/ ngày
  • Thời gian điều trị: 4 tuần

Liều dùng thông thường khi điều trị hội chứng Zollinger-Ellison

  • Liều khởi đầu: 60mg (tương đương 3 viên)/ lần/ ngày
  • Điều chỉnh liều theo đáp ứng của từng bệnh nhân

Điều chỉnh liều hoặc thay thế một loại thuốc khác trong trường hợp không có cải thiện lâm sàng. Không sử dụng thuốc cho trẻ nhỏ vì độ an toàn của thuốc chưa được thiết lập ở đối tượng này.

6. Bảo quản

Bảo quản thuốc ở nhiệt độ thoáng mát, tránh ánh nắng và nơi ẩm thấp. Đặt thuốc xa tầm tay của trẻ nhỏ để hạn chế tình trạng trẻ nuốt phải thuốc. Nếu xảy ra tình huống rủi ro này, cần đưa trẻ đến bệnh viện để được xử lý kịp thời.

Tham khảo thêm: Thuốc Actapulgite điều trị bệnh gì?

Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Beprasan

1. Thận trọng

Bệnh nhân suy gan nặng nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng. Nếu dùng thuốc cho đối tượng này, cần theo dõi chức năng gan và các biến chứng thường xuyên.

Không cần điều chỉnh liều ở bệnh nhân suy gan và suy thận nhẹ.

Thận trọng khi dùng thuốc cho phụ nữ mang thai và đang cho con bú. Beprasan có thể ảnh hưởng đến sự tăng trưởng, sức khỏe của thai nhi và trẻ nhỏ. Vì vậy bạn chỉ được sử dụng khi bác sĩ nhận thấy lợi ích đem lại vượt trội so với rủi ro có thể phát sinh.

thuoc beprasan
Thảo luận với bác sĩ trước khi dùng thuốc cho người đang nuôi con bằng sữa mẹ

Mức độ chuyển hóa và hấp thụ thuốc có thể giảm nếu sử dụng cùng với thức ăn hoặc các loại thức uống khác. Vì vậy bạn chỉ nên dùng thuốc với nước lọc.

Không sử dụng rượu, bia và các đồ uống có cồn trong thời gian điều trị. Các thành phần trong những đồ uống này có thể nghiêm trọng hóa triệu chứng của bệnh và làm giảm tác dụng của thuốc.

2. Tác dụng phụ

Cần thông báo với bác sĩ nếu tác dụng không mong muốn xảy ra trong thời gian điều trị.

Tác dụng phụ thường gặp:

  • Phản ứng dị ứng
  • Mệt mỏi
  • Suy nhược
  • Sốt
  • Ợ hơi
  • Khô miệng
  • Rối loạn tiêu hóa
  • Cứng cổ
  • Ớn lạnh
  • Xuất huyết trực tràng
  • Viêm đại tràng
  • Viêm tụy
  • Viêm thực quản
  • Viêm loét miệng lợi
  • Chán ăn
  • Phân đen
  • Nhạy cảm với ánh sáng
  • Viêm lưỡi
  • Sỏi mật

Thông tin này chưa tổng hợp toàn bộ các tác dụng ngoại ý của thuốc Beprasan. Phản ứng của thuốc ở từng cơ địa sẽ khác nhau, do đó cần chú ý biểu hiện của cơ thể trong thời gian dùng thuốc.

Nếu nhận thấy các dấu hiệu bất thường, vui lòng liên hệ với bác sĩ để nhận được tư vấn chuyên môn.

3. Tương tác thuốc

Sử dụng cùng lúc Beprasan với các loại thuốc khác có thể ảnh hưởng đến mức độ chuyển hóa và hoạt động của thuốc. Điều này ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả điều trị, thậm chí gây nguy hiểm cho người sử dụng.

Để giảm thiểu rủi ro do tương tác, cần thông báo với bác sĩ các loại thuốc bạn đang sử dụng – bao gồm cả vitamin, thực phẩm chức năng và thuốc đông y.

thuoc beprasan
Thuốc Beprasan có thể tương tác với Phenytoin, Digoxin,…

Thận trọng khi điều trị phối hợp Beprasan với những loại thuốc sau:

  • Phenytoin: Beprasan kéo dài thời gian chuyển hóa và thanh thải của Phenytoin.
  • Digoxin: Beprasan làm tăng mức độ hấp thu của thuốc Digoxin.
  • Aluminum Hydroxide Gel hoặc Magnesium Hydroxide: Beprasan làm giảm nồng độ trong huyết thanh của các loại thuốc này.

4. Xử lý khi dùng quá liều

Chưa có nghiên cứu về phản ứng của cơ thể đối với trường hợp quá liều Beprasan. Tuy nhiên nếu bạn dùng quá liều lượng khuyến cáo, cần chủ động đến cơ sở y tế gần nhất để được xử lý.

Có thể bạn quan tâm

NSND Trần Nhượng đánh giá chất lượng điều trị tại Thuốc dân tộc

NSND Trần Nhượng: “Tôi yên tâm tuyệt đối khi lựa chọn chữa đau dạ dày tại trung tâm Thuốc dân tộc”

“Hôm nay, mình tới tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ Tuyết Lan. Chỉ sau 1 tháng dùng thuốc...

Dung Tích Dạ Dày Trẻ Sơ Sinh Chứa Được Bao Nhiêu Ml?

Đối với các bà mẹ, nhất là những bà mẹ sinh con lần đầu, việc cho con bú có thể...

Người bệnh ung thư dạ dày giai đoạn cuối nên ăn gì là tốt nhất?

Dinh dưỡng là một trong những yếu tố quan trọng trong điều trị, góp phần đáng kể vào hiệu quả...

Rò hậu môn ở trẻ sơ sinh và các thông tin cần biết

Bệnh rò hậu môn ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?

Rò hậu môn ở trẻ sơ sinh thường xảy ra ở những trẻ từ 7 – 10 ngày tuổi. Bệnh...

U đại tràng ác tính là gì, chữa được không?

U đại tràng được xác định là một polyp đại tràng, cụm tế bào tồn tại trên lớp lót của...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *