Thuốc giải độc Sodium Thiosulfate

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Sodium Thiosulfate được dùng để điều trị ngộ độc xyanua, làm giảm tác dụng phụ của thuốc Cisplatin và được sử dụng để điều trị các vấn đề sức khỏe thường gặp. Trước khi dùng thuốc, bạn nên tìm hiểu về liều dùng, chống chỉ định và tác dụng phụ để hạn chế các tình huống xấu phát sinh trong thời gian điều trị.

thuốc Sodium Thiosulfate
Sodium Thiosulfate được sử dụng để điều trị ngộ độc xyanua và giảm tác dụng phụ của thuốc hóa trị ung thư

  • Tên hoạt chất/thuốc: Sodium Thiosulfate
  • Tên khác: Natri Thiosulphate
  • Phân nhóm: thuốc cấp cứu và giải độc

Những thông tin cần biết về thuốc Sodium Thiosulfate

1. Tác dụng

Sodium Thiosulfate được sử dụng để điều trị ngộ độc xyanua và làm giảm tác dụng phụ của thuốc Cisplatin (thuốc hóa trị ung thư có chứa bạch kim). Ngoài ra, thuốc còn có khả năng điều trị dị ứng đường tiêu hóa, táo bón, bệnh ngoài da và ngộ độc các kim loại nặng,…

Hoạt chất Sodium Thiosulfate có thể được sử dụng với mục đích khác không được nhắc đến trong bài viết. Bạn có thể trao đổi với bác sĩ để nhận được tư vấn chuyên môn.

Sodium Thiosulfate chỉ được sử dụng khi có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa và được kiểm soát chặt chẽ bởi các chuyên gia y tế.

2. Chống chỉ định

Sodium Thiosulfate chống chỉ định với các trường hợp sau:

  • Bệnh tim mạch
  • Bệnh thận và gan
  • Nhiễm độc huyết thai nghén
  • Cơ thể đang dị ứng nặng nề
  • Người mẫn cảm với Sodium Thiosulfate

Một số tình trạng sức khỏe có thể khiến bạn dễ gặp phải tác dụng phụ khi sử dụng Sodium Thiosulfate. Vì vậy, bạn nên trao đổi với bác sĩ tình trạng sức khỏe và tiền sử dị ứng để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ nếu dùng Sodium Thiosulfate để điều trị.

3. Cách dùng

Thuốc có hai dạng bào chế: viên uống và thuốc tiêm. Thuốc tiêm được thực hiện bởi chuyên viên y tế và được tiêm trực tiếp vào tĩnh mạch. Bạn tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc tiêm nếu không có sự hướng dẫn của bác sĩ.

Thuốc Sodium Thiosulfate
Thuốc Sodium Thiosulfate được bào chế ở dạng thuốc tiêm và thuốc uống

Với viên uống, bạn nên uống thuốc với một ly nước đầy và nên nuốt trọn viên thuốc. Nghiền hoặc bẻ thuốc có thể khiến các tác dụng không mong muốn phát sinh, do đó bạn chỉ được thực hiện khi có yêu cầu từ bác sĩ.

Sodium Thiosulfate được khuyến khích dùng trong bữa ăn để giảm kích thích lên niêm mạc dạ dày. Tuy nhiên, nếu bạn bị loét dạ dày nặng, bạn nên báo với bác sĩ để cân nhắc việc sử dụng thuốc.

4. Liều dùng

Liều dùng chúng tôi cung cấp chỉ đáp ứng cho các trường hợp phổ biến nhất. Bạn nên gặp trực tiếp để được chỉ định liều lượng và tần suất sử dụng. Bác sĩ có thể căn cứ vào các yếu tố sau để xác định liều dùng:

  • Độ tuổi của bạn
  • Triệu chứng cụ thể
  • Phản ứng của cơ thể với thuốc
  • Tình trạng sức khỏe và tiền sử bệnh lý

Liều dùng cho người lớn:

Liều dùng để làm giảm tác dụng phụ do thuốc cisplatin

  • Liều đầu tiên: Tiêm tĩnh mạch 4g/ m2 diện tích bề mặt cơ thể
  • Liều thứ hai: tăng liều lượng lên gấp đôi hoặc gấp ba tùy vào phản ứng của cơ thể với liều đầu tiên.

Liều dùng khi điều trị ngộ độc xyanua

  • Tiêm 12,5g vào tĩnh mạch với nồng độ 0.625 đến 1.25g

Liều dùng khi điều trị ngộ độc kim loại nặng

  • Dùng 4 – 8 viên/ngày, chia thành các liều bằng nhau.
  • Mỗi liều cách nhau ít nhất 4 giờ đồng hồ

Liều dùng cho trẻ em:

  • Tiêm 412.25 mg cho mỗi kg trọng lượng

Sodium Thiosulfate có thể nhạy cảm hơn với trẻ em. Do đó, bạn nên cân nhắc khi sử dụng loại thuốc này cho trẻ.

5. Bảo quản

Bảo quản thuốc ở nhiệt độ phòng, tránh ánh nắng trực tiếp và nơi có nhiều độ ẩm cao. Để thuốc xa tầm với của trẻ em và thú nuôi.

Thuốc hết hạn hoặc có dấu hiệu biến chất, hư hại không nên tiếp tục sử dụng. Dùng thuốc ở các tình trạng nói trên có thể khiến các triệu chứng nguy hiểm phát sinh.

Những điều cần lưu ý khi dùng Sodium Thiosulfate

1. Thận trọng

Hoạt chất này chưa được nghiên cứu cụ thể trên người già, do đó độ an toàn chưa được chứng minh. Nếu bạn có ý định dùng thuốc cho người cao tuổi, hãy trao đổi với bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ.

Thận trọng khi dùng Sodium Thiosulfate
Thận trọng khi dùng Sodium Thiosulfate cho phụ nữ mang thai

Vẫn chưa có nghiên cứu cụ thể về rủi ro của thuốc đối với phụ nữ mang thai. FDA cho rằng loại thuốc này có thể gây ra tác dụng phụ cho mẹ bầu và thai nhi. Để hạn chế những tình huống xấu, bạn nên trình bày với bác sĩ tình trạng của mình để được chỉ định loại thuốc phù hợp.

Phụ nữ cho con bú có thể sử dụng thuốc Sodium Thiosulfate, tuy nhiên bác sĩ có thể yêu cầu bạn ngưng cho bé bú trong thời gian điều trị.

2. Tác dụng phụ

Sodium Thiosulfate có thể gây ra các tác dụng không mong muốn trong thời gian sử dụng.

  • Lo lắng
  • Ù tai
  • Buồn nôn
  • Nôn mửa
  • Giảm thị lực
  • Đau sưng khớp
  • Ảo giác

Thông tin này chưa bao gồm tất cả các tác dụng phụ có thể phát sinh. Bạn có thể gặp phải các triệu chứng không được nhắc đến trong bài viết. Ngay khi cơ thể xuất hiện những triệu chứng khác thường, bạn nên báo với bác sĩ để được hướng dẫn cách khắc phục. Tình trạng chủ quan có thể khiến triệu chứng kéo dài và trở nên trầm trọng hơn.

3. Tương tác thuốc

Tương tác thuốc là tình trạng hoạt chất trong hai hoặc nhiều loại thuốc phản ứng với nhau. Hiện tượng này có thể làm thay đổi hoạt động của thuốc, đồng thời làm gia tăng các tác dụng không mong muốn.

tương tác thuốc Sodium Thiosulfate
Cần hạn chế tình trạng tương tác thuốc

Để chủ động phòng ngừa hiện tượng này, bạn nên thông báo với bác sĩ những loại mình đang sử dụng (bao gồm thuốc kê toa, thuốc hỗ trợ, viên uống bổ sung, thảo dược, vitamin,…). Nếu có xuất hiện tương tác, bác sĩ sẽ điều chỉnh liều lượng và tần suất để phòng ngừa tình trạng này.

Ngoài ra, Sodium Thiosulfate có khả năng tương tác với rượu bia và các đồ uống có cồn khác. Rượu bia khiến bạn dễ gặp phải các tác dụng phụ của thuốc, đồng thời khiến bạn buồn ngủ và thiếu tập trung. Nên hạn chế các đồ uống nói trên trong thời gian điều trị, nếu có ý định sử dụng hãy trao đổi với bác sĩ để nhận được tư vấn chuyên môn.

4. Cách xử lý khi dùng thiếu/quá liều

Sử dụng thuốc thiếu liều có thể khiến tác dụng điều trị của thuốc suy giảm. Do đó, bạn nên uống thuốc đều đặn để đảm bảo kết quả của quá trình điều trị. Nếu quên dùng một liều thuốc, bạn nên dùng ngay khi nhớ ra. Trong trường hợp sắp đến liều dùng tiếp theo, bạn nên bỏ qua và dùng liều sau theo đúng chỉ định.

Nếu dùng quá liều Sodium Thiosulfate, bạn có thể gặp phải các triệu chứng nghiêm trọng. Bạn nên gọi bác sĩ nếu nhận thấy mình dùng quá liều. Trong trường hợp không nhận biết mình đã dùng Sodium Thiosulfate quá liều, bạn có thể quan sát thấy cơ thể phát sinh các triệu chứng bất thường.

5. Nên ngưng thuốc khi nào?

Bạn nên ngưng dùng Sodium Thiosulfate trong các trường hợp sau:

  • Khi có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa
  • Xuất hiện các triệu chứng nguy hiểm
  • Khi bạn dùng thuốc quá liều

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. Bạn nên trao đổi với bác sĩ trước khi dùng thuốc để hạn chế những tình huống rủi ro có thể phát sinh.

Có thể bạn quan tâm

Bisalaxyl là thuốc gì?

Bisalaxyl là thuốc gì? Giá bao nhiêu? Cách sử dụng

Thuốc Bisalaxyl là một trong những loại thuốc được dùng cho bệnh nhân bị táo bón phổ biến hiện nay....

Bệnh nhân Lê Hưng Quốc

Hành trình vượt qua ám ảnh VIÊM DẠ DÀY và TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY nhờ Sơ can Bình vị tán sau 2 tháng

Bệnh dạ dày đều là những căn bệnh dai dẳng, dễ tái phát và gây ra nhiều đau đớn. Thậm...

Bác sĩ Tuyết Lan trực tiếp điều trị cho anh Nguyễn Văn Phán

Chỉ sau 2 tháng điều trị thành công xung huyết hang vị dạ dày nhờ Sơ can Bình vị tán khi Tây y phải bó tay

Mắc căn bệnh viêm xung huyết hang vị dạ dày lâu năm, điều trị bằng phương pháp không khỏi. May...

Tiêm xơ búi trĩ có đau không? Có gây biến chứng không?

Tiêm xơ búi trĩ là thủ thuật được áp dụng phổ biến cho bệnh nhân trĩ – đặc biệt là...

10 Cách Chữa Bệnh Trĩ Ngoại Tại Nhà – Áp Dụng Là Khỏi

Đối với những trường hợp mới phát, bệnh còn đang trong giai đoạn nhẹ, người bệnh có thể áp dụng...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *