Benzydamine: Công dụng, tác dụng phụ & tương tác thuốc

Benzydamine là một loại thuốc chống viêm không chứa steroid (NSAID) có tác dụng gây tê và làm giảm đau tại chỗ, hỗ trợ điều trị viêm miệng và cổ họng.

Benzydamine là thuốc gì
Benzydamine là thuốc chống viêm không chứa steroid có công dụng giảm viêm và đau.

Tên hoạt chất: Benzydamine

Benzydamine có tác dụng gì?

Benzydamine là thuốc chống viêm có tác dụng tại chỗ giúp làm giảm đau ở miệng và viêm họng.

Bên cạnh đó, thuốc còn được sử dụng điều trị ngắn hạn các trường hợp đau nhức cơ bắp, gãy xương, viêm khớp và bong gân, sau gãy xương. Ngoài ra, Benzydamine còn được sử dụng để ngăn ngừa cơn đau và sưng tại một vùng da. Hoặc dùng với mục đích khác không được liệt kê trong nhãn hướng dẫn sử dụng.

Liều dùng Benzydamine như thế nào?

1/ Liều dùng benzydamine dành cho người lớn

Liều dùng Benzydamine thông thường dành cho người lớn bị đau miệng hoặc họng:

  • Dùng 15ml dung dịch Benzydamine 0,15%, cứ cách 3 giờ súc miệng 1 lần và không sử dụng quá 7 ngày. Ngoài ra, có thể dùng thuốc xịt khí dung 0,15% cách 1,5 – 3 giờ xịt lên khu vực bị ảnh hưởng.
  • Đối với trường hợp bị đau và viêm liên quan đến khớp và cơ vân:
  • Dùng kem Benzydamine từ 3 – 5% bôi lên vùng đau hoặc dùng dạng xịt khí dung 6% xịt lên da.

2/ Liều dùng benzydamine dành cho trẻ em

Liều dùng thông thường dành cho trẻ em 6 – 12 tuổi bị viêm miệng và họng: Cách 1,5 đến 3 giờ súc miệng 1 lần.

Thuốc Benzydamine ở những dạng và hàm lượng nào?

Dạng và hàm lượng thường gặp của Benzydamine bao gồm:

  • Benzydamine 1,15% thuốc uống.
  • Benzydamine 0,15% thuốc khí dung.
  • Benzydamine 0,15% dung dịch súc miệng.
  • Benzydamine thuốc rửa.
  • Benzydamine dạng kem 3%.
  • Benzydamine 3 MG viên ngậm hương cam – mật ong, bạc hà, hương chanh, hương khuynh diệp.

Tác dụng phụ khi dùng Benzydamine

Đa phần mọi người sử dụng Benzydamine vì lợi ích thuốc mang lại thường cao hơn tác dụng phụ gây ra. Và có rất nhiều người dùng thuốc chống viêm này không mắc tác dụng phụ nghiêm trọng.

Một vài tác dụng phụ do Benzydamine gây ra thường rất hiếm gặp nhưng nghiêm trọng. Vì vậy, nếu gặp các dấu hiệu này, đặc biệt nếu chúng không biến mất, người bệnh nên đến ngay bệnh viện.

  • Phát ban.
  • Chóng mặt và gây khó thở.
  • Ngứa hoặc sưng, nhất là vùng mặt, họng và lưỡi.

Mặc dù không phải ai cũng gặp phải các tác dụng phụ nêu trên nhưng có những phản ứng phụ không được đề cập đến. Do đó, nếu thấy cơ thể xuất hiện triệu chứng bất thường sau khi dùng Benzydamine, bạn nên thăm khám sớm.

Tham khảo thêm: Serviflox 500 là thuốc gì?

Tương tác của Benzydamine

Benzydamine có thể tương tác với thuốc nào?

Tương tác thuốc có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của Benzydamine nhưng cũng có thể làm gia tăng tác dụng phụ. Vì thế, trước khi dùng thuốc, người bệnh nên liệt kê tất cả các loại thuốc kê đơn, không kê đơn, vitamin, thực phẩm chức năng đang sử dụng để bác sĩ xem xét và đưa liều dùng thích hợp. Bên cạnh đó, không nên tự ý dùng hoặc ngưng thuốc khi chưa có sự cho phép của bác sĩ.

Benzydamine có tương tác với đồ ăn thức, uống hay không?

Có một số loại thuốc không được phép dùng trong bữa ăn hoặc chung với một vài loại thức ăn vì chúng có thể gây tương tác. Rượu bia và thuốc lá cũng có thể gây tương tác với một vài loại thuốc. Vì vậy, người bệnh nên tham khảo ý kiến chuyên gia sức khỏe về thức uống và đồ ăn tương tác với Benzydamine.

Bảo quản Benzydamine như thế nào?

Mỗi loại thuốc thường có phương pháp bảo quản khác nhau. Vì vậy, người bệnh nên đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì. Benzydamine tốt nhất nên được bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ánh nắng và để xa tầm tay trẻ em.

Benzydamine là thuốc không kê đơn nhưng trước khi sử dụng bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ.

Có thể bạn quan tâm

Mách bạn cách chữa ho bằng rau má ngay trong vườn nhà

Nhờ khả năng kháng viêm, kháng khuẩn và chứa nhiều hoạt chất có lợi, rau má thường được dùng trong...

Ung thư vòm họng di căn

Ung thư vòm họng di căn: Những thông tin bạn nên biết

Ung thư vòm họng di căn thường bắt đầu với các triệu chứng vô hại như khàn giọng, đau họng...

Người bệnh viêm xoang không cần kiêng ăn thịt gà. Thịt gà cung cấp nhiều chất dinh dưỡng, giúp người bệnh khỏe mạnh hơn.

Bị viêm xoang ăn thịt gà được không, tại sao?

Người bị viêm xoang vẫn ăn được thịt gà, không cần kiêng kỵ loại thực phẩm này. Thịt gà chứa...

Phân biệt bệnh viêm amidan và viêm VA

Viêm amidan và viêm VA khác nhau như thế nào?

Viêm amidan và viêm VA đều là những bệnh tai mũi họng thường gặp ở trẻ em. Mặc dù có...

Người bị viêm mũi dị ứng kiêng ăn gì để bệnh không tái phát?

Người bị viêm mũi dị ứng kiêng ăn gì để bệnh không tái phát? Làm sao để chữa khỏi?

Với những người bị viêm mũi dị ứng, việc điều trị bệnh sẽ trở nên dễ dàng hơn khi người...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *