Thuốc Trifluridine là thuốc gì?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Thuốc Trifluridine là thuốc dạng dung dịch nhỏ mắt, được chỉ định để điều trị một số bệnh lý về mắt, điển hình bệnh viêm giác mạc nguyên phát và viêm giác mạc biểu mô tái phát cho virus herpes gây nên. Không sử dụng thuốc cho trẻ em dưới 6 tuổi và người cao tuổi.

Những thông tin cần thiết về thuốc Trifluridine: Công dụng, chống chỉ định, cách dùng và một số lưu ý
Những thông tin cần thiết về thuốc Trifluridine: Công dụng, chống chỉ định, cách dùng và một số lưu ý
  • Tên hoạt chất: Trifluridine
  • Tên thương hiệu: Viroptic
  • Phân nhóm: Thuốc chống nhiễm trùng nhãn khoa
  • Dạng bào chế: Dung dịch nhỏ mắt

I. Những thông tin cần thiết về thuốc Trifluridine

1. Công dụng

Thuốc Trifluridine được sử dụng để điều trị viêm giác mạc nguyên phát, viêm giác mạc biểu mô tái phát do virus herpes simplex gây nên. Ngoài ra, thuốc còn có tác dụng chữa lành các vết loét hoặc sưng ở mắt và làm giảm nguy cơ biến chứng.

Thuốc Trifluridine không sử dụng để điều trị nhiễm trùng do nấm hoặc vi khuẩn.

2. Thành phần hóa học

Trong thuốc Trifluridine có chứa các thành phần hóa học như Trifluridine, Tipiracil hydrochloride và tá dược vừa đủ.

3. Chống chỉ định sử dụng

Không sử dụng thuốc để điều trị các vấn đề về mắt cho các đối tượng dị ứng hoặc mẫn cảm với một số thành phần có trong thuốc Trifluridine. Hoặc các đối tượng thuốc vào các trường hợp sau:

  • Có tiền sử mắc phải một số vấn đề về mắt như bệnh tăng nhãn áp
  • Trẻ em dưới 6 tuổi

4. Hướng dẫn sử dụng thuốc nhỏ mắt Trifluridine

Trước khi sử dụng thuốc nhỏ mắt Trifluridine, bạn cần làm sạch bàn tay bằng xà phòng rồi lau bằng khăn bông để ráo nước.

  • Người bệnh có thể sử dụng thuốc ở tư thế đứng hoặc ngồi, đầu hơi nghiêng ra sau một chút.
  • Lắc nhẹ chai thuốc theo chiều thẳng đứng và mở nắp chai.
  • Đặt đầu ống nhỏ giọt phía trên mắt và đầu, bóp nhẹ chai thuốc để thuốc nhỏ ra từng giọt vào mắt, thực hiện lần lượt vào hai bên mắt. Lưu ý, mắt không được khép lại trong quá trình cho thuốc vào mắt.
  • Khi thuốc được đưa vào mắt, nhắm chặt mắt trong khoảng thời gian là 2 – 3 phút, đầu hơi cuối xuống, không được chớp hay nheo mắt. Người bệnh nên khép hờ mắt để thuốc thấm sâu vào bên trong.
  • Dùng hai đầu ngón tay trỏ để ấn vào góc trong của mắt khoảng 1 phút, thực hiện động tác nhẹ nhàng để thuốc không chảy vào ống dẫn nước mắt.
  • Làm sạch đầu thuốc và đậy lại nắp an toàn.
Hướng dẫn sử dụng thuốc nhỏ mắt Trifluridine
Hướng dẫn sử dụng thuốc nhỏ mắt Trifluridine

5. Liều lượng

Liều dùng cho người lớn

+ Liều thông thường điều trị viêm giác mạc:

  • Liều thông thường: Dùng 1 giọt dung dịch vào giác mạc mỗi 2 giờ. Liều tối đa: Dùng 9 giọt/ ngày
  • Liều dùng khi tái phát lại: Dùng 1 giọt dung dịch vào giác mạc cho 4 giờ trong 1 tuần. Liều tối thiểu: Dùng 5 giọt/ ngày
  • Thời gian sử dụng: Tối đa 21 ngày

+ Liều thông thường điều trị nhiễm trùng mắt:

  • Dùng 1 giọt dung dịch vào giác mạc cho mỗi 2 giờ. Mỗi ngày sử dụng 9 lần
  • Thời gian sử dụng: Tối đa 14 ngày hoặc cho đến khi các vết thương lành lại

Liều dùng cho trẻ em (trên 6 tuổi)

  • Liều thông thường: Dùng 1 giọt dung dịch vào giác mạc mỗi 2 giờ. Liều tối đa: Dùng 9 giọt/ ngày
  • Liều dùng khi tái phát lại: Dùng 1 giọt dung dịch vào giác mạc cho mỗi 4 giờ trong 1 tuần. Liều tối thiểu: Dùng 5 giọt/ ngày
  • Thời gian sử dụng: Tối đa 21 ngày

Liều cho trẻ em dưới 6 tuổi và người cao tuổi chưa được nghiên cứu và xác định về mức độ hiệu quả và an toàn khi dùng. Những đối tượng này có nhu cầu sử dụng thuốc Trifluridine để điều trị một số bệnh lý về mắt, vui lòng hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ chuyên môn trước khi dùng, tránh các biến chứng không mong muốn.

6. Bảo quản thuốc

Thuốc Trifluridine được cất trữ trong ngăn mát của tủ lạnh (nhiệt độ từ 2 – 8 độ C), đậy kín nắp sau mỗi lần sử dụng. Không cất trữ thuốc trong nhà tắm. Không để thuốc tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, ngọn lửa, cách xa tầm tay của trẻ con và thú nuôi.

Người bệnh không được sử dụng thuốc đã quá hạn sử dụng (được in trên bao bì) hoặc chất lỏng chuyển sang màu khác. Đối với những thuốc đã quá hạn sử dụng, bạn đọc nên tham khảo cách xử lý thuốc quá hạn từ bác sĩ hoặc nhân viên y tế, không tự ý vứt bỏ thuốc vào bồn cầu hoặc cống rãnh khi chưa có sự cho phép.

II. Một số lưu ý khi sử dụng thuốc Trifluridine

1. Thận trọng khi dùng

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc nhỏ mắt Trifluridine:

  • Thuốc chưa được nghiên cứu và xác định cho phụ nữ mang thai và cho con bú. Vì thế, cần thận trọng khi sử dụng thuốc cho đối tượng trên.
  • Không sử dụng thuốc Trifluridine để điều trị quá 21 ngày. Đối tượng nào có nhu cầu sử dụng thêm, vui lòng liên hệ với bác sĩ hoặc dược sĩ chuyên môn trước khi quyết định sử dụng thêm liều.
  • Không được chạm trực tiếp vào đầu ống thuốc hoặc đặt trực tiếp lên mắt. Khi đó đầu ống nhỏ giọt có thể bị nhiễm trùng, khi đưa thuốc vào mắt chỉ làm mắt của bạn thêm nghiêm trọng hơn.
  • Không sử dụng thuốc khi phần dung dịch đã thay đổi màu hoặc nhiễm khuẩn.
  • Thận trọng khi điều khiển phương tiện giao thông hoặc làm bất kỳ việc gì đòi hỏi người bệnh phải cảnh giác hoặc tập trung ánh nhìn. Bởi vì, thuốc Trifluridine có thể gây mờ mắt và giảm suy nghĩ, phản ứng bị chậm.

2. Tác dụng phụ

Khi dùng thuốc, người bệnh có thể sẽ gặp phải một số triệu chứng của tác dụng phụ, nhưng không phải đa số người bệnh nào cũng gặp phải. Đối với các triệu chứng nhẹ, có thể sẽ tiêu biến sau một vài ngày, tuy nhiên, bạn không được quá chủ quan với sức khỏe của mình, đặc biệt là đôi mắt.

Dưới đây là những triệu chứng của tác dụng phụ mà người bệnh có thể mắc phải như:

  • Đau mắt nhẹ, mắt ửng đỏ gây rát và ngứa
  • Nóng mắt
  • Căng cứng mắt
  • Chảy nước mắt, nhức mắt
  • Sưng nghiêm trọng mắt
  • Mí mắt sưng húp
  • Nhạy cảm với ánh sáng
  • Tầm nhìn hẹp, gặp các vấn đề khác liên quan đến thi giác
  • Mờ mắt, hoa mắt, chóng mặt, đôi khi mất thăng bằng cơ thể
  • Kích ứng da: ngứa, phát ban đỏ, nổi mề đay

Ngoài ra, người bệnh có thể sẽ xuất hiện một số tác dụng phụ khác không được chúng tôi liệt kê đầy đủ tại đây hoặc chưa được phát hiện. Khi gặp phải các triệu chứng bất thường không rõ nguyên nhân khác, người bệnh nên liên hệ ngay với bác sĩ hoặc dược sĩ chuyên môn để được hỗ trợ.

Báo cáo ngay với bác sĩ khi gặp phải bất kỳ triệu chứng bất thường nào ở mắt khi sử dụng thuốc Trifluridine
Báo cáo ngay với bác sĩ khi gặp phải bất kỳ triệu chứng bất thường nào ở mắt khi sử dụng thuốc Trifluridine

3. Tương tác thuốc

Trong quá trình sử dụng thuốc Trifluridine, bệnh nhân thận trọng khi sử dụng đồng thời với các loại thuốc khác. Một số loại thuốc sẽ được bác sĩ chỉ định để điều trị kết hợp, mặt khác sẽ có nhiều hoạt chất được khuyên không được sử dụng kết hợp. Không chỉ gây phản tác dụng thuốc Trifluridine và còn làm gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Hãy kê khai cho bác sĩ của bạn được biết các loại thuốc bạn đang dùng kể cả thuốc kê đơn, thuốc không kê đơn, các loại thảo dược, các nhóm vitamin khác.

Cần thận trọng hơn khi kết hợp sử dụng thuốc Trifluridine với các loại thuốc sau:

  • Aspartame
  • Aminohippuric Aicd
  • Baclofen
  • Cefdinir
  • Conjugated estrogens
  • Doxycyline
  • Lansoprazole
  • Liothronine
  • Pravastatin
  • Valproic Acid

Người bệnh nên tìm mua thuốc Trifluridine tại các cơ sở y tế uy tín để đảm bảo thuốc đạt được chất lượng. Mặt khác, trong quá trình sử dụng thuốc để điều trị một số bệnh lý về mắt, khi gặp phải bất kỳ triệu chứng bất thường nào về mắt, người bệnh cần ngưng sử dụng thuốc và tìm gặp bác sĩ để được giúp đỡ.

Bài viết đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin cần thiết về thuốc Trifluridine: công dụng, cách dùng, liều dùng, lưu ý,… Tuy nhiên, thông tin bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế chỉ định và lời khuyên của bác sĩ. Do đó, người bệnh không được tự ý sử dụng khi chưa được tiến hành thăm khám để biết chính xác mức độ bệnh lý.

Có thể bạn quan tâm

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *