Thuốc Ayite là thuốc gì?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Thuốc Ayite thuộc nhóm thuốc đường tiêu hóa. Thuốc được chỉ định để điều trị dài hạn bệnh Behcet, nhiệt miệng tái phát hoặc viêm loét bộ phận sinh dục.

thuốc ayite
Thuốc ayite được sử dụng để chữa lành các vết loét dạ dày tá tràng

  • Tên biệt dược: Rebamipid
  • Nhóm thuốc: Thuốc đường tiêu hóa
  • Dạng bào chế: Viên nén bao phim

Thông tin cần biết về thuốc Ayite

Thuốc Ayite được Công ty cổ phần Dược phẩm Đạt Vi Phú (DaViPharm) sản xuất và phân phối. Hiện tại, Ayite có giá rơi vào khoảng 240.000 đồng cho một hộp, 6 vỉ x 10 viên. Tuy nhiên, giá bán có thể chênh lệch tại một số địa điểm và nhà phân phối khác nhau.

1. Thành phần

Thành phần chính của Ayite là Rebamipid hàm lượng 100 mg. Rebamipid là một dẫn xuất axit amin được sử dụng để bảo vệ niêm mạc, chữa lành các vết loét dạ dày tá tràng và điều trị bệnh viêm dạ dày.

Rebamipid hoạt động bằng cách quét sạch các gốc tự do, kích hoạt các gen mã hóa cyclooxygenase để tăng cường bảo vệ niêm mạc dà dày.

Rebamipid được chấp nhận ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ và Nga. Tuy nhiên, hoạt chất này vẫn chưa được Cục quản lý Dược phẩm và Thực Phẩm Hoa Kỳ cấp phép lưu hành tại quốc gia này.

2. Chỉ định

Ayite được chỉ định để điều trị một số bệnh lý như:

  • Viêm loét dạ dày tá tràng
  • Nhiệt miệng
  • Tổn thương da
  • Viêm loét màng bồ đào
  • Loét bộ phận sinh dục
  • Phục hồi tổn thương niêm mạc dạ dày do trào ngược dạ dày thực quản, xuất huyết dạ dày,..
  • Điều trị bệnh Behçet (hay còn gọi là hội chứng Adamantiades) là một bệnh tự miễn hiếm gặp gây ức chế hệ thống mạch máu.
  • Làm giảm triệu chứng của bệnh khô mắt, lão thị và mất thính lực.

Một số công dụng và chỉ định khác của thuốc có thể không được đề cập trong bài viết này. Do đó, nếu người bệnh có nhu cầu sử dụng thuốc với mục đích khác xin vui lòng liên hệ nhà sản xuất hoặc bác sĩ chuyên môn.

3. Chống chỉ định

Không dùng Ayite cho bệnh nhân mẫn cảm với Rebamipid hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc.

Phụ nữ đang mang thai, cho con bú cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.

Người bệnh gan, rối loạn chức năng gan, xơ gan mất bù, suy thận không nên dùng thuốc này.

4. Cách sử dụng

Đọc kỹ hướng dẫn của nhà sản xuất trước khi sử dụng thuốc Ayite. Trong trường hợp hướng dẫn không rõ ràng, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ kê đơn để có cách sử dụng thuốc hợp lý.

Liều dùng và liệu trình sử dụng thuốc cần dựa vào tình trạng sức khỏe và bệnh lý của người dùng. Thông tin chúng tôi cung cấp chỉ mang tính chất tham khảo, không thể thay thế chỉ định của bác sĩ chuyên môn.

ayite 100g
Sử dụng Ayite 100 mg theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc chỉ định của bác sĩ

Uống thuốc Ayite với một ly nước đầy. Chỉ sử dụng nước lọc hoặc nước đun sôi để nguội. Không được dùng thuốc với nước có gas, rượu, bia hoặc chất kích thích. Khi uống uống không được nhai, cắn hoặc bẻ thuốc. Điều này sẽ phá vỡ kết cấu thuốc và làm giảm công dụng của thuốc.

Tiếp tục sử dụng thuốc ngay cả khi bạn các triệu chứng bệnh đã biến mất. Ngưng sử dụng thuốc đột ngột có thể làm bệnh tái phát.

Sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ hoặc liều dùng của nhà sản xuất. Không tự ý thêm liều hoặc ngưng thuốc khi chưa nhận được sử đồng ý của bác sĩ.

5. Liều dùng

Dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị. Liều dùng chúng tôi cung cấp chỉ phù hợp với các trường hợp phổ biến nhất và không thể thay thế chỉ định của bác sĩ chuyên môn.

Liều dùng thông thường cho người lớn: 100 mg / lần, 3 lần / ngày. Thông thường bạn có thể dùng thuốc vào buổi sáng, chiều và trước khi đi ngủ.

Vẫn chưa có nghiên cứu chính xác nào về độ an toàn của thuốc Ayite cho trẻ em. Do đó, hãy thương lượng với bác sĩ về rủi ro và lợi ích mà thuốc mang lại trước khi sử dụng thuốc cho đối tượng này.

6. Cách bảo quản

Bảo quản thuốc theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Nhiệt độ thích hợp là 20 đến 25 độ C, tránh ánh sáng trực tiếp.

Không lưu trữ thuốc ở nơi có độ ẩm cao, nhất là phòng tắm.

Giữ thuốc tránh xa tầm tay của trẻ em và thú nuôi trong nhà.

Khi thuốc hết hạn hoặc nếu bạn không có nhu cầu sử dụng thuốc thì hãy bỏ thuốc theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Không bỏ thuốc vào nhà vệ sinh, bồn tắm, bồn rửa mặt hoặc cống thoát nước.

Không đưa thuốc cho người khác ngay cả khi bạn nhận thấy họ có triệu chứng giống bạn.

Tham khảo thêm: Thuốc Tradin Extra là gì?

Những điều cần lưu ý khi sử dụng Ayite

Thuốc Ayite có thể không phù hợp với tất cả mọi đối tượng. Do đó, người bệnh nên tham khảo một số lưu ý để sử dụng thuốc an toàn.

1. Thận trọng

Phụ nữ có thai hoặc đang có dự định mang thai chỉ sử dụng thuốc Ayite khi thật sự cần thiết. Thương lượng với bác sĩ về rủi ro và lợi ích điều trị trước khi sử dụng thuốc.

Thận trọng khi sử dụng Ayite
Thận trọng khi sử dụng Ayite cho người cao tuổi và trẻ em

Chưa có thông báo chính thức nào về việc Ayite có đi qua sữa mẹ hay không. Tuy nhiên, bạn chỉ nên dùng thuốc khi có sự chỉ định của bác sĩ.

Người cao tuổi có thể mẩn cảm với các thành phần của thuốc. Do đó, cần cân nhắc và theo dõi chặt chẽ khi kê thuốc Ayite cho đối tượng này.

Không dùng thuốc cho trẻ em trừ khi bạn nhận được sự chỉ định của bác sĩ.

2. Tác dụng phụ

Ở một số đối tượng, thuốc Ayite có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn. Tác dụng phụ bao gồm:

  • Phát ban
  • Ngứa
  • Nổi mề đay
  • Run tay và chân
  • Chóng mặt
  • Quáng gà
  • Táo bón
  • Buồn nôn và nôn
  • Sưng tuyến vú
  • Rối loạn vị giác
  • Khó tiêu
  • Sốt cao
  • Đỏ mặt
  • Tim đập nhanh
  • Thở dốc

Tác dụng phụ hiếm gặp:

  • Suy giảm bạch cầu, tiểu cầu
  • Rối loạn chức năng gan
  • Vàng da
  • Sốc phản vệ bao gồm mất ý thức, hôn mê, ngất xỉu,…

Thông báo cho bác sĩ nếu bạn gặp tác dụng phụ khi dùng thuốc Ayite. Tuy nhiên, đây không phải là danh sách đầy đủ tác dụng phụ của Ayite, do đó hãy liên hệ với bác sĩ khi cơ thể bạn phản ứng với thuốc.

3. Tương tác

Tương tác thuốc có thể làm thay đổi hoạt động và công dụng của các loại thuốc và làm tăng nguy cơ tác dụng phụ. Do đó, hãy thông báo cho bác sĩ danh sách các loại thuốc mà bạn đang sử dụng bao gồm thuốc kê đơn, không kê đơn, vitamin, thực phẩm chức năng, viên uống bổ sung.

Dùng Ayite cùng với Taurin hoặc L-Glutamin có thể làm tăng hấp thu của Rebamipid ở ruột lên 4 – 9 lần. Vì vậy, người bệnh có thể sử dụng thuốc cách nhau 2 giờ để không làm ảnh hưởng đến việc hấp thu thuốc.

Một số loại thức ăn, rượu, thuốc lá, chất kích thích có thể khiến thuốc mất tác dụng. Do đó, cần kiêng rượu và thuốc lá khi dùng thuốc.

Đây không phải là danh sách đầy đủ các loại thuốc và hoạt chất có khả năng tương tác với thuốc Ayite. Nếu người bệnh cần biết thêm thông tin hãy liên hệ với bác sĩ hoặc nhà sản xuất.

4. Cách xử lý khi quên liều hoặc quá liều

Quên liều:

  • Quên một liều sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Tuy nhiên, nó có thể làm thuốc bị mất tác dụng điều trị.
  • Nếu quên một liều, hãy uống nó ngay khi nhớ ra. Trong trường hợp gần đến giờ sử dụng liều tiếp theo thì bạn nên cho qua liều đã quên và sử dụng thuốc theo liệu trình.
  • Không đùng gấp đôi liều đề bù vào phần đã quên.

Quá liều:

    • Trong trường hợp ai đó vô tình sử dụng thuốc quá liều và có các biểu hiện như co giật hoặc mất ý thức, hãy gọi cho cấp cứu.
    • Mang theo toa thuốc hoặc hộp thuốc mà người bệnh đã sử dụng khi đến bệnh viện.

Có thể bạn quan tâm

Mẹ bầu mắc bệnh trĩ có sinh thường được không?

Một thắc mắc được nhiều người đưa ra là liệu mẹ bầu mắc bệnh trĩ có sinh thường được không?...

Bệnh lý viêm đại tràng giả mạc

Viêm đại tràng giả mạc là một tình trạng nghiêm trọng cần được điều trị ngay lập tức, bởi nó...

Trẻ ăn dặm bị táo bón: Cách khắc phục, phòng ngừa

Khoảng thời gian ăn dặm được xác định là một giai đoạn dễ mắc bệnh táo bón của trẻ sơ...

Anh Thành chia sẻ về những triệu chứng mình gặp phải khi bị bệnh trĩ

VTC2 phỏng vấn bệnh nhân được điều trị khỏi bệnh trĩ tại Thuốc dân tộc

Chương trình Kinh tế số - Góc nhìn người tiêu dùng trên đài truyền hình VTC2 mới đây đã phát...

Uống thuốc đau dạ dày khi mang thai có hại cho thai nhi không?

Nhiều mẹ bầu đã phải lo lắng rằng lỡ uống thuốc đau dạ dày khi mang thai có hại cho...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *