Thuốc Aphaxan là thuốc gì?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI BÁC SĨ DOÃN HỒNG PHƯƠNG – Khoa Vật Lý Trị LiệuGiám đốc Chuyên môn Trung tâm Đông Phương Y Pháp – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Thuốc Aphaxan là thuốc giảm đau, hạ sốt. Thuốc được sử dụng để điều trị các cơn đau như đau do bong gân, chấn thương, thấp khớp,… đau bụng kinh, đau răng, cảm sốt,… Khi dùng thuốc, bạn cần lưu ý đến tương tác thuốc, liều dùng và những thận trọng khi dùng.

Thuốc Aphaxan được sử dụng để điều trị các cơn đau như đau do bong gân, chấn thương, thấp khớp,...
Thuốc Aphaxan được sử dụng để điều trị các cơn đau như đau do bong gân, chấn thương, thấp khớp,…
  • Tên biệt dược: Aphaxan®;
  • Phân nhóm thuốc: Thuốc xương khớp;
  • Dạng bào chế: viên nén.

Những thông tin cần biết về thuốc Aphaxan

1. Thành phần

Mỗi viên nén Aphaxan đều có chứa các thành phần sau:

  • Ibuprofen (200mg) là một loại thuốc được dẫn xuất từ axit propionic. Loại thuốc này hấp thụ tốt nhất qua đường tiêu hóa, có tác dụng hạ sốt, giảm đau và chống viêm.
  • Acetaminophen (325mg) hay còn có tên biệt dược khác phổ biến hơn là Paracetamol. Đây là một loại thuốc có tác dụng giảm đau, hạ sốt. Thuốc dễ dàng hấp thụ qua đường tiêu hóa và không có tác dụng khi bôi lên da.
  • Tá dược (vừa đủ 1 viên) gồm: magnesi stearat, tinh bột, povidon, lactose, phẩm màu thực phẩm Sunset Yellow.

2. Chỉ định

Thuốc Aphaxan có tác dụng giảm đau, kháng viêm. Thuốc được chỉ định để điều trị các triệu chứng hoặc bệnh lý sau:

  • Đau do chấn thương;
  • Thấp khớp;
  • Đau lưng;
  • Vẹo cổ;
  • Bệnh Gout;
  • Đau do bong gân;
  • Căng cơ quá mức;
  • Đau do gãy xương;
  • Đau sau phẫu thuật;
  • Đau răng;
  • Đau bụng kinh;
  • Nhức đầu;
  • Điều trị cảm, sốt.

3. Chống chỉ định

Thuốc Aphaxan không thích hợp để điều trị ở các trường hợp sau:

  • Bệnh nhân quá mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc;
  • Bệnh nhân viêm loét dạ dày – tá tràng;
  • Bệnh nhân bị suy gan, suy thận nặng;
  • Bệnh nhân đang được điều trị bằng thuốc chống đông coumarin;
  • Phụ nữ đang mang thai;
  • Người mắc chứng thiếu hụt glucose – 6 – phosphat dehydrogenase.

4. Cách dùng

Bệnh nhân uống trực tiếp thuốc Aphaxan với nước lọc. Không nên uống thuốc với một số loại nước như nước có gas, nước chứa cồn hoặc cafein,… Các loại nước này có thể sẽ ảnh hưởng đến tác dụng và khả năng hoạt động của thuốc.

Thuốc Aphaxan có tác dụng giảm triệu chứng đau do bong gân, đau răng, đau bụng kinh,...
Thuốc Aphaxan có tác dụng giảm triệu chứng đau do bong gân, đau răng, đau bụng kinh,…

5. Liều dùng

Bệnh nhân dùng thuốc sau bữa ăn, không nên uống thuốc khi bụng đang đói. Liều dùng của thuốc như sau:

Đối với trường hợp cấp tính

  • Số lượng: 1 – 2 viên/lần;
  • Số lần: 3 lần/ngày.

Đối với trường hợp mãn tính

  • Số lượng: 1 viên/lần uống;
  • Số lần: 3 lần/ngày.

6. Bảo quản thuốc

Người dùng nên bảo quản thuốc theo hướng dẫn sau đây:

  • Bảo quản thuốc ở nơi khô thoáng, tránh ánh sáng trực tiếp từ mặt trời, nhiệt độ không quá 30 độ C;
  • Không để thuốc tiếp xúc với môi trường không khí bên ngoài quá lâu. Bởi vì điều này dễ làm thuốc bị nhiễm khuẩn, ẩm mốc, mất tác dụng;
  • Để thuốc ở xa tầm tay trẻ em;
  • Chú ý, không tiếp tục lưu trữ và dùng thuốc khi thuốc đã hết hạn sử dụng, hư hỏng hoặc ẩm mốc. Lúc này, thuốc có thể đã hết tác dụng, thậm chí bị nhiễm khuẩn và gây hại cho sức khỏe người dùng.

Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Aphaxan

1. Thận trọng

Thuốc Aphaxan có thể gây ảnh hưởng sức khỏe của một số trường hợp như:

  • Bệnh nhân bệnh thận;
  • Bệnh nhân bị thiếu máu;
  • Người bệnh hen phế quản;
  • Người cao tuổi.

Do đó, nếu có ý định sử dụng, người bệnh nên cân nhắc kỹ lưỡng. Tốt nhất, bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên viên y tế trước khi dùng.

2. Tác dụng phụ

Thuốc Aphaxan có thể gây ra những tác dụng ngoài ý muốn như:

  • Loét dạ dày;
  • Viêm gan;
  • Choáng váng;
  • Cảm giác bồn chồn, lo âu;
  • Suy thận;
  • Suy tim sung huyết;
  • Viêm bàng quang;
  • Đa niệu;
  • Viêm da dị ứng;
  • Thiếu máu;
  • Phát ban;
  • Hội chứng Stevens – Johnson.

Lưu ý, trên đây chưa phải toàn bộ các tác dụng phụ của thuốc. Bởi vì tác dụng phụ của thuốc còn phụ thuộc vào cơ địa, thể trạng của mỗi người, chúng có thể xuất hiện hoặc không. Do đó, nếu thấy cơ thể có triệu chứng khác lạ, bạn nên đến bác sĩ khám.

3. Tương tác thuốc

Khi sử dụng thuốc, bạn nên chú ý đến vấn đề tương tác thuốc. Tương tác thuốc xảy ra khi bạn kết hợp dùng từ 2 loại thuốc trở lên. Chúng có thể ảnh hưởng lẫn nhau, làm mất tác dụng của nhau hoặc phản ứng chuyển hóa thành một loại chất khác gây hại cho cơ thể.

Thuốc Aphaxan tương kỵ với một số loại thuốc sau đây:

  • Thức uống có chứa cồn;
  • Thuốc chống đông coumarin;
  • Các loại thuốc là dẫn chất của indandione;
  • Thuốc trị tăng huyết áp;
  • Thuốc lợi tiểu;
  • Digoxin;
  • Insulin;
  • Colchicine;
  • Thuốc điều trị đái tháo đường;
  • Lithium;
  • Methotrexate;
  • Probenecid.

Bạn không nên uống thuốc Aphaxan với các loại thuốc trên trong cùng một lần uống. Thông thường, các chuyên gia y tế luôn khuyên nên có khoảng cách giữa hai lần dùng thuốc. Bạn hãy hỏi thêm bác sĩ cá nhân về cách xử lý nếu bạn đang phải dùng thuốc Aphaxan với các loại thuốc được liệt kê bên trên.

Thuốc Aphaxan có tương tác với một số loại thuốc khác, bạn nên thận trọng khi dùng kết hợp.
Thuốc Aphaxan có tương tác với một số loại thuốc khác, bạn nên thận trọng khi dùng kết hợp.

4. Nên ngưng dùng thuốc khi nào?

Bạn nên ngưng dùng thuốc khi:

  • Khi đã điều trị dứt điểm các chứng đau cơ, đau đầu, sốt và các cơn đau khác;
  • Nếu được bác sĩ yêu cầu ngưng sử dụng thuốc, bạn hãy ngưng dùng và tuân thủ các chỉ dẫn sau đó của bác sĩ (nếu có);
  • Nếu không có dấu hiệu thuyên giảm sau một thời gian dùng thuốc, bạn nên đến gặp bác sẽ để tái khám.

5. Mua thuốc Aphaxan ở đâu?

Thuốc Aphaxan do Công ty Cổ phần ARMEPHACO sản xuất và phân phối ở thị trường Việt Nam. Bạn có thể tìm mua thuốc ở các đại lý hoặc các nhà thuốc uy tín trên toàn quốc.

Giá thuốc Aphaxan sẽ có sự chênh lệch nhất định, tùy thuộc vào từng đại lý bán thuốc và thời giá.

Nếu có thêm bất kỳ thắc mắc nào về thuốc Aphaxan cần được giải đáp hoặc có nhu cầu mua thuốc, bạn đọc vui lòng liên lạc trực tiếp với đơn vị sản xuất thuốc qua:

Tin bài nên đọc

Hiệu quả điều trị bệnh xương khớp của bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang được chuyên gia đánh giá cao và người bệnh phản hồi tích cực. [Xem ngay phản hồi của người bệnh về bài thuốc]

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.