Ambroxol- Thuốc long đờm và tiêu chất nhầy

Ambroxol là thuốc kê đơn giúp làm long đờm, tiêu chất nhầy. Thuốc thường được sử dụng để điều trị các bệnh hô hấp khác nhau như bệnh viêm phế quản, tràn khí kèm theo bệnh bụi phổi, viêm phổi mãn tính, viêm phế quản kèm theo cơn hen suyễn, giãn phế quản, viêm khí – phế quản,…

Ambroxol là thuốc gì
Ambroxol có chứa hoạt chất ambroxol HCL 30mg giúp làm tiêu chất nhầy.

  • Tên hoạt chất: Ambroxol
  • Thương hiệu thuốc: Mucoxol, Mucoangin, Flavamed, Lasolvan, Ambroco, Adiovir, Mucosolvan, Ambroxol.
  • Dạng bào chế và hàm lượng: Viên nén, mỗi viên chứa 30 mg Ambroxol. Siro, mỗi 5 ml chứa 15 mg Ambroxol. Còn đối với dạng thuốc tiêm 15 mg/2 ml. Và thuốc hít là 15 mg/ 2 ml.

I. Ambroxol có tác dụng gì?

Ambroxol là một chất chuyển hóa của Bromhexin. Thuốc có tác dụng và công dụng tương tự như Bromhexin. Nhờ công dụng làm tiêu đờm, Ambroxol được sử dụng để điều trị, làm giảm số đợt cấp tính trong bệnh viêm phế quản. Ngoài ra, thuốc còn có tác dụng đối với bệnh nhân bị tắc nghẽn phổi ở mức độ từ nhẹ đến trung bình. Tuy nhiên, chúng không mang lại kết quả điều trị hiệu quả ở những trường hợp bị tắc nghẽn phổi nặng.

Mặt khác, Ambroxol hấp thụ khá nhanh, vì vậy thuốc được chỉ định điều trị các bệnh lý như:

  • Bệnh cấp tính và mãn tính ở đường hô hấp kèm theo tình trạng tăng tiết dịch ở phế quản.
  • Viêm phế quản có kèm theo cơn hen.
  • Hen phế quản.
  • Các bệnh nhân sau cấp cứu và mổ để phòng các biến chứng ở phổi.

Ngoài ra, thuốc còn được dùng để điều trị các bệnh khác, bao gồm:

  • Bệnh Parkinson.
  • Bệnh xương khớp.
  • Rối loạn chức năng của bệnh tự kỷ.

Bên cạnh chỉ định dùng, Ambroxol chống chỉ định với một số đối tượng sau:

  • Trẻ em dưới 2 tuổi.
  • Người quá mẫn cảm với thành phần của thuốc.
  • Người bệnh bị loét dạ dày tá tràng.
  • Người bị loét đường tiêu hóa hoặc trong trường hợp ho ra máu nên thận trọng khi sử dụng Ambroxol. Bởi thuốc có thể làm tan các cục máu đông fibrin và gây xuất huyết trở lại.

Tham khảo thêm: Các triệu chứng viêm phế quản kéo dài trong bao lâu?

II. Ambroxol được sử dụng như thế nào?

Người bệnh nên sử dụng thuốc kèm với thức ăn. Tốt nhất, nên đọc kỹ hướng dẫn trên bao bì trước khi sử dụng thuốc. Nếu không có bất kỳ thông tin nào về cách sử dụng thuốc, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ. Sau thời gian sử dụng thuốc điều trị, nếu bệnh vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm, bệnh nhân nên đến ngay bệnh viện thăm khám.

III. Liều dùng Ambroxol dành cho người lớn và trẻ em

Liều dùng dành cho người lớn: 30 mg – 120 mg Ambroxol mỗi ngày, chia uống 2 – 3 lần trong ngày.

Ambroxol hydrochloride là gì
Ambroxol sử dụng cho trẻ thường được dùng dưới dạng si rô.

Liều dùng dành cho trẻ em:

  • Trẻ em từ 2 tuổi: Mỗi lần uống 1/2 thìa si ro, uống 2 lần mỗi ngày.
  • Trẻ từ 2 – 5 tuổi: 1/2 thìa si rô, uống 2 lần mỗi ngày.
  • Trẻ em trên 5 tuổi: Một muỗng cà phê Ambroxol và mỗi ngày uống 2 – 3 lần.

(*) Thuốc tiêu chất nhầy Ambroxol có gây ảnh hưởng đến thai nhi, trẻ em bú sữa mẹ không?

Cho đến nay vẫn chưa có tài liệu hay nghiên cứu nào chứng minh Ambroxol có gây ảnh hưởng đến thai nhi và trẻ em bú sữa mẹ. Tuy nhiên, mẹ bầu cũng nên thận trọng khi sử dụng thuốc này trong 3 tháng đầu của giai đoạn thai kỳ. Cách duy nhất để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi là bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ.

IV. Trước khi dùng Ambroxol bạn nên biết những điều gì?

Trước khi sử dụng thuốc Ambroxol để điều trị bệnh, bạn nên thông báo cho bác sĩ biết nếu cơ thể có triệu chứng dị ứng với thuốc hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc. Bên cạnh đó, nên cho bác sĩ biết những loại thuốc bạn đang dùng bao gồm thuốc kê đơn hoặc thuốc không kê đơn, thuốc thảo dược, vitamin hay thực phẩm chức năng.

Mặt khác, hãy thông báo cho bác sĩ biết nếu bạn đang mang thai hay có dự định có thai hoặc đang cho con bú. Ngoài ra, nếu bạn có thai trong thời gian dùng thuốc Ambroxol, bạn nên báo ngay cho bác sĩ.

V. Tác dụng phụ thường gặp của Ambroxol

Trong thời gian sử dụng thuốc, người bệnh có thể gặp phải tình trạng cơ thể không dung nạp Ambroxol gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Điển hình là triệu chứng đau dạ dày, buồn nôn và tiêu chảy. Trong trường hợp này, chỉ cần giảm liều thuốc, hệ tiêu hóa sẽ ổn định lại sau đó.

VI. Tương tác của thuốc Ambroxol

Thuốc Ambroxol tương tác với một số nhóm thuốc kháng sinh như cefuroxim, amoxycilin, doxycyclin và erythromycin làm tăng nồng độ kháng sinh trong nhu mô phổi, đồng thời, làm giảm tác dụng của Ambroxol. Do đó, người bệnh nên thận trọng khi kết hợp chung thuốc này với thuốc kháng sinh.

Có thể bạn quan tâm

Các bài thuốc chữa bệnh đường hô hấp bằng củ cải trắng

Công dụng của củ cải trắng trong điều trị bệnh đường hô hấp

Trị viêm phế quản bằng củ cải trắng là phương pháp an toàn, ít gây tác dụng phụ. Ngoài ra,...

Hướng dẫn tự tập yoga chữa viêm phế quản tại nhà

Hướng dẫn tự tập yoga chữa viêm phế quản tại nhà

Sự sống của chúng ta đều phụ thuộc vào hệ hô hấp vì vậy khi có bất kỳ sự rối...

Trong dân gian có nhiều bài thuốc từ rau diếp cá làm khỏi bệnh viêm phế quản.

Bài thuốc chữa viêm phế quản bằng rau diếp cá theo ông bà xưa

Rau diếp cá có tính năng sát khuẩn, diệt ký sinh trùng,... nên có thể dùng để điều trị bệnh...

Tìm hiểu cách chữa ho có đờm bằng rễ cây dâu

Bài thuốc chữa ho có đờm bằng rễ cây dâu cực đơn giản

Bên cạnh việc uống thuốc tây, chữa ho có đờm bằng rễ cây dâu tằm cũng có thể khắc phục...

Chăm sóc trẻ bị viêm tiểu phế quản như thế nào cho đúng cách?

Chăm sóc trẻ bị viêm tiểu phế quản – Ba mẹ cần biết

Chăm sóc trẻ bị viêm tiểu phế quản đúng cách sẽ giúp bệnh mau được chữa lành, đồng thời tránh...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *