Allopsel có công dụng gì?
Allopsel là dược phẩm do công ty Roussel Việt Nam nghiên cứu và sản xuất. Thuốc được dùng để trị tăng axit uric máu, bệnh gout, sỏi thận, vảy nến…
- Tên thuốc: Allopsel
- Tên hoạt chất: Allopurinol
- Phân nhóm: Thuốc trị tăng axit uric máu & bệnh gout
I. Những thông tin cần biết về thuốc Allopsel
Đọc kĩ một số thông tin về thành phần, công dụng, chống chỉ định, dạng và hàm lượng, hướng dẫn sử dụng sau để dùng thuốc đúng cách và đúng mục đích.
1. Thành phần
Trong mỗi viên Allopsel có chứa thành phần chính là Allopurinol 300mg.
2. Dược học và cơ chế tác động
Dược lực học: Allopsel là chất ức chế allopurinol, xanthin-oxydase, và chất chuyển hóa oxypurinol làm giảm nồng độ acit uric trong nước tiểu và huyết tương.
Dược động học: Sau khi dùng, Allopsel được hấp thu nhanh chóng qua đường tiêu hóa. Sinh khả dụng (tốc độ và mức hấp thu tối đa dược chất trong thuốc vào cơ thể để dược chất đó xuất hiện tại nơi có tác dụng trong cơ thể) đạt khoảng 67 – 90%. Nồng độ tối đa trong huyết tương của allopurinol đạt được sau 1,5 giờ và của oxypurinol là 3-5 giờ. Khoảng 20% allopurinol được thải trừ qua phân (thời gian bán hủy từ 1 – 2 giờ) và 10% thải trừ qua nước tiểu (thời gian bán hủy kéo dài do thành phần được tái hấp thu tại ống thận).
2. Chỉ định
Allopurinol được chỉ định điều trị cho những đối tượng sau đây:
- Bệnh Gout mãn tính
- Chứng tăng axit uric huyết thứ phát hay do điều trị hóa trị liệu, điều trị tia X trong các bệnh nặng như bệnh ung thư, tăng bạch cầu.
- Sỏi thận
- Vảy nến
Allopsel có thể được dùng cho những mục đích điều trị khác đã được chuyên gia phê duyệt nhưng không được liệt kê trong bài viết. Hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên môn nếu muốn biết thêm các chỉ định điều trị khác của dược phẩm trên.
3. Chống chỉ định
Không dùng Allopsel cho những đối tượng sau:
- Người quá mẫn cảm với allopurinol hay bất kỳ thành phần nào của thuốc.
- Phụ nữ mang thai và đang cho con bú.
4. Dạng bào chế – hàm lượng – quy cách
- Dạng bào chế và hàm lượng: Allopsel dạng viên nén 300 mg.
- Quy cách: Một hộp gồm 2 vỉ x 10 viên.
5. Cách dùng – liều lượng
Đọc kĩ hướng dẫn cách dùng thuốc Allopsel được in trên nhãn dán hoặc tham khảo ý kiến chuyên gia về cách thức sử dụng và liều dùng.
Cách dùng:
Dùng thuốc theo chỉ định của chuyên gia, không dùng thuốc với liều lượng lớn hơn hay nhỏ hơn so với quy định. Uống thuốc ngay sau mỗi bữa ăn. Nên uống nhiều nước để thuốc được thải trừ dễ dàng. Dùng thuốc đúng liệu trình điều trị, không tự ý ngừng thuốc khi chưa được sự chấp thuận của bác sĩ.
Liều lượng:
- Bệnh gout: Liều khởi điểm tối thiểu 100 mg. Liều dùng trung bình 200 – 400 mg, dùng 2 – 4 lần / ngày. Trường hợp nặng có thể tăng liều lên 800 mg / ngày.
- Chứng tăng acid uric huyết: Liều khởi điểm tối thiểu 100 mg. Liều dùng trung bình 200 – 400 mg, dùng 2 – 4 lần / ngày. Trường hợp nặng có thể tăng liều lên 800 mg / ngày.
- Tăng acid uric ở bệnh nhân bị ung thư: 600-800 mg / ngày, dùng 3 – 4 lần, liên tục trong 2 – 3 ngày.
6. Bảo quản
Bảo quản thuốc ở nhiệt độ 30 độ C, ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ẩm, ngăn đá tủ lạnh hay nơi có ánh sáng trực tiếp. Đặt thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và động vật nuôi trong nhà.
Không dùng thuốc có dấu hiệu ẩm, mốc, biến chất hoặc thuốc đã hết hạn sử dụng. Tham khảo ý kiến chuyên gia để có cách xử lý phù hợp.
7. Giá bán
Hiện nay, dược phẩm Allopsel được bán tại nhiều nhà thuốc trên toàn quốc. Giá một hộp Allopsel gồm 2 vỉ x 10 viên là 30.000 nghìn đồng. Mức giá trên có thể giao động tại một số nhà thuốc và đại lý thuốc trên toàn quốc.
II. Những điều cần lưu ý khi sử dụng Allopsel
Tham khảo một số khuyến cáo (tác dụng phụ, tương tác thuốc, thận trọng đề phòng sau) để biết những vấn đề có thể gặp phải khi dùng thuốc Allopsel điều trị và có biện pháp khắc phục phù hợp.
1. Cảnh báo
Cảnh báo nhóm đối tượng đặc biệt:
Không dùng thuốc cho nhóm đối tượng phụ nữ mang thai và đang cho con bú.
Cảnh báo chung:
Trong quá trình dùng thuốc, nếu xuất hiện các triệu chứng như: ngứa, nổi mẫn trên da, tróc vảy da, đau khi tiểu, sưng môi và miệng, cần nhanh chóng thông báo cho chuyên gia.
Đối với bệnh nhân bị suy thận, cần điều chỉnh liều dùng cho phù hợp.
2. Tác dụng phụ
Tương tự như nhiều loai thuốc tây khác, bạn có thể gặp phải một số tác dụng phụ khi dùng Allopsel. Một số tác dụng không mong muốn khi dùng Allopsel điều trị là:
Tác dụng phụ ít gặp:
- Buồn nôn và nôn
- Nổi ban
Tác dụng phụ hiếm gặp:
- Viêm gan
- Rối loạn chức năng gan
Tác dụng phụ rất hiếm gặp:
- Chóng mặt
- Viêm miệng
- Đi ngoài phân đen
- Chậm nhịp tim
- Cao huyết áp
- Giảm thị lực, cườm mắt
- Nhức đầu
- Mệt mỏi, suy nhược cơ thể, giảm cân
- Tiểu đường
- Tăng lipid máu
- Da nổi vảy, xuất tiết, ngứa, ban đỏ.
Các triệu chứng dị ứng trên da mặt dù hiếm gặp nhưng khá nghiêm trọng. Vì thế, khi nhận thấy có những dấu hiệu bất thường, cần liên hệ với chuyên gia để có biện pháp khắc phục.
Trên đây chưa phải là danh mục đầy đủ nhất những tác dụng phụ có thể gặp phải khi dùng Allopsel điều trị. Nếu nhận thấy xuất hiện những triệu chứng bất thường nhưng không thuộc bản liệt kê trên, bạn cũng nên liên hệ với chuyên gia để được giải đáp thêm.
3. Tương tác thuốc
Tương tác thuốc có thể gây ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của các dược chất trong trong thuốc hoặc tăng nguy cơ mắc phải tác dụng phụ. Một số thuốc có thể gây tương tác với Allopsel gồm có:
- Ampicilin hay AmoxicilinL: tăng nguy cơ nổi mẫn trên da.
- Azathioprin và 6-mercaptopurin|: Hoạt tính trong thuốc trên tương đối dài, do đó cần giảm 3/4 liều dùng nếu đang dùng Allopsel.
- Probenecid và Salicylat: Thuốc có thể làm tăng thải trừ oxypurinol, từ đó làm giảm hiệu quả của Allopsel.
- Clorpropamid: Thuốc có thể cạnh tranh với Allopurinol ở ống thận, gây hạ đường huyết kéo dài.
- Vidarabin
- Theophylin
- Ciclosporin
- Didanosin
- Warfarin (thuốc chống đông máu).
Trước khi dùng Allopsel điều trị bệnh, bạn nên thông báo với chuyên gia những loại thuốc đang sử dụng, bao gồm thuốc không kê đơn, thuốc kê đơn, thuốc thảo dược, vitamin…. Trong trường hợp có tương tác thuốc xảy ra, chuyên gia sẽ hướng dẫn bạn cách điều chỉnh thời gian dùng thuốc hoặc thay đổi thuốc khác phù hợp.
4. Nên làm gì khi thiếu liều / quá liều?
Thiếu liều thường xuyên có thể làm ảnh hưởng đến độ công hiệu của thuốc trị bệnh. Trong trường hợp quên liều, nên uống ngay sau khi nhớ ra. Tuy vậy, nếu thời gian giãn cách giữa hai liều (liều bỏ lỡ và liều kế hoạt) tương đối gần nhau, hãy bỏ qua và dùng thuốc đúng như lịch trình.
Quá liều có thể gây những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Trong trường hợp quá liều gây xuất hiện biểu hiện: chóng mặt, buồn nôn, tiêu chảy, cần điều trị triệu chứng và bù nước để đẩy nhanh quá trình thải allopurinol. Một số trường hợp nghiêm trọng có thể cần đến lọc máu.
Trên đây là một số thông tin về thuốc Allopsel. Người bệnh nên tuân thủ nghiêm ngặt chỉ định của chuyên gia trước khi dùng. Nếu như phát hiện cơ thể xuất hiện bất kỳ triệu chứng bất thường, cần nhanh chóng liên hệ với bác sĩ/ dược sĩ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và tìm cách khắc phục.
Có thể bạn quan tâm
- 12 thực phẩm chức năng trị bệnh gout tốt nhất hiện nay
- Feburic là thuốc gì? Được chỉ định cho đối tượng nào?
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!