Thuốc kháng axit Aciloc

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Thuốc Aciloc là một loại thuốc kháng axit, vì vậy nó có tác dụng làm giảm lượng axit có trong trong dạ dày về mức cân bằng. Ngoài ra, thuốc còn kiểm soát được các bệnh như trào ngược dạ dày thực quản, viêm loét dạ dày,…

Thuốc Aciloc 150mg
Thuốc Aciloc 150mg
  • Tên biệt dược: Aciloc.
  • Tên hoạt chất: Ranitidine.
  • Nhóm thuốc: Thuốc kháng axit.
  • Dạng bào chế: Viên nén, dung dịch tiêm.

I/ Thông tin về thuốc Aciloc

1/ Công dụng của thuốc Aciloc

Ngoài công dụng giảm lượng axit trong dạ dày, thuốc Aciloc được sử dụng để điều trị trong các trường hợp sau đây:

Trung tâm Thuốc dân tộc là địa chỉ khám chữa bệnh nổi tiếng nhất hiện nay trong lĩnh vực YHCT. Trung tâm đã cứu giúp hàng ngàn người bệnh thoát khỏi nỗi ám ảnh, đau đớn do bệnh dạ dày. Trong đó bao gồm cả nghệ sĩ nổi tiếng như NSND Trần Nhượng, NS Chiến Thắng, NS Thu Hà…
  • Điều trị ngắn hạn các vết loét tá tràng, ngăn ngừa tái phát vết loét.
  • Sử dụng để điều trị các vết loét dạ dày lành tính.
  • Điều trị tình trạng axit sinh ra trong dạ dày gây kích ứng trong thực quản.
  • Điều trị tình trạng thực quản bị ăn mòn do trào ngược dạ dày kéo dài.
  • Làm giảm hội chứng Zollinger -Ellison khi lượng axit trong dạ dày cao bất thường.

2/ Các dạng điều chế và hàm lượng

Thuốc Aciloc được bào chế ở hai dạng là viên nén và dung dịch tiêm.

  • Viên nén: dùng để uống có hàm lượng là 150mg và 300mg.
  • Dung dịch tiêm dùng để tiêm trực tiếp vào cơ thể. Có dung tích là 2ml/ ống.
  • Thuốc Aciloc dạng dung dịch tiêm
    Thuốc Aciloc dạng dung dịch tiêm

3/ Cơ chế hoạt động của Aciloc

Dược lực:

Ranitidin có trong thuốc Aciloc hoạt động bằng cách ức chế hoạt động tiết dịch axits của Histamine tại các thụ thể H2 có trong các tế bào thành dạ dày. Từ đó sẽ làm giảm lượng axit quá cao trong dạ dày.

Dược động học:

Ranitidin được hấp thu sau khi uống, sau khoảng 2-3 giờ sẽ đạt được nồng độ tối đa trong huyết tương.

Quá trình chuyển hóa thuốc được diễn ra ở gan và tạo thành 3 chất chuyển hóa chính là N-oxyde, S-oxyde và demethyl-ranitidin.

Quá trình đào thải thuốc thông qua nước tiểu trong 24 giờ là 33%/100mg. Tuy nhiên, đối với bệnh nhân suy thận thì thời gian này có thể kéo dài hơn.

4/ Chống chỉ định khi dùng thuốc

Thuốc không được sử dụng trong các trường hợp sau:

  • Dị ứng với thuốc: Bất kỳ bệnh nhân nào ứng với các thành phần của thuốc đều không được sử dụng.
  • Phụ nữ đang mang thai và cho con bú không nên sử dụng thuốc vì sẽ ảnh hưởng đến thai nhi và em bé. Trong một số trường hợp muốn sử dụng phải cân nhắc và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
  • Bệnh nhân đang bị xuất huyết đường tiêu hóa không nên sử dụng thuốc.
  • Bệnh nhân mắc phải bệnh porphyia cấp tính tuyệt đối không nên dùng thuốc vì sẽ gặp tác dụng phụ nghiêm trọng.
  • Thuốc Aciloc nên được sử dụng hết sức thận trọng hoặc không được dùng ở người bị bệnh thận hoặc gan.
  • Không uống rượu trong thời gian đang uống thuốc vì rượu làm tăng lượng axit ở thực quản.

5/ Cách sử dụng thuốc Aciloc

Thuốc Aciloc viên dùng để uống theo liều lượng và thời gian mà bác sĩ đã kê đơn.

Aciloc dạng dung dịch tiêm sẽ được bác sĩ tiêm trực tiếp thông qua các mạch máu dưới da.

Để tránh cảm giác khó chịu nên uống thuốc trong hoặc ngay sau bữa ăn.

Không nên sử dụng các chất kích thích như rượu, bia,.. trong thời gian đang sử dụng thuốc.

6/ Liều lượng khi sử dụng thuốc Aciloc

Liều dùng thông thường khi sử dụng thuốc Aciloc là 150mg/ ngày (tương đương với 1 viên), mỗi ngày uống hai lần hoặc 300mg/ ngày, mỗi ngày dùng một lần.

Liều dùng ở trẻ em là 2-4 mg/ ngày, mỗi ngày cho trẻ uống 2 lần.

Ở người lớn mỗi ngày chỉ nên dùng 300mg/ ngày.

Thời gian điều trị và liều lượng ở từng bệnh cụ thể như sau:

Loét tá tràng hoạt động:

  • Điều trị trong vòng 4 tuần.
  • Người lớn: 150mg/ 2 lần/ ngày.
  • Trẻ em: 2-4mg/kg uống mỗi ngày 2 lần. Tối đa 300mg/ ngày.

Duy trì chữa lành vết loét tá tràng:

  • Người lớn: uống 150mg thuốc trước khi đi ngủ.
  • Trẻ em: 2-4mg/kg, mỗi ngày uống tối đa 150mg.

Trung hòa axit tăng bất thường:

  • Người lớn: 150mg/ 2 lần/ ngày. Ngoài ra, ở một số bệnh nhân nặng sẽ được bác sĩ chỉ định tăng thêm liều lượng tùy vào tình trạng mỗi người.

Bệnh trào ngược dạ dày:

  • Người lớn: dùng 150mg/ 2 lần/ ngày.
  • Trẻ em: 5-10mg/kg/ ngày. Thường được chia thành 2 lần uống.

Viêm thực quản:

  • Người lớn: 150mg/ 4 lần/ ngày.
  • Trẻ em: 5-10mg/kg/, chia làm 2 lần uống.
  • Thời gian điều trị từ 4 – 8 tuần.

Điều trị bệnh khó tiêu lâu dài:

  • Mỗi ngày uống 150mg trong vòng 6 tuần.

Bệnh trào ngược thực quản:

  • Người lớn: uống 150-300mg/ ngày trước khi đi ngủ, điều trị trong vòng 8 – 12 tuần.
  • Nếu bệnh nhân bị nặng có thể điều chỉnh lên 4 lần/ ngày.

7/ Bảo quản thuốc như thế nào?

Thuốc chưa được sử dụng không nên mở thuốc ra, giữ nguyên trong hộp để tránh hư hỏng.

Tránh để thuốc ở nơi ẩm ướt hoặc ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp.

Giữ thuốc ở nhiệt độ phòng dưới 30ºC.

II/ Những lưu ý khi sử dụng thuốc Aciloc

1/ Tác dụng phụ của thuốc

Một số tác dụng phụ thường xảy ra khi dùng thuốc Aciloc là:

  • Phiền muộn.
  • Gây ảo giác.
  • Rối loạn tâm thần
  • Hồi hộp, dễ bị kích động.

Bên cạnh đó một số tác dụng phụ hiếm khi xảy ra thường là:

  • Mờ mắt.
  • Gây tức ngực.
  • Cảm giác khó chịu.
  • Rụng tóc.
  • Mất ngủ.
  • Rối loạn vận động không tự nguyện.
  • Đau khớp.
  • Giảm ham muốn tình dục.
  • Buồn nôn.
  • Da bị sưng đỏ, phỏng rát.

Các tác dụng phụ nghiêm trọng sau đây có thể xảy ra với người quá mẫn cảm với thuốc:

  • Rối loạn nhịp tim
  • Các rối loạn về gan như ứ mật, viêm gan, gây vàng da.
  • Rối loạn da và ruột thừa: phát ban, viêm mạch máu.
  • Rối loạn thận: sưng ở giữa ống thận.
  • Rối loạn hệ thần kinh trung ương: Gây rối loạn tâm thần, hồi hộp, ảo giác.
  • Rối loạn tiêu hóa: táo bón, tiêu chảy, nôn mửa.
  • Rối loạn huyết học: giảm bạch cầu, thiếu tế bào hồng cầu, thiếu máu.
  • Rối loạn hệ thống miễn dịch: khó thở, sốt, phản ứng dị ứng nghiêm trọng.

Trong quá trình sử dụng thuốc nếu gặp phải bất kì dấu hiệu nào ở trên hãy ngưng ngay lập tức và đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán kịp thời.

2/ Tương tác thuốc

Khi sử dụng thuốc Aciloc với một số loại thuốc khác cơ thể gây nên tác dụng phụ nghiêm trọng. Vì vậy hãy thận trọng và báo cho bác sĩ bạn biết các loại thuốc bạn đang dùng.

Một số thuốc có thể tương tác với Aciloc:

  • Enzyme Cytochrom P-450.
  • Procainamid.
  • Warfarin.
  • Atazanavir
  • Delavirdine.
  • Gefitinib.
  • Glipizide.
  • Ketoconazole.
  • Triazolam.
  • Sucralfate.
  • Midazolam.

Ngoài ra, thuốc không được sử dụng ở bệnh nhân bị xuất huyết dạ dày hoặc bệnh gan vì dễ gây tác dụng phụ

3/ Cách xử lý khi dùng quá hoặc thiếu liều

Nếu bạn lỡ quên uống 1 liều hãy uống bù khi bạn nhớ ra. Tuy nhiên bạn không được uống quá gần với thời gian của liều tiếp theo. Hãy bỏ qua nếu khoảng thời gian giữa hai liều quá ngắn.

Khi bạn dùng quá liều sẽ có những triệu chứng như:

  • Tuột huyết áp.
  • Cơ thể choáng váng, gây khó khăn khi đi.

Vì vậy, hãy đến ngay cơ sở y tế để được kịp thời điều trị nếu như bạn sử dụng quá liều.

Trên đây là toàn bộ thông tin về thuốc Aciloc, bạn nên tham khảo và đọc kỹ thông tin trước khi sử dụng thuốc để tránh nhầm lẫn.

Click xem thêm

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.