Thuốc Bividerm 15g điều trị các bệnh da liễu do viêm

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Bividerm là thuốc được sử dụng để điều trị các bệnh da liễu như chàm khu trú, chàm ứ đọng, viêm da tiếp xúc viêm da tiết bã… Nắm rõ các thông tin về Bividerm sẽ giúp bạn dùng thuốc đúng cách, tránh gặp các vấn đề không mong muốn.

Thuốc Bividerm 15g điều trị các bệnh viêm da
Thuốc Bividerm 15g điều trị các bệnh viêm da
  • Tên hoạt chất: Acid fusidic, Betamethason dipropionat.
  • Tên biệt dược: Flucistad, Pesancidin, Pesancort.
  • Nhóm thuốc: Thuốc điều trị bệnh da liễu.
  • Dạng thuốc: Kem bôi da.

I/ Thông tin thuốc Bividerm 15g

Trước khi sử dụng thuốc bôi Bividerm, bạn cần lưu ý một số điều như sau:

1. Thành phần

Bividerm bao gồm các thành phần hoạt chất như sau:

  • Acid fusidic
  • Betamethason dipropionat

2. Chỉ định

Thuốc Bividerm 15g được chỉ định cho các các trường hợp mắc các bệnh da liễu do viêm hoặc xảy ra do vi khuẩn. Các bệnh da liễu được chỉ định sử dụng bao gồm:

  • Chàm khu trú
  • Bệnh chàm do ứ đọng
  • Viêm da dị ứng
  • Viêm da tiết bã nhờn
  • Vẩy nến (chỉ được sử dụng khi bệnh nhẹ)
  • Viêm da do tụ cầu hoặc liên cầu khuẩn.
  • Viêm da tiếp xúc
  • Liche đơn mạn tính
  • Lupus ban đỏ dạng đĩa

3. Chống chỉ định

Thuốc Bividerm 15g chống chỉ định với các trường hợp sau:

  • Mẫn cảm với các thành phần của thuốc.
  • Da bị nhiễm trùng do virus, lao hoặc nấm.
  • Viêm da xung quanh miệng.
  • Bị trứng cá đỏ hoặc do loét da/

4. Liều lượng

Dùng thuốc để thoa ngoài từ 2 – 3 lần/ngày.

5. Cách sử dụng

Để bảo đảm an toàn, khi sử dụng thuốc Bividerm 15g gần lưu ý một số vấn đề như sau:

  • Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. Đồng thời, thoa thuốc đúng theo liều lượng và thời gian đã được quy định.
  • Cần rửa sạch và lau khô vùng da bị tổn thương trước khi thoa thuốc. Điều này sẽ giúp tránh được tình trạng bội nhiễm cho da.
  • Không được sử dụng băng gạc hoặc bất cứ một vật gì để bịt kín vùng da được thoa thuốc. Chúng có thể làm tăng lượng thuốc được hấp thụ qua, tăng nguy cơ mắc tác dụng phụ. Trong các trường hợp cần bít kín vết thương, hãy thoa một lượng thuốc nhỏ hơn và thoa ít lần hơn.
  • Tránh để thuốc dính vào mắt  hoặc miệng. Nếu không may gặp phải tình trạng này, hãy rửa lại thật sạch cùng với nước.
  • Không dùng thuốc trong thời gian dài, nhất là với các vùng da có nhiều nếp nhăn hoặc vùng da trên mặt.
  • Rửa thật sạch tay trước và sau khi thoa thuốc.
  • Nếu dùng thuốc một thời gian mà thấy các triệu chứng bệnh không giảm, hãy đi khám để được tư vấn cách điều trị hiệu quả hơn.

6. Bảo quản

  • Để thuốc xa tầm với của trẻ em.
  • Bảo quản thuốc nơi thoáng mát. Tránh cất thuốc ở những nơi ẩm ướt hoặc những nơi có nhiều ánh sáng mặt trời.
  • Không lưu trữ thuốc đã hết thời hoặc đã biến chất.

II/ Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Bividerm

Sử dụng không đúng cách, thuốc bôi Bividerm 15g có thể gây ra các vấn đề không mong muốn cho người sử dụng
Sử dụng không đúng cách, thuốc bôi Bividerm 15g có thể gây ra các vấn đề không mong muốn cho người sử dụng

1. Tác dụng phụ

Thuốc bôi Bividerm có thể gây ra các tác dụng sau:

  • Kích ứng da.
  • Khô da.
  • Ngứa da.
  • Tăng nồng độ glucose trong máu.
  • Gây bội nhiễm cho da nếu lạm dụng thuốc quá mức.

Ngoài ra, thuốc có thể gây ra các biểu hiện khác mà không được chúng tôi liệt kê ở đây. Hãy trao đổi với bác sĩ để được cung cấp thêm thông tin về vấn đề này.

2. Thận trọng

Cần thận trọng khi dùng thuốc cho các trường hợp sau:

  • Phụ nữ đang mang thai và cho con bú.
  • Đối tượng sử dụng là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
  • Thận trọng khi bôi thuốc ở những vị trí gần mắt hoặc miệng.
  • Người bị tiểu đường.

3. Tương tác thuốc

Acid fusidic có thể tương tác với ciprofloxacin, penicillin.

Trên đây là các thông tin mang tính chất tham khảo về thuốc bôi Bividerm. Để tránh gặp các vấn đề không mong muốn trong quá trình điều trị, hãy tham khảo bài viết để biết cách dùng thuốc an toàn.

Xem thêm

Cách phòng và điều trị bệnh Eczema ở trẻ em và trẻ sơ sinh

Tuy là bệnh lành tính nhưng Eczema ở trẻ em là một trong những bệnh dai dẳng, khó chữa và...

Một số món ăn tốt cho người bệnh vảy nến là canh khổ qua, canh rau má, chè đậu xanh, canh bí đao,...

Các món ăn tốt cho người bị vảy nến nên thử

Bệnh vảy nến là một dạng bệnh da liễu mãn tính. Người bệnh có thể cải thiện các triệu chứng...

bệnh chàm vi khuẩn

Bệnh chàm vi khuẩn (vi trùng) là bệnh gì, có chữa được không?

Bệnh chàm vi khuẩn xảy ra khi có sự xâm nhập của các loại virus, vi khuẩn hoặc nấm vào...

Cách chăm sóc bệnh nhân vảy nến nhanh phục hồi

Cách chăm sóc bệnh nhân vảy nến giúp nhanh hồi phục

Chăm sóc bệnh nhân vảy nến tốt, đúng phương pháp giúp quá trình điều trị diễn ra thuận lợi, người...

Bị bệnh zona thần kinh khi mang thai – Mẹ bầu nên lưu ý gì ?

Mặc dù phổ biến ở những người lớn tuổi (trên 50 tuổi) nhưng phụ nữ mang thai cũng có thể...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.