Lương Y Nguyễn Hữu Khai qua đời
Sau một thời gian dài chống chọi với bệnh tật, Lương Y Nguyễn Hữu Khai, chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Bảo Long đã qua đời tại quê nhà, hưởng thọ 66 tuổi.
Sau thời gian phát hiện bệnh gan và điều trị tích cực, Lương Y Nguyễn Hữu Khai từ trần vào lúc 10 giờ 14 phút ngày 26/12/2018 tại quê nhà: Thôn Kinh Đào, xã An Mỹ, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội.
Sinh thời Lương Y Nguyễn Hữu Khai có nhiều đóng góp đáng kể cho Y học Cổ truyền và nhiều hoạt động ý nghĩa khác:
- Ông sinh năm 1952, trong một gia đình đông anh em tại quê nhà Thôn Kinh Đào, xã An Mỹ, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội.
- Ông lên đường nhập ngũ vào năm học lớp 10, bị thương trong trận đánh tại thành cổ Quảng Trị. Sau khi rời quân ngũ ông học bổ túc và đỗ Đại học Kiến Trúc nhưng quyết định sang Trung Quốc học Y học cổ truyền để chữa bệnh cho em gái.
- Trong thời gian học tập, làm việc tại Trung Quốc, Lương Y Nguyễn Hữu Khai học được các phương thuốc Trung Y và những môn Võ cổ truyền.
- Từ năm 1979, ông trở về Việt Nam và bắt đầu hành nghề y tại quê nhà Mỹ Đức, Hà Nội.
- Vào năm 1986, ông vào TPHCM, phối hợp với Hội chữ thập đỏ của Quận 5 để thành lập phòng mạch chẩn trị Y học cổ truyền dân tộc.
- Cùng thời gian trên, Lương Y Nguyễn Hữu Khai được mời thỉnh giảng tại trường Trung cấp y học dân tộc Tuệ Tĩnh, trực thuộc Bộ Y tế.
- Từ năm 1989, xí nghiệp Đông Nam Dược Bảo Long được thành lập do ông điều hành.
- Đến năm 2005, xí nghiệp được mở rộng quy mô, thành lập Tập đoàn Y dược Bảo Long. Trong thời gian điều hành tập đoàn, ông tham gia điều phối trong nước và tiến hành thành lập chi nhánh tại nước ngoài, nhất là thị trường Nga, Đức, Trung Quốc. Riêng thị trường Trung Quốc, ông được cấp pháp lưu hành thuốc đặc trị tiểu đường mang tên “Thanh Long”.
- Ngoài điều trị, Lương Y Nguyễn Hữu Khai cũng sáng lập môn phái “Bảo Long Y Võ”; trường THPT Võ thuật Bảo Long.
- Ông cũng là người thành lập Bệnh viện đa khoa Bảo Long; công ty dược liệu Sìn Hồ nhằm tập trung nghiên cứu, chế tạo sản phẩm Y học cổ truyền với tổng số vốn đầu tư hàng chục tỷ đồng.
Một số thành tựu đáng chú ý:
- Top 10 doanh nhân nổi tiếng ở Việt Nam và 500 doanh nhân nổi tiếng châu Á do Đài truyền hình KenJa – Nhật Bản bình chọn vào năm 2006.
- Được vinh danh là “Ngôi sao Việt Nam”, được Viện Hàn lâm khoa học Xêchênốp – Liên bang Nga phong tặng học vị tiến sĩ danh dự năm 2007.
- Huân chương Lao động hạng Ba, danh hiệu thầy thuốc ưu tú, và các huy chương, bằng khen của Chính phủ.
- Trung tâm Sản xuất Phim truyền hình Việt Nam dựa trên cuộc đời ông để sản xuất phim truyền hình Đường Đời (2004 – 2005) do Quốc Trọng, Trần Hoài Sớm làm đạo diễn.
Thông tin tổ chức tang lễ
- Lễ viếng được tổ chức vào ngày 27 tháng 12 năm 2018 tại thôn Kinh Đào, Xã An Mỹ huyện Mỹ Đức Thành Phố Hà Nội.
- Tổ chức hỏa táng vào lúc 8h ngày 28 tháng 12 tại Đài hóa thân Hoàn Vũ – Hà Nội.
Có thể bạn quan tâm
- Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần – Thầy thuốc ưu tú, giỏi chuyên môn, sẵn sàng hết lòng vì người bệnh
- Lương y Trần Mạnh Xuyên – Lý lịch công tác
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!