Cây hoa quỳnh: Công dụng, bài thuốc và một số lưu ý
Cây hoa quỳnh còn có tên gọi khác là chi quỳnh, đàm hoa, thuộc họ Xương rồng. Dân gian gọi loại hoa này là nữ hoàng bóng đem. Cây hoa quỳnh được xem là bài thuốc đặc bị các bệnh lý về hệ hô hấp và phổi.
Thông tin về cây hoa quỳnh
1. Tên gọi – Chủng loại
- Tên gọi khác: Chi quỳnh, đàm hoa, phượng hoa, kim câu liên, nữ hoàng trong đêm
- Tên khoa học: Epiphyllum
- Họ: Thuộc họ Xương rồng (Cactaceae)
2. Đặc điểm sinh thái
+ Mô tả:
Trong tự nhiên tại các khu rừng nhiệt đới, cây hoa quỳnh thường sống nhờ bám vào thân của các cây khác. Khi trưởng thành, cây hoa quỳnh có thể cao lên tới 2000 mét. Thân cây quỳnh cứng, rộng và dẹp, có màu xanh lục. Mép thân có các gai nhỏ xen lãn với các lông tơ trắng. Các loài hoa quỳnh là hoa dại, có màu trắng và đỏ, có mùi thơm, hoa quỳnh thuộc loại hoa lớn, có đường kính từ 8 – 16 cm, thường nở về đêm. Quả có hình dạng tương tự như quả thanh long, nhưng chỉ to khoảng 3 – 4 cm.
+ Phân bố:
Cây hoa quỳnh có nguồn gốc từ Trung Mỹ, Nam Mỹ. Phần lớn, cây hoa quỳnh thường phân bố ở các nước Châu Á, các nước có khí hậu tương đối ấm áp (Mỹ và các nước Châu Âu). Cây hoa quỳnh được du nhập vào trồng ở nước ta từ lâu đời.
3. Bộ phận dùng, thu hái, chế biến, bảo quản
+ Bộ phận dùng:
Sử dụng thân và hoa quả cây chi quỳnh để làm thuốc.
+ Thu hái:
Thu hái quanh năm, thu lúc khi hoa vừa nở.
+ Chế biến:
Sử dụng cây hoa quỳnh lúc còn tươi, đem phơi khô hoặc ngâm rượu để sử dụng dần.
+ Bảo quản:
Đối với cây hoa quỳnh còn tươi, nên sử dụng hết lượng thu hái được. Cây hoa quỳnh phơi khô cần bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ánh nắng trực tiếp, cần đậy kín bao bì sau mỗi lần sử dụng.
4. Thành phần hóa học
Kiến thức nghiên cứu thành phần hóa học của cây hoa quỳnh vẫn còn hạn chế.
5. Tính vị
Hoa quỳnh có vị ngọt, tính bình.
Thân cây hoa quỳnh có vị chua mặn, tính mát.
6. Quy kinh
Chưa được quy kinh nào.
7. Tác dụng dược lý
+ Theo nghiên cứu dược lý hiện đại:
Cây hoa quỳnh chưa được nghiên cứu theo dược lý hiện đại.
+ Theo Y học cổ truyền:
Trong Y học cổ truyền, cây hoa quỳnh được sử dụng nhiều trong các bài thuốc điều trị các bệnh lý cũng như có tác dụng sau:
- Mát phổi, thanh phế quản
- Viêm họng, khàn tiếng
- Chống ho, tan đờm, loãng đờm
- Chữa ho ra máu khi bị bệnh lao phổi
- Điều trị xuất huyết tử cung
- Chữa đinh nhọt, đòn ngã sưng đau, giảm đau do bị tổn thương
- Chữa các bệnh sỏi như: sỏi bàng quang, sỏi thận, sỏi đường tiết niệu
- Giảm mỡ và cholesterol có trong máu, tăng lưu thông máu
- Giảm đau các cơn đau bụng kinh nguyệt
8. Liều dùng, cách dùng
Ngâm hoa quỳnh tươi hoặc khô với rượu gạo, ngâm càng lâu, hoa quỳnh càng phát huy tốt công dụng của chúng. Có thể sử dụng sau 10 – 15 ngày ngâm.
Ngoài ra có thể sử dụng hoa quỳnh tươi và khô sắc lấy nước uống hoặc nấu với các loại thực phẩm khác, bổ sung vào thực đơn của gia đình.
Đối với từng bài thuốc sẽ có liều lượng và cách dùng khác nhau, bạn đọc cần lưu ý.
9. Bài thuốc
Dưới đây là một số bài thuốc sử dụng cây hoa quỳnh để điều trị một số bệnh lý gặp phải ở người, bạn đọc có thể tham khảo qua:
- Bài thuốc chữa ho có đờm, hen: Sử dụng hoa quỳnh tươi được thái nhỏ, chưng cắt thủy với một ít mật ong. Hoặc có thể sử dụng để nấu với trứng gà.
- Bài thuốc chữa ho thông thường, viêm họng: Dùng 30 gram hoa quỳnh, 10 gram lá xương rồng, đem rửa sạch, thái nhỏ, thêm 10 ml mật ong và đen cách thủy 15 – 30 phút. Sử dụng mỗi ngày 2 lần, có thể sử dụng lúc còn nguội.
- Bài thuốc chữa đau bụng, vết thương bị sưng, đau: Ngâm một lượng rượu với hoa quỳnh tươi trong vòng 10 – 15 ngày. Mỗi ngày uống 1 – 2 ml/ lần.
- Bài thuốc chữa viêm phế quản: Dùng 10 – 30 gram hoa quỳnh tươi đem nấu với một ít thịt nạc, và sử dụng như món ăn hàng ngày.
- Bài thuốc chữa mệt mỏi, suy nhược cơ thể: Sử dụng 30 gram hoa quỳnh, 30 gram hoa kim tước, 30 gram hà thủ ô, 50 gram đỗ trọng. Đem sắc để lấy nước uống.
- Bài thuốc chữa các bệnh sỏi (sỏi thận, sỏi bàng quang,…): Sử dụng hoa quỳnh còn tươi hoặc khô, thái nhỏ, tẩm mật và được sao vàng. Sử dụng 20 – 30 gram pha với nước sôi dùng như nước trà hoặc đem đi sắc cùng với 200 ml. Sử dụng liên tục trong vài tuần.
- Bài thuốc chữa bệnh đái tháo đường: Sử dụng hoa quỳnh cùng với 20 gram diếp cá, 20 gram kim tiền thảo, 10 gram rễ cỏ tranh. Sắc lấy nước uống và chia thành 3 lần uống mỗi ngày.
- Bài thuốc điều trị đau vai, tức ngực, khó thở: Sử dụng 2 – 3 hoa quỳnh nấu với 400 gram phổi lợn và sử dụng bổ sung vào thực đơn hàng ngày của gia đình.
- Bài thuốc chữa xuất huyết tử cung, rối loạn kinh nguyệt: Dùng 2 – 3 hao quỳnh tươi nấu với 400 gram thịt lợn nạc.
- Bài thuốc có tác dụng bổ phổi: Sử dụng hoa quỳnh và hoa bách hợp mỗi loại 30 gram đem nấu lấy nước uống.
10. Lưu ý:
Trong quá trình sử dụng cây hoa quỳnh làm dược liệu để điều trị bệnh, bạn đọc cần lưu ý những điểm chính sau đây:
- Không sử dụng cho các đối tượng dị ứng hoặc mẫn cảm với các thành có trong cây hoa quỳnh.
- Phụ nữ mang thai không được sử dụng dược liệu này để điều trị bệnh.
- Ngưng sử dụng khi gặp phải các triệu chứng như: Mê sảng nhẹ, rối loạn tâm thần, áo giác.
- Không được lạm dụng cây hoa quỳnh để điều trị bệnh, có thể gây ra kích ứng dạ dày, nhịp tim thất thường, co thắt tim, tức ngực.
- Trong quá trình điều trị bằng dược liệu này, bệnh nhân cần xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý cũng như chế độ sinh hoạt hàng ngày.
Tương tác
Cây hoa quỳnh có thể tương tác với các loại thuốc sau, bạn đọc cần lưu ý khi sử dụng, tránh gặp phải các trường hợp tác dụng phụ gây ra:
- Digitoxin
- Glycoside
- Thuốc chống trầm cảm
Bài viết đã cung cấp thông tin cho bạn đọc biết thêm các thông tin về cây hoa quỳnh. Bạn đọc không được tự ý sử dụng dược liệu này khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ hoặc dược sĩ chuyên môn. Bài thuốc về cây hoa quỳnh không thay thế các loại thuốc đặc hiệu khác.
Hỏi đáp cùng chuyên gia
toi khg benh nhung co lay hoa quynh nau canh suon, an ngon lam! Nuoc canh ngot va thom lam! bay gio coi cac cach su dung de chua benh thi hay that!
Em muốn mua hoa quỳnh khô ạ