Cây cỏ tranh: Mô tả, Đặc điểm sinh thái và Tác dụng dược lý

Cây cỏ tranh còn được gọi là bạch mao căn. Cây mọc hoang ở nhiều địa phương ở nước ta và được sử dụng để chữa trị các chứng bệnh thường gặp như chảy máu cam, sốt xuất huyết, viêm thận cấp,…

rễ cỏ tranh mua ở đâu
Cây cỏ tranh còn được gọi là bạch mao căn (tên khoa học: Imperata cylindrica Beauv)

Đông trùng hạ thảo - quà sức khoẻ quý giá từ thiên nhiên, nâng tầm sức khoẻ, món quà được săn lùng nhất thời Covid. CLICK NHẬN NGAY ƯU ĐÃI.

1. Tên gọi, phân nhóm

Tên gọi khác: Bạch mao căn

Tên khoa học: Imperata cylindrica Beauv

Họ: Lúc (danh pháp khoa học: Poaceae)

2. Đặc điểm sinh thái

Mô tả:

Cỏ tranh là loại cỏ sống lâu năm, thân và rễ chắc khỏe. Chiều cao trung bình của thân khoảng từ 30 – 90cm, lá dài và hẹp có chiều dài từ 15 – 30cm, rộng khoảng 3 – 6mm. Gân lá nổi lên ở giữa, mặt trên nhám, mặt dưới nhẵn, mép lá sắc. Hoa có hình chùy, dài từ 5 – 20cm màu trắng bạc, phủ lông nhỏ, mềm và dài.

Phân bố:

Cỏ tranh mọc hoang ở nhiều địa phương ở nước ta.

3. Bộ phận dùng, thu hái, chế biến, bảo quàn

Bộ phận dùng: Thân và rễ được sử dụng để làm dược liệu.

Thu hái: Cây cỏ tranh thường được thu hoạch vào khoảng tháng 10 – 11 và vào tháng 3 – 4 hằng năm.

Chế biến: Đào lấy thân và rễ, cắt bỏ phần cổ rễ. Sau đó đem rửa sạch, loại bỏ lá, rễ con và đem phơi khô. Thảo dược sau khi chế biến có mặt ngoài trắng ngà hoặc vàng nhạt, có nếp nhăn dọc và nhiều đốt trên thân rễ (mỗi đốt dài khoảng 1 – 3.5cm).

Bảo quản: Buộc lại thành bó và để nơi thoáng mát.

4. Thành phần hóa học

Cây cỏ tranh có chứa các thành phần hóa học như Oxalic acid, Glucose, Ptassium, Arundoin, Cylindrin, Fructose,…

5. Tính vị

Rễ cỏ tranh có vị ngọt, tính hàn

Hoa có vị ngọt, tính ôn

Cây cỏ tranh có vị ngọt hàn (sách Bản kinh ghi chép)

Cỏ tranh không đọc (sách Danh y biệt lục ghi chép)

6. Quy kinh

Vào kinh Tâm, Tỳ, Vị

Nhận thủ thiếu âm, dương minh, túc thái âm (sách Bản thảo kinh sơ ghi chép)

Nhập Vị Can (sách Bản thảo cầu chân ghi chép)

Nhận thủ thiếu âm, túc thái âm, dương minh kinh, thái âm (sách Đắc phối bản thảo)

7. Tác dụng dược lý

+Theo nghiên cứu dược lý hiện đại:

  • Tác dụng đến quá trình đông máu: Bột cỏ tranh có khả năng rút ngắn thời gian phục hồi canxi của huyết tương thỏ nhằm thúc đẩy quá trình đông máu.
  • Tác dụng ức chế vi khuẩn: Nước sắc từ cây cỏ tranh có tác dụng ức chế trực khuẩn Sonnei và Flexner (không có tác dụng với trực khuẩn Shigella).
  • Tác dụng lợi niệu: Dùng thuốc sắc kiệt thụt dạ dày thỏ khỏe mạnh cho thấy có tác dụng lợi niệu (tác dụng mạnh nhất sau 5 – 10 ngày sử dụng). Cỏ tranh có chứa nhiều muối kali do đó có khả năng kích thích tiểu tiện.
  • Độc tính: Dùng nước sắc bơm nuôi thỏ nhà với liều 25g/ kg. Sau 36 giờ, hoạt động của thỏ bị ức chế, hô hấp tăng nhưng có hồi phụ và khả năng vận động chậm. Nếu tiêm tĩnh mạch với liều từ 10 – 15g/ kg, thỏ thở gấp, vận động giảm nhưng có hồi phục. Trường hợp tiêm tĩnh mạch với liều 25g/ kg, thỏ chết sau 6 giờ.

+Theo y học cổ truyền:

  • Tác dụng tiêu ứ huyết, lợi tiểu tiện, trừ phục nhiệt, tiểu tiện khó khăn, thổ huyết, tiểu ra máu và chảy máu cam.
  • Rễ cỏ tranh có tác dụng thông tiểu tiện, thanh lọc, tẩy độc cho cơ thể.
  • Chữa nóng sốt, niệu huyết, thổ huyết và khát nước.

8. Liều dùng, cách dùng

Dùng cây cỏ tranh tươi, phơi khô hoặc sử dụng bột tán mịn. Liều dùng trung bình: 10 – 40g/ ngày. Nếu dùng tươi có thể tăng liều dùng lên gấp đôi hoặc có thể tăng lên đến 500g/ ngày.

9. Bài thuốc

Các bài thuốc từ cây cỏ tranh được sử dụng rộng rãi:

giá 1 kg rễ cỏ tranh
Thân và rễ cây cỏ tranh được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc dân gian
  • Bài thuốc trị chảy máu cam: Dùng cỏ tranh tươi 120 (hoặc cỏ tranh khô 36g), chi tử 18g sắc uống nóng sau khi dùng bữa hoặc trước khi ngủ. Bài thuốc này có tác dụng đối với trường hợp chảy máu cam do tâm hỏa bốc, thể phế vị thực nhiệt.
  • Bài thuốc trị sốt xuất huyết: Dùng cỏ tranh 50 – 100g, lô căn 30 – 40g, đơn sâm 20 – 30g, đơn bì, hoàng bá, mỗi thứ 10 – 15g, nội lan 15 – 30g sắc từ 1 – 3 thang/ ngày. Điều trị kết hợp với truyền dịch và dùng thuốc tây.
  • Bài thuốc trị viêm thận cấp: Dùng cỏ tranh khô 250g đem sắc với 500ml nước, chia thành 2 – 3 lần uống hết trong ngày.
  • Bài thuốc trị chứng nhiệt thịnh gây chảy máu cam, nôn ra máu: Tiên ngẫu tiết 40g, tiên mao căn 40g, tiên tiểu kế 20g sắc uống. Bài thuốc này có khả năng trị chứng ho lao do đờm có máu hoặc dùng cho bệnh nhân lao, giãn phế quản,…
  • Bài thuốc trị viêm cầu thận cấp, nước tiểu ít: Dùng cỏ tranh tươi 80 – 160g, cạo sạch vỏ, thịt nạc heo 160g, bạch anh tươi 80g nấu ăn.
  • Bài thuốc trị phế nhiệt khó thở, vị nhiệt nôn ói: Dùng cỏ tranh tươi 40g sắc uống, uống nóng sau bữa ăn.
  • Trà lợi tiểu từ cây cỏ tranh: Dùng râu ngô 40g, hoa cúc 5g, rễ cỏ tranh 30g thái nhỏ và trộn đều. Mỗi lần dùng 50g pha trà với 750ml nước. Chia thành nhiều lần uống trong ngày.
  • Bài thuốc phòng ngừa ho gà: Dùng cỏ tranh 20g, bắc ra sâm 12g, cây cam thảo 8g sắc mỗi ngày 1 thang.

10. Lưu ý

Người tạng hàn hoặc đang suy nhược cơ thể nên cẩn trọng khi dùng cây cỏ tranh. Phụ mang thai, người hư hòa không nên sử dụng thảo dược này.

Cây cỏ tranh có thể ảnh hưởng đến hoạt động của một số loại thuốc và tác động tiêu cực đến kết quả điều trị. Cần trao đổi với bác sĩ nếu có ý định sử dụng những bài thuốc từ thảo dược này.

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Đối tác

Ông Phạm Minh Đức - 0914530xxx
Thanh Trì, Hà Nội
Đặt mua 1 kg Cỏ Ngọt cách đây 1 phút