Bệnh phụ khoa sau sinh: Loại thường gặp và cách trị

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ BÁC SĨ ĐỖ THANH HÀ – Khoa Phụ sảnTrưởng khoa phụ Bệnh viện Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Phụ nữ rất dễ mắc các bệnh phụ khoa trong thời kỳ hậu sản. Nguyên nhân là do trong thời kỳ này, nữ giới thường có sức đề kháng kém, nội tiết tố thay đổi, chế độ sinh hoạt không điều độ và thiếu khoa học, vệ sinh vùng kín không đúng cách hoặc không thường xuyên vệ sinh vùng kín. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về các bệnh phụ khoa sau sinh (loại thường gặp) và cách điều trị.

Các bệnh phụ khoa sau sinh (loại thường gặp) và cách điều trị
Thông tin cơ bản về các bệnh phụ khoa sau sinh (loại thường gặp) và cách điều trị

Bệnh phụ khoa sau sinh và cách trị

Sau khi trải qua quá trình sinh nở, nữ giới rất dễ mắc các bệnh phụ khoa. Điều này được lý giải như sau: Ngay sau khi sinh nở, nồng độ hormone trong cơ thể của nữ giới bị rối loạn và có dấu hiệu thay đổi. Ngoài ra sức đề kháng của phụ nữ sau sinh thường yếu, không có khả năng chống lại sự xâm nhập và gây bệnh của vi khuẩn, trùng roi, nấm men và nhiều tác nhân khác.

Bên cạnh đó, do vấn đề chăm sóc con nhỏ, tổn thương và đau vùng kín sau sinh, nữ giới thường có xu hướng không thường xuyên vệ sinh vùng kín hoặc chăm sóc, vệ sinh vùng kín không đúng cách. Hoạt động này tạo điều kiện thuận lợi cho sự viêm nhiễm xảy ra, khiến âm đạo trở thành môi trường sinh sống cho nấm men, vi khuẩn và ký sinh trùng.

Nữ giới có thể mắc nhiều bệnh phụ khoa khác nhau sau khi sinh nở. Tuy nhiên dưới đây là danh sách các bệnh phụ khoa sau sinh thường gặp mà nữ giới cần lưu ý phòng ngừa và điều trị đúng cách:

1. Bệnh viêm âm đạo

Bệnh viêm âm đạo được đánh giá là một bệnh phụ khoa sau sinh thường gặp. Bệnh lý này xảy ra và dễ dàng tiến triển do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó phổ biến nhất là thói quen sinh hoạt thiếu lành mạnh (thức khuya, ngủ không đủ giấc), không vệ sinh và chăm sóc vùng kín hoặc chăm sóc vùng kín không đúng cách, mặc quần lót bẩn hoặc bó sát, rối loạn nội tiết tố, chế độ ăn uống thiếu chất, sử dụng dung dịch vệ sinh không phù hợp, quan hệ tình dục thiếu an toàn…

Tất cả những nguyên nhân nêu trên đều khiến âm đạo trở thành một môi trường thuận lợi cho việc sinh sống và phát triển của các tác nhân gây bệnh. Đồng thời phá vỡ hàng rào bảo vệ khiến những tác nhân này dễ dàng xâm nhập vào bộ phận sinh dục hơn.

Bệnh viêm âm đạo xảy ra ở phụ nữ sau sinh làm phát sinh ra nhiều triệu chứng khó chịu sau:

  • Vùng kín có cảm giác ngứa rát nghiêm trọng, đặc biệt là vào ban đêm. Ngứa rát nhiều hơn ở môi bé, môi lớn và bên ngoài âm hộ
  • Âm đạo tiết nhiều khí hư mùi hôi tanh và xuất hiện với màu sắc bất thường
  • Cảm thấy đau và nóng rát khi đi tiểu
  • Đau khi tham gia vào hoạt động tình dục.

Tần suất xuất hiện và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng sẽ gia tăng khi âm đạo bị nghiêm trọng và không được điều trị. Ngoài ra nếu chủ quan trong việc điều trị, bệnh viêm âm đạo có thể gây ra nhiều biến chứng và vấn đề bất thường làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng sinh sản và sức khỏe tổng thể của phụ nữ.

Điều trị viêm âm đạo ở phụ nữ sau sinh:

  • Dùng thuốc kháng nấm (viêm do nấm men), kháng sinh (viêm do vi khuẩn) theo sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Phụ thuộc vào các yếu tố liên quan, bác sĩ có thể cho bạn sử dụng thuốc kháng sinh, kháng nấm dạng kem bôi hay thuốc đặt dùng điều trị tại chỗ và viên uống dùng điều trị toàn thân. Đối với trường hợp nặng, nữ giới bị viêm phụ khoa sau sinh có thể được yêu cầu sử dụng kết hợp các loại thuốc.
  • Thời gian dùng thuốc dao động trong khoảng 10 – 14 ngày.
  • Lưu ý vệ sinh vùng kín sạch sẽ bằng nước ấm hoặc sử dụng dung dịch vệ sinh dịu nhẹ, phù hợp.
  • Nên thay thường xuyên thay băng vệ sinh nếu âm đạo vẫn còn tiết sản dịch sau sinh. Điều này giúp phòng ngừa vi khuẩn tấn công và tiến triển.
Bệnh viêm âm đạo được đánh giá là một bệnh phụ khoa sau sinh thường gặp
Bệnh viêm âm đạo được đánh giá là một bệnh phụ khoa sau sinh thường gặp

2. Ngứa vùng kín

Nữ giới dễ bị ngứa vùng kín sau sinh. Nguyên nhân là do thói quen lười vệ sinh vùng kín hay vệ sinh không đúng cách bởi còn cảm giác đau đớn sau sinh nở. Từ đó làm tăng nguy cơ phát triển và gây ngứa vùng kín của tạp khuẩn, vi khuẩn và nấm.

Ngoài ra nữ giới còn có cảm giác ngứa ngáy vùng kín sau sinh khi niêm mạc âm đạo bị kích thích bởi việc sử dụng sản phẩm vệ sinh không phù hợp hoặc do bị nhiễm giun kim.

Dấu hiệu nhận biết tình trạng ngứa vùng kín sau sinh:

  • Có cảm giác ngứa ngáy dữ dội hoặc ngứa râm ran tại môi lớn, môi bé và khu vực tam giác vàng
  •  Cơn ngứa có thể kéo dài cả ngày hoặc chỉ xảy ra thoáng qua, ngứa nhiều hơn vào ban đêm làm ảnh hưởng đến các hoạt động sinh hoạt và giác ngủ
  • Ở bên ngoài vùng kín, những vùng da bị ảnh hưởng có thể bị nổi mụn nước nhỏ li ti.

Phương pháp điều trị tình trạng ngứa vùng kín sau sinh:

  • Đối với trường hợp nhẹ: Phụ nữ sau sinh nên sử dụng dung dịch vệ sinh phù hợp để chăm sóc và vệ sinh vùng kín 2 – 3 lần/ ngày. Đồng thời hạn chế gãi hoặc chà xát mạnh để tránh gây trầy xước và khiến vùng kín bị tổn thương. Ngoài ra bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng nước trà xanh, nước lá trầu không… để rửa vùng kín.
  • Đối với trường hợp nghiêm trọng: Thăm khám cùng bác sĩ chuyên khoa để tìm kiếm, xác định nguyên nhân gây ngứa vùng kín. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ có thể cho bạn sử dụng thuốc kháng sinh hoặc thuốc kháng nấm để giải quyết căn nguyên gây ngứa.
Ngứa vùng kín sau sinh
Thói quen lười vệ sinh vùng kín hay vệ sinh không đúng cách dẫn đến ngứa vùng kín sau sinh

3. Bệnh viêm cổ tử cung

Bệnh viêm cổ tử cung thể hiện cho những tổn thương, nhiễm trùng cổ tử cung dẫn đến sưng viêm. Bệnh xảy ra và tiến triển nhanh do sự tác động của nấm men, ký sinh trùng hoặc vi khuẩn. Thông thường bệnh viêm cổ tử cung sẽ được chia thành hai thể, gồm thể cấp tính và thể mãn tính.

Việc không điều trị đúng cách hoặc không sớm điều trị có thể khiến tình trạng viêm cổ tử cung cấp tính tiến triển nhanh thành thể mãn tính. Đồng thời tái phát nhiều lần hoặc diễn ra dai dẳng dẫn đến viêm loét cổ tử cung. Nguy hiểm hơn, việc tái phát nhiều lần có thể khiến nữ giới đối mặt với nguy cơ ung thư cổ tử cung.

Bệnh viêm cổ tử cung xảy ra ở phụ nữ sau sinh thường gây ra những triệu chứng và dấu hiệu khó chịu sau:

  • Vùng kín bị ngứa ngáy kèm theo mùi hôi tanh khó chịu
  • Dịch tiết âm đạo bất thường, tiết ra nhiều, có xanh, màu vàng hoặc màu trắng đục
  • Chảy máu âm đạo bất thường hoặc đau rát âm đạo khi quan hệ tình dục
  • Đau buốt hoặc đau rát khi đi tiểu.

Hướng điều trị bệnh viêm cổ tử cung xảy ra ở phụ nữ sau sinh:

Để khắc phục bệnh viêm cổ tử cung xảy ra ở phụ nữ sau sinh, bác sĩ chuyên khoa có thể yêu cầu cầu bạn sử dụng kháng sinh để tiêu diệt nhanh vi khuẩn gây bệnh và chống lại tình trạng nhiễm trùng, giúp phòng ngừa bệnh tái phát.

Đối với trường hợp viêm tử cung do nấm hay virus, thuốc kháng nấm hay thuốc diệt nấm, thuốc kháng virus sẽ được chỉ định.

Nếu nữ giới sau sinh không có đáp ứng tốt với việc sử dụng thuốc, bác sĩ có thể đề nghị bạn điều trị viêm cổ tử cung bằng một số biện pháp xâm lấn, gồm:

  • Đốt điện
  • Phẫu thuật lạnh
  • Liệu pháp laser.
Bệnh viêm cổ tử cung
Bệnh viêm cổ tử cung thể hiện cho những tổn thương, nhiễm trùng cổ tử cung dẫn đến sưng viêm

4. Bệnh viêm nội mạc tử cung

Trong danh sách các bệnh phụ khoa sau sinh, viêm nội mạc tử cung cũng là một bệnh thường gặp. Bệnh lý này được đặc trưng bởi tình trạng sưng viêm, phù nề và tổn thương toàn bộ lớp niêm mạc tồn tại bên trong lòng tử cung.

Nguyên nhân khiến bệnh viêm nội mạc tử cung xảy ra ở phụ nữ sau sinh là do nhau thai còn sót lại, không được lấy ra hết, sản dịch bị ứ đọng trong tử cung, nhiễm khuẩn ối trong quá trình mang thai, chăm sóc vùng kín không đúng cách, vệ sinh vùng kín không sạch sẽ.

Ngoài ra các trường hợp bị viêm cổ tử cung, viêm âm đạo tiến triển nhưng không được chữa trị có thể tình trạng viêm nhiễm lây lan, các tác nhân gây bệnh xâm nhập vào nội mạc tử cung và gây viêm sưng.

Dấu hiệu nhận biết và triệu chứng của bệnh viêm nội mạc tử cung sau sinh:

  • Đau xương chậu
  • Khí hư ra nhiều và có màu xanh
  • Sốt nhẹ
  • Cơn đau âm ỉ thường xuyên xảy ra ở vùng bụng dưới
  • Lẫn máu hoặc mủ trong huyết trắng, kèm theo mùi hôi khó chịu
  • Chướng bụng
  • Đau đầu, chóng mặt
  • Cơ thể mệt mỏi
  • Đi đại tiện có cảm giác khó chịu.

Phương pháp điều trị bệnh viêm nội mạc tử cung sau sinh

Bệnh nhân sẽ được thăm khám lâm sàng, kiểm tra mức độ nghiêm trọng của triệu chứng, tìm kiếm vị trí đau và viêm bằng tay và làm xét nghiệm trước khi tiến hành điều trị. Để tìm kiếm nguyên nhân và xác định mức độ viêm nhiễm, một số xét nghiệm dưới đây có thể được chỉ định:

  • Nuôi cấy mô tử cung
  • Xét nghiệm máu
  • Sinh thiết mẫu nội mạc tử cung
  • Soi tươi khí hư dưới kính hiển vi.

Các phương pháp điều trị gồm:

  • Sử dụng thuốc kháng sinh là phương pháp được ưu tiên trong quá trình chữa bệnh viêm nội mạc tử cung sau sinh. Đối với trường hợp nặng, bệnh nhân có thể được chỉ định dùng thuốc bằng đường truyền tĩnh mạch và nhập viện để điều trị nội trú.
  • Nạo buồng tử cung chỉ được chỉ định ở trường hợp viêm nhiễm nghiêm trọng và thực sự cần thiết. Bởi phương pháp này có khả năng làm ảnh hưởng đến khả năng mang thai sau này của nữ giới hoặc gây biến chứng vô sinh.
Bệnh viêm nội mạc tử cung
Viêm nội mạc tử cung được đặc trưng bởi tình trạng sưng viêm, phù nề và tổn thương toàn bộ lớp niêm mạc tồn tại bên trong lòng tử cung

5. Sa tử cung

Sa tử cung có thể xảy ra sau khi nữ giới sinh con. Trong thời gian mang thai, tử cung của nữ giới có xu hướng giãn nở, nới rộng dẫn đến gia tăng kích thước để đảm bảo hình thành một không gian vừa đủ để phục vụ cho quá trình phát triển thai nhi.

Sau khi sinh, tử cung đang trong tư thế giãn nở sẽ tự động co lại theo sinh lý tự nhiên. Tử cung co lại một cách từ đến khi đạt đến mức độ nhất định nhưng không thể trở về đúng với kích thước ban đầu. Bên cạnh đó, tại hai bên đầu trên của cổ tử cung, một số dây chằng có vai trò nâng đỡ tử cung bị suy yếu, lỏng lẻo. Điều này khiến cho cổ tử cung bị sa xuống.

Sa tử cung ở phụ nữ sau sinh được chia thành nhiều cấp độ khác nhau. Đối với trường hợp nhẹ, tử cung bị sa vẫn còn nằm trong âm đạo. Đối với trường hợp nặng, tử cung có thể tăng kích thước va sa hẳn xuống dưới, đồng thời cổ tử cung thoát ra ngoài cửa âm đạo. Khi đó để xác định tình trạng sa tử cung, nữ giới có thể nhìn thấy cổ tử cung bằng mắt thường và chạm bằng tay.

Khi bị sa ra khỏi cửa âm đạo, tử cung rất dễ bị nấm men, vi khuẩn tấn công và gây ra tình trạng nhiễm trùng.

Để nhận biết tình trạng sa tử cung, nữ giới có thể dựa vào những dấu hiệu bất thường sau:

  • Tiểu tiện và đại tiện khó khăn
  • Có cảm giác nặng nề và đầy ở bụng
  • Có dấu hiệu phình to bất thường ở khu vực xương chậu
  • Có cảm giác vướng víu, khó chịu như có một vật gì đó sắp rơi ra khỏi âm đạo
  • Táo bón kéo dài
  • Chảy máu và bị đau khi quan hệ tình dục
  • Có cảm giác khó chịu khi sinh hoạt và đi bộ
  • Vùng thắt lưng có dấu hiệu đau nhói hoặc đau âm ỉ.

Điều trị sa tử cung ở phụ nữ sau sinh:

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tử cung sa cùng các triệu chứng đi kèm, nữ giới sau sinh có thể được chỉ định chữa bệnh bằng phương pháp phẫu thuật hoặc phương pháp bảo tồn. Cụ thể:

Điều trị nội khoa

  • Sử dụng liệu pháp thay thế estrogen
  • Tránh nâng vật nặng và không nên làm các công việc nặng nhọc
  • Tăng cường sức bền, sự dẻo dai cho các cơ sàn chậu và cải thiện tình trạng sa tử cung bằng bài tập Kegel
  • Sử dụng vòng nâng pessary ổn định tử cung sau khi đã đẩy vào trong.

Điều trị ngoại khoa

  • Cố định tử cung: Tiến hành mổ cố định tử cung vào xương
  • Cắt bỏ tử cung: Cắt bỏ tử cung là phương pháp điều trị sa tử cung cuối cùng được cân nhắc cho những trường hợp nghiêm trọng và chỉ áp dụng cho những người không có kế hoạch tiếp tục sinh con trong tương lai.
Sa tử cung có thể xảy ra sau khi nữ giới sinh con
Hiện tượng sa tử cung có thể xảy ra sau khi nữ giới sinh con

6. Bệnh viêm vòi trứng

Ống dẫn trứng hay vòi trứng được xác định là đoạn nối dài, kết nối từ buồng trứng đến tử cung. Đây là một bộ phận quan trọng với chức năng vận chuyển trứng của nữ giới đến gặp tinh trùng.

Tuy nhiên vòi trứng có thể bị viêm ở nữ giới bình thường hoặc phụ nữ sau sinh. Nguyên nhân là do cơ quan này bị một số tác nhân gây hại như nấm men, vi khuẩn tấn công. Ở một số trường hợp khác, ống dẫn trứng ở phụ nữ sau sinh có thể bị viêm từ quá trình lây lan của bệnh viêm cổ tử cung hay viêm âm đạo không được điều trị.

Nếu không sớm phát hiện và kịp thời điều trị dứt điểm, bệnh viêm vòi trứng có thể khiến ống dẫn trứng bị thu hẹp, tắc nghẽn hoặc để lại sẹo. Từ đó làm tăng nguy cơ mắc chứng vô sinh thứ phát, gặp khó khăn khi thụ thụ thai và khó có con trong tương lai.

Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm vòi trứng ở nữ giới sau sinh:

  • Thống kinh (đau bụng kinh)
  • Kinh huyệt không đều hay rối loạn kinh nguyệt
  • Sốt
  • Âm đạo tiết ra nhiều khí hư gây ngứa ngáy và ẩm ướt vùng kín, khí hư có màu vàng, đôi khi có mùi hôi khó chịu
  • Chóng mặt
  • Buồn nôn
  • Tiểu rắt hoặc tiểu buốt…

Phương pháp điều trị bệnh viêm vòi trứng ở nữ giới sau sinh:

Đối với trường hợp nhẹ hoặc đang trong giai đoạn cấp tính, tình trạng viêm nhiễm vòi trứng ở nữ giới sau sinh có thể được khắc phục bằng thuốc chống viêm, phối hợp điều trị với thuốc kháng sinh dùng đường tiêm tĩnh mạch.

Ngoài ra để giảm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, giúp tổn thương và tình trạng viêm trong ống dẫn trứng mau chóng lành, bác sĩ chuyên khoa có thể sử dụng thêm một số liệu pháp trị liệu. Cụ thể:

  • Tia hồng ngoại
  • Liệu pháp chiếu nhiệt
  • Bước sóng ngắn…
Bệnh viêm vòi trứng
Bệnh viêm vòi trứng xảy ra do bộ phận này bị một số tác nhân gây hại như nấm men, vi khuẩn tấn công

Biện pháp phòng ngừa mắc bệnh phụ khoa sau sinh

Nếu chủ động hơn trong việc áp dụng các biện pháp phòng ngừa mắc bệnh phụ khoa ngay sau khi sinh nở, nữ giới có thể bảo vệ sức khỏe tổng thể, sức khỏe sinh sản cùng bộ phận sinh dục hiệu quả.

Vì thế để đảm bảo an toàn, bạn nên sớm áp dụng các biện pháp phòng ngừa mắc bệnh phụ khoa sau sinh được liệt kê dưới đây:

  • Vệ sinh vùng kín thường xuyên, giữ cho vùng kín luôn khô thoáng và sạch sẽ. Đặc biệt là trong những ngày đầu sau sinh, âm đạo còn tổn thương và còn ra sản dịch.
  • Sử dụng dung dịch vệ sinh phù hợp theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
  • Thường thay băng vệ sinh khi có kinh nguyệt trở lại hoặc còn ra sản dịch, khoảng 3 – 4 tiếng/ lần. Tránh sử dụng một miếng băng vệ sinh kéo dài để tránh tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển và sinh sôi.
  • Lưu ý sử dụng băng vệ sinh sạch và chất lượng.
  • Không mang vác vật nặng, không lao động hay làm việc nặng nhọc, nên dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi trong thời kỳ hậu sản.
  • Mặc quần áo rộng rãi, sạch sẽ, khô thoáng. Ngoài ra quần lót nên được làm gì chất liệu mềm, có khả năng thấm hút mồ hôi.
  • Tuyệt đối không thụt rửa âm đạo, chỉ rửa nhẹ và vệ sinh bên ngoài vùng kín. Điều này sẽ giúp bạn phòng ngừa tổn thương và gây trầy xước niêm mạc âm đạo. Đồng thời làm mất cân bằng nồng độ pH trong âm đạo.
  • Vệ sinh vùng kín và hậu môn theo chiều từ trước ra sau để phòng ngừa vi khuẩn từ hậu môn dính vào âm đạo. Đặc biệt là sau khi đi đại tiện.
  • Không ngâm mình và tắm trong bồn tắm quá lâu. Nên tắm rửa nhanh bằng nước ấm.
  • Vệ sinh thân thể và thay quần áo mỗi ngày. Đặc biệt nên thường xuyên thay quần lót, tránh giữ nguyên quần lót chứa nhiều khí hư hoặc mặc quần lót ẩm ướt, không sạch sẽ và chật chội.
  • Nên dung nạp đủ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Đặc biệt nữ giới sau sinh nên ăn nhiều thực phẩm giàu protein, axit béo omega-3, thực phẩm giàu vitamin C, ăn nhiều trái cây tươi, rau xanh và uống nhiều nước để cải thiện tốt sức đề kháng và khả năng miễn dịch của cơ thể.
  • Kiêng ăn những loại thực phẩm chứa gia vị cay nóng, thức ăn chế biến sẵn, chứa chất bảo quản, thức ăn nhiều đường hoặc nhiều muối, thực phẩm chiên xào nhiều chất béo và dầu mỡ, không uống rượu bia. Bởi đây đều là những loại thực phẩm, thức uống có khả năng kích thích phản ứng viêm.
  • Khám phụ khoa định kỳ để kiểm tra sức khỏe tổng thể, khả năng sinh sản. Đồng thời giúp sớm phát hiện và kịp thời điều trị những vấn đề bất thường và các bệnh phụ khoa sau sinh (nếu có). Ngoài ra bạn cần liên hệ ngay với bác sĩ khi nhận thấy âm đạo tiết nhiều khí hư, ngứa ngáy vùng kín, khí hư có mùi hôi hoặc đổi màu bất thường, đau tức bụng dưới…
Vệ sinh vùng kín thường xuyên, giữ cho vùng kín luôn khô thoáng và sạch sẽ
Vệ sinh vùng kín thường xuyên bằng sản phẩm phù hợp, giữ cho vùng kín luôn khô thoáng và sạch sẽ ngay sau khi sinh nở

Trên đây là danh sách các bệnh phụ khoa sau sinh (loại thường gặp), hướng điều trị và biện pháp phòng ngừa bệnh. Thông qua bài viết này, hy vọng nữ giới sau sinh có thể hiểu hơn về các bệnh phụ khoa thường gặp và nguy cơ mắc bệnh sau sinh. Từ đó chủ động hơn trong việc áp dụng các biện pháp phòng ngừa, tránh mang tâm lý chủ quan trong quá trình chăm sóc sức khỏe và bộ phận sinh dục để giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh.

Có thể bạn quan tâm

Thuốc Đặt Phụ Khoa Cho Bà Bầu – Sản Phẩm Tốt, Những Điều Cần Biết

Thuốc đặt phụ khoa là một giải pháp hữu hiệu được nhiều chị em phụ nữ tin dùng để khắc...

Cần thăm khám kịp thời để được tư vấn cách điều trị chính xác

10+ Phòng Khám Phụ Khoa Ở Hà Nội Tốt Nhất (Có Ngoài Giờ)

Có khá nhiều chị em phụ nữ không có thời gian để thăm khám bệnh phụ khoa tại các bệnh...

Công dụng của lá chè xanh đối với các bệnh phụ khoa

Lá chè xanh chữa khỏi bệnh phụ khoa, vệ sinh mỗi ngày

Dùng lá chè xanh chữa bệnh phụ khoa là mẹo dân gian được nhiều chị em phụ nữ tin tưởng...

7 dung dịch vụ sinh phụ nữ được đánh giá tốt nhất

7+ Dung Dịch Vệ Sinh Phụ Nữ Được Đánh Giá Tốt Nhất

Dung dịch vệ sinh phụ nữ là một trong những sản phẩm cần thiết mà bất kể người phụ nữ...

chữa bệnh phụ khoa bằng thuốc nam

Chữa Bệnh Phụ Khoa Bằng 5 Cây Thuốc Nam Dễ Kiếm

Chữa bệnh phụ khoa bằng thuốc nam là giải pháp được nhiều chị em lựa chọn. Không chỉ hỗ trợ...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *