Viêm nang lông và bệnh vẩy nến: Nắm rõ thông tin để phân biệt đúng

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Bệnh viêm nang lông và bệnh vẩy nến có các triệu chứng tương tự nhau, điều này khiến cho nhiều người nhầm lẫn giữa hai bệnh lý. Sự nhầm lẫn này khiến người bệnh lựa chọn không đúng phương pháp điều trị.

viêm nang lông và bệnh vẩy nến
Cần phân biệt viêm nang lông và bệnh vẩy nến để xác định phương pháp điều trị thích hợp

Suốt nhiều năm chịu đựng căn bệnh á sừng đầy “ám ảnh”, ông Nguyễn Thế Tình (Hạ Long, Quảng Ninh) đã lành bệnh chỉ sau 1 tháng sử dụng Thanh bì Dưỡng can thang.

Tổng quan về bệnh viêm nang lông và bệnh vẩy nến

Bệnh vẩy nến

Bệnh vẩy nến là một rối loạn tự miễn mãn tính ảnh hưởng đến da. Hệ thống miễn dịch sẽ kích thích sự tích tụ, sừng hóa của tế bào và gây ra tổn thương trên bề mặt da. Các loại vẩy nến thường gặp bao gồm:

  • Bệnh vẩy nến mảng bám: dạng này chiếm 90% bệnh nhân mắc bệnh vẩy nến. Dạng vẩy nến này biểu hiện bằng những mảng da khô, đỏ. Xuất hiện chủ yếu ở khuỷu tay, đầu gối, da đầu, cơ quan sinh dục,….
  • Bệnh vẩy nến Guttate: xuất hiện do vi khuẩn xâm nhập vào da. Dạng vẩy nến này thường không cần điều trị, tình trạng sẽ tự biến mất sau một thời gian nhất định. Biểu hiện của dạng vẩy nến này là những vùng da bị tổn thương có kích thước nhỏ và thường có dấu hiệu đóng vảy.
  • Bệnh vẩy nến thể mụn mủ: Dạng vẩy nến này khá nghiêm trọng, ngoài những triệu chứng thông thường người bệnh còn xuất hiện những nốt mụn trên da. Các mụn mủ này bị vỡ sẽ làm xuất hiện tổn thương da màu đỏ.

Ngoài ra, bạn có thể bị vẩy nến thể tròn, bệnh vẩy nến thể đốm,… những dạng vẩy nến này có các triệu chứng khá giống nhau. Vì các triệu chứng của bệnh vẩy nến không quá đặc trưng, nên mọi người thường nhầm lẫn với viêm nang lông hoặc các bệnh da liễu khác.

Viêm nang lông

Viêm nang lông là bệnh lý nhiễm trùng da nhẹ do vi khuẩn nhập vào nang lông. Tình trạng này có thể xuất hiện ở bề mặt da thông thường hoặc da dầu.

Khác với vẩy nến, viêm nang lông là bệnh cấp tính và sẽ biến mất khi được điều trị. Viêm nang lông biểu hiện dưới dạng mụn nhỏ, đỏ hoặc vàng có mủ.

Phân biệt bệnh viêm nang lông và bệnh vảy nến

1. Triệu chứng

Như đã đề cập ở trên, các triệu chứng của bệnh viêm nang lông và bệnh vẩy nến khá giống nhau. Do đó, rất khó để có thể phân biệt qua yếu tố này. Việc phân biệt triệu chứng đòi hỏi người bệnh phải quan sát kỹ đặc điểm và vị trí của từng triệu chứng.

Vị trí:

Bệnh vẩy nến thường xuất hiện ở bất cứ cơ quan nào trên cơ thể. Trong khi đó viêm nang lông chỉ xuất hiện tại các khu vực bị ma sát hoặc bị trầy xước, vùng da mỏng và dễ tổn thương.

Đặc điểm:

Các triệu chứng thường gặp của bệnh vẩy nến:

viêm nang lông và bệnh vẩy nến
Da bị tổn thương từng mảng, bong tróc và có vảy là những triệu chứng đặc trưng của bệnh vẩy nến
  • Các mảng da đỏ, viêm và xuất hiện một lớp vảy da bong tróc (thường có màu trắng, bạc)
  • Da khô và có thể bị nứt, chảy máu
  • Ngứa, rát và đau nhức xung quanh các mảng da bị tổn thương
  • Móng tay dày và bị lở
  • Sưng và đau khớp (ở những người bị viêm khớp vẩy nến)

Các triệu chứng thường gặp của viêm nang lông bao gồm:

  • Xuất hiện các mụn nước nhỏ có thể bị vỡ hoặc rỉ dịch
  • Vết sưng nhỏ ngay tại nang lông
  • Có cảm giác đau, ngứa và nóng rát tại vùng da bị tổn thương

2. Nguyên nhân

Nguyên nhân gây bệnh vẩy nến

Bệnh vẩy nến là một tình trạng tự miễn dịch của cơ thể, bệnh không có khả năng lây nhiễm. Đến nay các nhà khoa học vẫn chưa thể xác định nguyên nhân chính xác gây ra bệnh lý này.

Nguyên nhân gây bệnh viêm nang lông

Viêm nang lông là một bệnh nhiễm trùng, tình trạng này có thể do vi khuẩn hoặc virus, vi nấm gây ra. Viêm nang lông có thể truyền nhiễm sang người khác nếu có tiếp xúc vật lý tại vùng da bị bệnh.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh vẩy nến:

  • Bạn có người thân mắc bệnh vẩy nến
  • Nhiễm virus hoặc vi khuẩn
  • Da bị tổn thương do ma sát, hóa chất,…
  • Béo phì
  • Hút thuốc

Ngoài ra, bệnh vẩy nến có thể phát sinh khi có các điều kiện thuận lợi như tâm lý căng thẳng, chế độ ăn uống và các thói sinh hoạt thiếu lành mạnh,…

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm nang lông:

phân biệt viêm nang lông và bệnh vẩy nến
Tẩy lông, mặc đồ bó sát,… là những yếu tố làm tăng tỷ lệ mắc bệnh viêm nang lông
  • Tắm nước quá nóng
  • Sử dụng dao cạo
  • Tẩy lông
  • Mặc quần áo chật
  • Tăng cân nhanh
  • Hệ thống bị ức chế (do sức khỏe yếu hoặc do lạm dụng thuốc corticosteroid)

Điều trị bệnh viêm nang lông và bệnh vẩy nến

Phương pháp điều trị bệnh vẩy nến

  • Sử dụng kem corticosteroid lên vùng da bị vẩy nến để kiểm soát tình trạng viêm và ngứa. Hoặc sử dụng retinoids (dẫn xuất của vitamin A) để giảm viêm và làm mỏng lớp sừng hóa của da.
  • Sử dụng kem dưỡng ẩm để cải thiện tình trạng da khô, điều này sẽ giúp giảm các giác ngứa, rát.
  • Dùng sản phẩm chứa axit salicylic để loại bỏ những vảy da chết.
  • Liệu pháp ánh sáng
  • Sản phẩm có chứa than nhằm loại bỏ vảy và làm mềm da

Vẩy nến là bệnh tự miễn mãn tính, do đó việc điều trị phải duy trì trong thời gian dài. Bên cạnh những phương pháp này, bạn cần thay đổi chế độ sinh hoạt, chế độ dinh dưỡng, giải phóng căng thẳng và áp lực để tác động tích cực đến bệnh.

Các phương pháp điều trị viêm nang lông

  • Giữ vùng da sạch sẽ, khô thoáng
  • Sử dụng kem sát khuẩn
  • Sử dụng kháng sinh tại chỗ hoặc đường uống

Khi nào cần gặp bác sĩ ?

Nếu bạn nghi ngờ mình bị bệnh vẩy nến, bạn phải lập tức đến gặp bác sĩ. Bệnh có thể chuyển biến nghiêm trọng và ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trong cơ thể.

phân biệt viêm nang lông và bệnh vẩy nến
Cần gặp bác sĩ khi bạn nghi ngờ mình mắc bệnh vẩy nến

Riêng với bệnh viêm nang lông, bạn có thể sử dụng thuốc không kê toa tại các nhà thuốc tây. Tình trạng sẽ giảm dần sau khoảng vài ngày dùng thuốc. Tuy nhiên nếu các triệu chứng nghiêm trọng hơn (sưng da, sốt, vùng da bị tổn thương lan rộng,….) bạn cần đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị.

Các biểu hiện trên da có thể không phải do bệnh viêm nang lông và bệnh vẩy nến. Bạn có thể gặp phải các vấn đề da liễu khác như nấm da, bệnh chàm, bệnh vảy phấn hồng, gàu, mụn trứng cá,…

Mặc dù có các triệu chứng tương tự nhau nhưng nguyên nhân và cách điều trị bệnh vẩy nến và bệnh viêm nang lông hoàn toàn khác nhau. Bạn nên đến bệnh viện để được bác sĩ chẩn đoán đúng tình trạng và thực hiện phương pháp thích hợp.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên thay thế cho chỉ định từ nhân viên y tế!

Người bị viêm nang lông có nên triệt lông, làm đẹp?

Người bị viêm nang lông có nên triệt lông, làm đẹp?

Người bị viêm nang lông có nên triệt lông không được nhiều người quan tâm. Theo các chuyên gia, việc...

sau khi sinh bị viêm lỗ chân lông

Sau sinh bị viêm lỗ chân lông có tự hết không?

Nhiều phụ nữ phàn nàn rằng, sau khi sinh họ rất dễ bị các vấn đề bất thường về da,...

Lá Tắm Viêm Da Thuốc Dân Tộc Tống Tiễn Ngứa Ngáy, Ban Rát Từ Tinh Hoa YHCT

Lá Tắm Viêm Da Thuốc Dân Tộc Tống Tiễn Ngứa Ngáy, Ban Rát Từ Tinh Hoa YHCT

Lá tắm viêm da Thuốc dân tộc là công thức chuyên biệt được phối chế theo cơ chế DƯỢC DỤC...

Mẹo trị viêm nang lông bằng dầu dừa tại nhà

Để khắc phục bệnh viêm nang lông, dân gian có nhiều cách chữa trị tại nhà đơn giản nhưng khá...

Dùng dầu ozone trị viêm nang lông có hiệu quả không?

Tinh dầu Ozone là sản phẩm do công ty TNHH Ozone Việt Nam nghiên cứu và sản xuất. Sản phẩm...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.