Viêm Nang Lông Ở Mặt: Cách Điều Trị Và Phòng Ngừa Hiệu Quả
Viêm nang lông ở mặt là một trong những rối loạn da rất phổ biến gây ra nhiều triệu chứng khó chịu và ảnh hưởng trực tiếp đến thẩm mỹ. Tình trạng này không quá nguy hiểm và cũng không gây truyền nhiễm. Tuy nhiên, nếu không sớm điều trị thì người bệnh có thể gặp phải những vấn đề về da nghiêm trọng.
Viêm nang lông ở mặt nguyên nhân do đâu
Tình trạng viêm lỗ chân lông có thể kích hoạt ở bất cứ vùng da nào có nang lông trên cơ thể trong đó có vùng da mặt. Bệnh viêm nang lông ở mặt xuất hiện khi có sự xâm nhập và tấn công của các loại vi khuẩn và vi nấm kích hoạt các phản ứng viêm làm tổn hại đến lỗ chân lông ở vùng da mặt.
Nguyên nhân gây viêm nang lông ở mặt có thể là:
1. Cạo lông mặt hay cạo râu
Cả việc cạo lông mặt và cạo râu đều được cho là những tác nhân khiến tình trạng viêm nang lông kích hoạt ở vùng mặt. Đây cũng chính là nguyên nhân đặc trưng nhất đối với vùng da này.
Bởi việc sử dụng dao cạo ít nhiều sẽ khiến cho da bị tổn thương. Nếu thực hiện thường xuyên cũng sẽ tác động xấu tới hoạt động của nang lông. Từ đó tạo điều kiện cho các tác nhân gây hại tấn công và gây viêm nhiễm.
2. Vệ sinh da mặt không đúng cách
Vệ sinh da mặt không đúng cách cũng là một trong những yếu tố khiến tình trạng viêm nang lông khởi phát. Vệ sinh kém sẽ khiến cho bụi bẩn cũng như các yếu tố gây kích ứng tích tụ trên da.
Chính những điều này sẽ tạo môi trường thuận lợi cho các loại vi khuẩn, vi nấm sinh sôi. Bên cạnh đó, bệnh còn có nguy cơ xuất hiện nhiều hơn khi bạn thường xuyên dùng nước nóng để rửa mặt quá lâu.
3. Sử dụng hóa mỹ phẩm
Việc dùng các loại mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ hay kem trộn cũng được cho là nguyên nhân khiến bệnh khởi phát, nhất là ở nữ giới. Ngoài ra, dùng các loại kem có chứa corticoid trong thời gian dài cũng khiến da mặt bị tổn thương và gây bít tắc lỗ chân lông.
Không chỉ các sản phẩm trang điểm mà các sản phẩm chăm sóc và vệ sinh da không phù hợp cũng là tác nhân. Điển hình như dùng sữa rửa mặt, kem dưỡng ẩm hay toner không phù hợp với da cũng ảnh hưởng đến quá trình tiết bã nhờn và làm tăng nguy cơ viêm lỗ chân lông.
4. Yếu tố thời tiết
Thời tiết cũng là yếu tố ảnh hưởng rất nhiều đến sự xuất hiện của bệnh viêm lỗ chân lông ở mặt. Nhiệt độ quá nóng hay quá lạnh đều được cho là tác nhân.
Thời tiết nóng sẽ khiến cho tuyến bã nhờn cũng như mồ hôi hoạt động quá mức. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn tấn công và sinh sôi trên da. Còn thời tiết lạnh thì lại khiến cho lỗ chân lông bít kín, điều này cản trở đến việc vệ sinh da.
5. Thể trạng mỗi người
Thống kê ghi nhận rằng, bệnh lý này có nguy cơ khởi phát nhiều hơn ở những đối tượng có hệ miễn dịch suy yếu. Điển hình nhất là bệnh nhân bị nhiễm HIV, người bị tiểu đường hay mắc bệnh bạch cầu mãn tính.
Ngoài ra, bệnh cũng dễ xuất hiện nếu bạn đang bị viêm da hoặc mụn trứng cá, đang điều trị với thuốc kháng sinh. Bên cạnh đó, những người có tuyến bã nhờn quá phát triển cũng sẽ dễ mắc bệnh hơn bình thường.
Các dấu hiệu nhận biết viêm nang lông ở mặt
Biểu hiện của triệu chứng thường sẽ phụ thuộc vào mức độ bệnh cũng như các nguyên nhân kích hoạt. Nhưng nhìn chung, khi bị viêm nang lông ở mặt thì người bệnh sẽ dễ thấy một số dấu hiệu sau:
- Trên da mặt xuất hiện các cụm mụn màu đỏ hay mụn có phần đầu trắng ngay xung quanh vùng nang lông.
- Vùng da bị tổn thương thường sẽ ngứa rát rất khó chịu.
- Khi bệnh dần tiến triển thì trên da mặt có thể sẽ xuất hiện mụn nước.
- Nhiều người còn có thể bị sưng da và đau khắp vùng mặt.
Những triệu chứng của bệnh vừa được đề cập rất dễ gây nhầm lẫn với các vấn đề về da khác. Chính vì thế mà khi da mặt xuất hiện các dấu hiệu bất thường, bạn nên sớm thăm khám để tìm ra nguyên nhân và can thiệp đúng cách.
Tình trạng viêm nang lông ở mặt có nguy hiểm không?
Các chuyên gia nhận định rằng, bệnh viêm nang lông ở mặt sẽ không gây ra nguy hiểm khi được can thiệp kịp thời và nghiêm túc điều trị. Tuy nhiên, da mặt là vùng da nhạy cảm và ảnh hưởng rất nhiều đến tính thẩm mỹ. Trường hợp không sớm điều trị bệnh thì các vấn đề rủi ro rất dễ phát sinh.
Nhiễm trùng da có thể sẽ tái phát nhiều lần và lây lan trên diện rộng. Nhiều người còn thấy xuất hiện nhọt dưới da. Các phản ứng viêm cũng có thể khiến cho lớp nang lông bị phá hủy và da mặt người bệnh có thể bị tổn thương vĩnh viễn.
Giải pháp điều trị viêm nang lông ở mặt
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và mức độ biểu hiện triệu chứng mà sẽ có cách điều trị thích hợp. Ở bệnh lý này, bác sĩ có thể yêu cầu sử dụng thuốc Tây kết hợp với chăm sóc và điều trị tại nhà để hỗ trợ tốt hơn.
1. Sử dụng thuốc Tây
Để lên toa thuốc phù hợp với tình trạng của từng đối tượng người bệnh, trước tiên bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám. Việc chẩn đoán nguyên nhân và xác định mức độ tổn thương trên da cũng như diễn tiễn của các phản ứng viêm được cho là cần thiết nhất.
Một số loại thuốc thông thường như acetaminophen, ibuprofen… cũng có thể được dùng với mục đích làm giảm đau và giảm viêm. Ngoài ra, toa thuốc có thể bao gồm các loại thuốc bôi ngoài da dùng kết hợp với kháng sinh đường uống.
- Thuốc điều trị tại chỗ: Metronidazole, Clindamycin, Kem Steroid… là những loại được dùng phổ biến nhất. Chỉ nên thoa 1 lớp mỏng nhẹ lên vùng da cần điều trị theo liều cũng như tần suất mà bác sĩ chỉ định.
- Thuốc khánh sinh dùng theo đường uống: Thường có tác dụng ức chế hoạt động của vi khuẩn và vi nấm gây bệnh. Đồng thời ngăn ngừa nhiễm trùng da phát triển và lây lan. Các loại thường dùng bao gồm: Dicloxacillin, Ciprofloxacin, Cephalexin, Minocycline, Levofloxacin, Doxycyclinr…
Tất cả các loại thuốc dùng điều trị viêm nang lông ở mặt, cả đường uống hay tại chỗ đều phải sử dụng theo đúng kế hoạch mà bác sĩ chỉ định. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc về dùng hay thay đổi liều, ngay cả khi các triệu chứng đã có dấu hiệu thuyên giảm.
2. Các mẹo điều trị tại nhà
Một số biện pháp điều trị tại nhà cũng có thể đáp ứng tốt triệu chứng. Đặc biệt là trong trường hợp bệnh kích hoạt ở mức độ nhẹ. Các mẹo tại nhà thường an toàn, lành tính và có thể phù hợp với nhiều đối tượng người bệnh. Tuy nhiên, nếu đang điều trị theo phác đồ chuyên sâu thì bạn vẫn nên tham khảo kỹ bác sĩ trước khi áp dụng các mẹo tại nhà.
Dưới đây là một số liệu pháp tại nhà bạn có thể tham khảo thực hiện khi đang mắc bệnh viêm nang lông:
Sử dụng cám gạo và sữa tươi:
Cám gạo và sữa tươi là 2 nguyên liệu chăm sóc và dưỡng da rất quen thuộc với phái đẹp. Vitamin B và các thành phần dưỡng chất trong 2 nguyên liệu này có thể hỗ trợ loại bỏ lớp dày sừng nang lông. Đồng thời còn có tác dụng giúp giảm viêm cũng như làm sáng da.
- Cần có 3 – 5 muỗng cám gạo cùng 50ml sữa tươi không đường.
- Trộn đều 2 nguyên liệu với nhau rồi đắp trực tiếp lên vùng da bị viêm nang lông.
- Có thể massage nhẹ nhàng trong khoảng 10 – 15 phút rồi rửa lại với nước sạch.
Sử dụng dầu dừa:
Dầu dừa có tác dụng rất tốt trong việc làm mềm da, đồng thời hạn chế tình trạng mất nước để làm giảm ngứa da. Ngoài ra các tinh chất có trong dầu dừa còn hỗ trợ làm lành tổn thương da rất tốt.
- Cần có 1 thìa cà phê tinh dầu dừa.
- Thoa trực tiếp 1 lớp mỏng nhẹ lên vùng da mặt bị viêm lỗ chân lông.
- Massage nhẹ trong 10 phút và giữ nguyên thâm 5 phút.
- Rửa mặt lại thật sạch với nước mát.
Xem thêm: 7 Cách Hay Trị Viêm Nang Lông Bằng Dầu Dừa Ngay Tại Nhà
Sử dụng nha đam:
Nha đam là nguồn nguyên liệu rất lành tính và tốt cho da. Hoạt chất Magnesium lactate và axit salicylic dồi dào trong gel nha đam được cho là có thể hỗ trợ làm giảm ngứa ngáy và sưng da. Bên cạnh đó còn giúp ức chế viêm nhiễm cũng như đẩy nhanh quá trình tái tạo da.
- Cần 1 lá nha đam tươi đem rửa sạch và gọt bỏ phần vỏ.
- Cạo lấy gel và dùng gel này thoa đều lên vùng da tổn thương.
- Để yên trong 15 phút rồi dùng nước sạch rửa lại.
**Lưu ý: Bạn cần dùng nước ấm để vệ sinh vùng da cần điều trị và lấy khăn mềm thấm khô trước khi áp dụng bất cứ mẹo tại nhà nào. Ngoài ra, không áp dụng các mẹo trên khi các phản ứng viêm đã tiến triển nghiêm trọng.
Chăm sóc và phòng ngừa
Da mặt rất nhạy cảm, đồng thời dễ phát sinh các vấn đề rủi ro khi bị viêm nang lông. Nghiêm túc trong điều trị là hết sức cần thiết, tuy nhiên bạn cần chú ý thêm về vấn đề chăm sóc.
Dưới đây là một số vấn đề mà người bệnh cần chú ý thực hiện:
- Tuyệt đối không cạo râu hay cạo lông mặt khi vùng da này đang bị viêm nang lông. Trường hợp bình thường cũng không nên cạo quá thường xuyên. Bên cạnh đó, cần vệ sinh da trước khi tiến hành và dưỡng ẩm cho da sau khi cạo lông mặt hay cạo râu.
- Tuyệt đối không gãi hoặc chà xát, sờ tay lên mặt khi vùng da mặt đang bị tổn thương do viêm nang lông.
- Bạn cần chú ý nhiều hơn đến việc vệ sinh cho da mặt. Không nên để mồ hôi bám quá lâu ở trên da. Nên tẩy tế bào chết đều đặn 2 lần/tuần để cho da được thông thoáng hơn.
- Bôi kem chống nắng là bước bảo vệ và chăm sóc da cần thiết nhưng chỉ nên thoa 1 lớp mỏng nhẹ. Tránh lạm dụng mỹ phẩm, đặc biệt là các sản phẩm trang điểm như phấn nền, kem nền.
- Bạn cần lựa chọn các sản phẩm phù hợp với tính chất của làn da mình, không nên sử dụng các sản phẩm sữa rửa mặt hay tẩy tế bào chết có tính tẩy rửa quá mạnh.
- Nên uống nhiều nước hơn, đồng thời ăn nhiều rau củ, trái cây để đáp ứng độ ẩm tự nhiên cho làn da. Cùng với đó, hãy tránh xa các loại thức ăn nhanh, đồ nhiều dầu mỡ, cay nóng… để tránh khiến phản ứng viêm nặng nề thêm.
Tình trạng viêm nang lông ở mặt mặc dù không quá nguy hiểm nhưng cần sớm phát hiện và thăm khám sớm. Điều trị nghiêm túc cùng với chăm sóc đúng cách sẽ giúp tổn thương da nhanh chóng được chữa lành.
Có thể bạn quan tâm:
- Viêm nang lông có lây không? Chuyên gia giải đáp
- Trị Viêm Lỗ Chân Lông Bằng Baking Soda Có Hiệu Quả?
Hỏi đáp cùng chuyên gia
Xin chào Bác Sĩ
Cháu là Nguyễn Ngọc Hân, năm nay 21 tuổi, cháu đã đọc qua bài viết này cho cháu hỏi một chút a, da mặt cháu có tình trạng lỗ chân lông to với cái nốt mụn nhỏ li ti , đợt trước cháu có khám sức khỏe ở trường thì bác sĩ nhìn qua và bảo rằng mặt cháu bị viêm nang lông, cháu cũng dùng qua nhiều loại thuốc nhưng không mấy hiệu quả, vậy bác sĩ có thể tư vấn rõ hơn cho cháu về tình trạng da và thuốc điều trị được không a
Cháu cản ơn !