Viêm Lợi Nên Ăn Gì, Kiêng Gì Để Giúp Bệnh Mau Khỏi?
Một số thực phẩm có thể giúp giảm nhẹ các triệu chứng và thúc đẩy quá trình hồi phục tổn thương viêm ở lợi, nhưng ngược lại cũng có những thức ăn khiến bệnh trở nên nghiêm trong hơn. Vậy viêm lợi nên ăn gì và kiêng gì. Hãy tham khảo danh sách dưới đây để xây dựng được một thực đơn ăn uống có lợi nhất cho quá trình điều trị.
Bị viêm lợi nên ăn gì cho mau khỏi?
Các thực phẩm tốt nhất cho người bị viêm lợi bao gồm:
1. Tỏi tiêu diệt vi khuẩn gây viêm lợi
Tỏi là loại gia vị không thể thiếu trong thực đơn của người bị viêm lợi. Khi sử dụng, hoạt chất allicin trong tỏi sẽ phát huy tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gây nhiễm trùng tương tự như thuốc kháng sinh. Điều này giúp giảm sưng nướu răng, tiêu viêm một cách an toàn.
→Xem thêm: 12 Cách Chữa Viêm Lợi Trùm Tại Nhà Hay Mà Ít Ai Biết Đến
Bạn có thể ăn tỏi theo các hình thức dưới đây:
- Nhai nuốt trực tiếp 2 – 3 tép tỏi tươi mỗi ngày
- Dùng tỏi làm nước chấm
- Giã nát ướp với thực phẩm
- Phi thơm trước khi xào nấu thức ăn để món ăn hấp dẫn, ngon miệng hơn.
2. Mật ong giảm viêm lợi
Mật ong đặc biệt chứa nhiều vitamin E, có tác dụng chống oxy hóa, tiêu viêm, bảo vệ các mô khỏe mạnh trong lợi khỏi bị tổn thương trước sự tấn công của vi khuẩn cùng gốc tự do. Sử dụng mật ong cũng giúp tái tạo tế bào mới, thúc đẩy quá trình chữa lành tổn thương ở lợi, ngăn ngừa hôi miệng.
Để cải thiện tình trạng viêm lợi, bạn có thể ăn trực tiếp 1 – 2 thìa mật ong nguyên chất mỗi ngày. Khi dùng nên ngậm vài phút trong miệng mới nuốt vào. Bên cạnh đó, bạn có thể duy trì thói quen uống 1 ly nước chanh ấm mật ong vào buổi sáng để ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả hơn.
3. Bị viêm lợi nên ăn sữa chua
Sữa chua không chỉ có lợi cho tiêu hóa mà còn đặc biệt tốt cho người đang bị viêm lợi. Chứa lactobacillus acidophilus có lợi trong việc tiêu diệt hại khuẩn, giúp ức chế tình trạng nhiễm trùng, ngăn chặn sự hình thành và lan rộng của vết loét ở lợi.
Các trường hợp thường xuyên bị viêm lợi cũng nên duy trì thói quen ăn 1 – 2 hũ sữa chua mỗi ngày để ngăn ngừa bệnh tái phát trở lại.
4. Gừng giảm đau do viêm lợi
Gừng có tác dụng hoạt huyết, tiêu viêm, giảm đau. Chủ trị viêm khớp, đau nhức xương khớp, đau răng, sâu răng, hôi miệng, viêm nha chu và cả bệnh viêm lợi. Trong gừng chứa geraniol, b-zingiberen (35%), linalol, borneol, b-curcumenen và nhiều hoạt chất khác. Chúng có thể tiêu viêm, giảm đau, thúc đẩy hồi phục.
Bạn có thể sử dụng trà gừng, súc miệng bằng nước gừng hoặc thêm gừng vào món ăn để sử dụng đều được.
5. Trái cây có múi
Khi xây dựng thực đơn, người bị viêm lợi cũng không nên bỏ qua các loại trái cây có múi. Bao gồm cam, quýt, bưởi, chanh hay tắc…
Nhóm các loại trái cây nổi tiếng là chứa nhiều vitamin C và chất xơ. Chúng có tác dụng giảm viêm, tiêu diệt vi khuẩn có hại, làm sạch mảng bám ở răng và đẩy nhanh tốc độ chữa lành tổn thương ở lợi, đồng thời nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.
Nếu đang bị viêm lợi, bạn nên thường xuyên ăn các loại trái cây trên. Sử dụng chúng dưới dạng nước ép hoặc ăn cả múi đối với các loại có vị ngọt để hấp thụ được nguồn dinh dưỡng tốt nhất.
6. Thực phẩm chứa nhiều omega 3
Nhóm các thức ăn chứa nhiều omega 3 chính là một gợi ý hữu ích cho những ai đang thắc mắc “bị viêm lợi nên ăn gì?”. Omega 3 là một chất béo lành mạnh có tác dụng tích cực trong việc chống viêm, giảm sưng đau lợi.
Bạn có thể bổ sung omega 3 cho cơ thể để cải thiện tình trạng viêm lợi một cách tự nhiên. Chất này được tìm thấy nhiều trong các thực phẩm như:
- Cá tuyết và dầu gan cá tuyết
- Cá hồi
- Cá thu
- Hạt óc chó
- Hạnh nhân
- Cá cơm
- Đậu nành…
7. Bông cải xanh
Giàu vitamin C và chất chống oxy hóa. Chúng kết hợp với nhau mang đến khả năng kháng viêm mạnh mẽ, giúp ức chế phản ứng viêm tại lợi, giảm hiện tượng sưng đỏ, tăng cường khả năng tự tiêu diệt vi khuẩn cho hệ thống miễn dịch.
Bông cải xanh được chế biến theo nhiều hình thức khác nhau. Bạn nên ưu tiên dùng thực phẩm này ở dạng luộc, hấp hay nấu súp để cắt giảm lượng chất béo tiêu thụ và dễ tiêu hóa hơn.
8. Bị viêm lợi nên uống sữa tươi
Sữa tươi chứa thành phần acid lactic, vitamin A, D, kẽm, magie, canxi và nhiều dưỡng chất thiết yếu. Chúng có khả năng chống viêm, làm dịu kích ứng và cảm giác đau rát khó chịu ở lợi, cải thiện sức đề kháng và giúp răng chắc khỏe hơn.
Để có được những lợi ích tuyệt vời trên, bạn nên uống 1 – 2 ly sữa mỗi ngày. Tốt nhất là chọn sữa tách béo để tránh bị tăng cân.
9. Thực phẩm chứa nhiều vitamin K
Vitamin K được tìm thấy nhiều trong thịt gà, rau mùi tây, bắp cải, cải bó xôi… Chất này giúp đẩy nhanh tốc độ hồi phục tổn thương ở lợi, làm răng chắc khỏe hơn, đồng thời ổn định chức năng đông máu, ngăn chặn tình trạng chảy máu tại vết loét trên lợi.
10. Bột sắn dây
Bột sắn dây có khả năng thanh nhiệt, tiêu độc tốt. Cùng với đó, hoạt chất Daidzein được tìm thấy trong thực phẩm này còn được biết đến với khả năng kháng khuẩn, tiêu viêm.
Để nhanh khỏi viêm lợi, bạn nên dùng bột sắn dây pha nước uống thường xuyên. Thực phẩm này cũng được nấu chung với đậu xanh làm chè, vừa ngon miệng, thanh mát, vừa có ích cho quá trình hồi phục bệnh.
11. Thực phẩm giàu collagen
Bao gồm:
- Nước hầm xương
- Lòng trắng trứng
- Thịt gà
- Các loại đậu
- Rau lá xanh
- Hoa quả giàu vitamin C…
Việc tăng cường bổ sung collagen trong thời gian điều trị viêm lợi sẽ giúp giảm thiểu được đáng kể nguy cơ bị tụt lợi, đổng thời giúp vết loét nhanh khép miệng và củng cố sức mạnh cho nướu răng.
12. Thực phẩm giàu Co-enzyme Q10 (CoQ10)
Co-enzyme Q10 (CoQ10) là một chất chống oxy hóa mạnh có khả năng ngăn ngừa và cải thiện tình trạng sưng nướu răng, viêm lợi. Chất này được tìm thấy nhiều trong các thực phẩm sau:
- Rau lá xanh đậm
- Các loại đậu
- Hạt vừng
- Hạt dẻ cười
- Cam
- Dâu tây
- Việt quất…
12. Viêm lợi nên ăn gì? – Trà xanh
Trà xanh nổi tiếng với tác dụng chống oxy hóa mạnh nhờ chứa nhiều EGCG và Catechin. Chúng hoạt động bằng cách ức chế phản ứng viêm ở lợi, chữa lành vết loét và tiêu diệt vi khuẩn có hại. Ngoài nước trà xanh, bạn có thể sử dụng các chế phẩm từ bột trà ( chẳng hạn như bánh) để đẩy lùi bệnh viêm lợi một cách tự nhiên.
→Giải đáp chi tiết: Viêm Lợi Có Mủ Uống Thuốc Gì Giúp Bệnh Khỏi Nhanh Hơn?
Viêm lợi kiêng ăn gì?
Một số thực phẩm có thể gây bất lợi cho quá trình điều trị viêm lợi, thậm chí khiến các triệu chứng tăng nặng hơn. Trong thực đơn hàng ngày, bạn nên cắt giảm lượng dùng các loại đồ ăn, thức uống dưới đây:
1. Đồ ngọt
Ăn nhiều đồ ngọt gây hình thành mảng bám ở răng. Đây chính là môi trường phát triển lý tưởng của vi khuẩn gây hại. Chúng phát triển mạnh và tấn công vào nướu khiến tình trạng nhiễm trùng trở nên nghiêm trọng hơn.
2. Thức ăn chứa nhiều tinh bột
Chẳng hạn như khoai, sắn, bánh quy, gạo… Tương tự như đồ ngọt, thức ăn chứa nhiều tinh bột rất dễ bám dính vào kẽ răng và tạo ra mảng bám. Nếu chúng không được làm sạch, vi khuẩn sẽ sinh trưởng mạnh hơn và gây sâu răng, viêm lợi, áp xe răng, hôi miệng và nhiều vấn đề khác về răng miệng.
3. Đồ ăn quá nóng
Ăn nóng giúp giữ được nguyên vẹn hương vị tươi ngon, hấp dẫn của thức ăn nhưng điều đó không có nghĩa là bạn phải sử dụng ngay khi vừa nấu xong. Nhiệt độ quá cao có thể gây kích ứng nướu và khiến các mô bị tổn thương nặng hơn. Điều này sẽ dẫn đến kéo dài thời gian điều trị viêm lợi.
4. Đồ chua
Đây chính là câu trả lời tiếp theo cho thắc mắc “bị viêm lợi kiêng ăn gì?”. Các loại dưa muối chua, xoài hay các món gỏi đều chứa nhiều axit. Khi tiếp xúc với niêm mạc lợi, chúng gây cảm giác bỏng xót và đau rát vô cùng khó chịu. Tốt nhất bạn không nên ăn đồ chua cho đến khi vết loét ở lợi hồi phục hoàn toàn.
5. Thức ăn quá cứng
Khi bị viêm, lợi sẽ trở nên nhạy cảm hơn và dễ bị tổn thương, chảy máu khi bạn nhai các thức ăn cứng. Chẳng hạn như kẹo, ổi, xương, sụn, trái cây sấy khô…
6. Thức ăn quá lạnh
Tương tự như khi ăn đồ nóng, các thức ăn quá lạnh cũng khiến lợi của bạn bị kích ứng, tổn thương. Do đó, bạn nên tránh uống nước đá lạnh và hạn chế ăn kem hay dùng các món ăn lạnh khác, ngay cả khi bệnh viêm lợi đã được chữa lành.
7. Thịt có sớ dai
Thịt bò, thịt nạc lợn hay thịt trâu… có sớ khá dài và dai. Khi sử dụng các thực phẩm này, cơ nhai của bạn sẽ phải hoạt động mạnh hơn tạo ra lực ma sát nhiều hơn đến lợi.
Hơn nữa, sớ thịt cũng rất dễ mắc vào kẽ răng và rất khó làm sạch. Đây chính là nguồn thức ăn để vi khuẩn phát triển nhanh chóng và tăng nặng tình trạng nhiễm trùng ở lợi.
8. Thức ăn cay
Ăn nhiều gia vị cay dẫn đến nóng trong, nhiệt miệng, làm chậm quá trình hồi phục tổn thương ở lợi. Đặc biệt, đối với các trường hợp có vết loét ở lợi thì nên kiêng ăn đồ cay tuyệt đối để tránh gặp phải cảm giác đau rát khó chịu.
9. Thức ăn chứa nhiều gluten
Gluten được tìm thấy trong lúa mì, bánh ngọt hay bánh quy. Các trường hợp không dung nạp được gluten thì nên tránh dùng những thức ăn trên nếu không muốn bệnh nặng hơn.
10. Đồ uống chứa chất kích thích
Bia, rượu, cà phê hay những thức uống chứa chất kích thích khác được sử dụng phổ biến trong đời sống hàng ngày. Lạm dụng chúng quá mức có thể gây mất nước, giảm tiết nước bọt và khiến khoang miệng không được làm sạch hoàn toàn. Đây chính là nguồn gốc phát sinh hàng loạt các vấn đề về nha khoa như viêm lợi, sâu răng, hôi miệng, áp xe quanh chóp răng.
Bên cạnh việc tìm hiểu rõ bị viêm lợi nên ăn gì và kiêng gì, bạn cũng cần lưu ý nói không với thuốc lá. Cố gắng tuân thủ chế độ dinh dưỡng khoa học kết hợp chăm sóc răng miệng đúng cách, sạch sẽ và súc miệng với nước muối thường xuyên để nhanh khỏi bệnh.
Có thể bạn quan tâm
- Viêm Lợi Uống Vitamin Gì? 6 Loại Giúp Răng Lợi Chắc Khỏe
- Viêm Lợi Có Ăn Được Thịt Gà Không? Nha Sĩ Chia Sẻ
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!