Viêm Lợi Có Mủ Uống Thuốc Gì Giúp Bệnh Khỏi Nhanh Hơn?

Viêm lợi có mủ uống thuốc gì là thắc mắc được nhiều bệnh nhân quan tâm. Theo đó, hiện tượng lợi sưng viêm có dịch mủ cho thấy bệnh đang chuyển biến nặng, cần được khám chữa sớm. Bởi khi túi mủ bị vỡ có thể làm lan rộng viêm nhiễm, hình thành vết thương hở và phát sinh nhiều biến chứng khác.

Tổng quan về bệnh viêm lợi có mủ

Trước khi giải đáp thắc mắc: “Viêm lợi có mủ uống thuốc gì?”, trước hết chúng ta cần nắm các thông tin về chứng bệnh này. Theo đó, viêm lợi có mủ là thuật ngữ chỉ tình trạng viêm sưng nướu răng bên trong có chứa dịch mủ. Đây là một trong những bệnh lý nhiễm trùng răng miệng thường gặp hiện nay. Người mắc bệnh gặp phải các triệu chứng khó chịu như sưng đau, hôi miệng,… Ổ mủ hình thành bao gồm xác tế bào, vi khuẩn sót lại gây sưng tấy quanh mô chân răng.

bệnh viêm lợi có mủ
Tìm hiểu về bệnh trước khi giải đáp thắc mắc viêm lợi có mủ uống thuốc gì

Triệu chứng viêm lợi có mủ

Người mắc bệnh viêm nướu răng nói chung và viêm nướu răng có mủ nói riêng sẽ gặp phải các triệu chứng khó chịu. Tình trạng nướu có tích tụ dịch mủ cho thấy tình trạng viêm đã chuyển nặng. Lúc này các triệu chứng sẽ rõ nét hơn, có thể dễ dàng nhận biết bằng mắt thường. Một số dấu hiệu như sau:

  • Răng đau nhức: Biểu hiện thường gặp nhất ở người bị viêm lợi có mủ. Cơn đau nhức xuất hiện sau đó lan rộng ra khung hàm, làm một bên mặt bị sưng đau. Trường hợp không kiểm soát, cơn đau nhức ngày càng nặng nề hơn, kéo dài khiến người bệnh khó chịu, cơ thể suy nhược, mệt mỏi.
  • Nướu đỏ, sưng tấy: Vùng nướu bị sưng to, đỏ hơn so với bình thường. Người bệnh khi ấn vào thấy bên trong có dịch vàng, ngoài ra miệng còn phát ra mùi hôi khó chịu. Một số trường hợp ổ mủ chứa cả máu bên trong.
  • Đau khi nhai: Tổn thương ở nướu răng gây ảnh hưởng đến quá trình ăn uống của người bệnh. Nướu răng trở nên nhạy cảm hơn khiến khi ăn thức ăn nóng, lạnh gây tê buốt, khó chịu, khó nhai.
  • Sốt: Tình trạng viêm nướu răng có thể gây sốt nhẹ trong vài ngày hoặc sốt nặng dai dẳng không khỏi. Lúc này bệnh nhân cần được đưa đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị.

Ngoài các triệu chứng kể trên, người bị viêm lợi có mủ còn bị hôi miệng, sưng bên má có nướu bị tổn thương,… Cần nhận diện bệnh lý đang gặp phải và tìm cách khắc phục sớm. Tránh tình trạng ổ mủ vỡ, gây vết thương hở tạo điều kiện cho hại khuẩn tiếp tục tấn công, dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.

Nguyên nhân gây viêm lợi có mủ

Có nhiều nguyên nhân gây viêm nướu răng nói chung và viêm nướu răng có mủ nói riêng. Trường hợp dịch mủ đã tích tụ khiến mô nướu sưng tấy, đau rát dữ dội có thể xuất phát từ các yếu tố tác động dưới đây:

vệ sinh răng miệng
Viêm lợi có mủ xảy ra do ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, trong đó có vấn đề vệ sinh răng miệng
  • Vệ sinh răng miệng không đúng cách khiến vi khuẩn ngày càng tích tụ, phát ra độc tố làm ổ viêm trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Ăn nhiều đồ ngọt cũng là một trong những yếu tố giúp vi khuẩn có điều kiện sinh sôi và phát triển gây hại trong khoảng miệng.
  • Sử dụng thuốc tân dược điều trị bệnh trong thời gian dài gặp phải tác dụng phụ, nướu răng sưng phồng và tích tụ dịch mủ.
  • Do ảnh hưởng bởi các bệnh lý làm suy giảm hệ miễn dịch như bệnh tiểu đường, HIV,… làm vi khuẩn ngày càng tấn công, khiến nướu sưng và chứa dịch mủ bên trong.

Mỗi trường hợp khác nhau sẽ gặp phải các nguyên nhân gây bệnh khác nhau. Bạn đọc cần tìm hiểu và xác định yếu tố gây bệnh để có biện pháp can thiệp phù hợp.

Viêm lợi có mủ nguy hiểm không?

Viêm lợi có mủ gây ra các cơn đau nhức khó chịu khiến người bệnh gặp khó khăn khi nhai thức ăn, uống nước. Ngoài ra, tình trạng viêm nhiễm kéo dài còn lan rộng ảnh hưởng đến răng và các mô bình thường lân cận. Người bị viêm lợi có thể chuyển nặng thành viêm nha chu, áp xe răng,… và nhiều vấn đề khác.

Trường hợp không điều trị, viêm lợi có mủ kéo dài khiến lợi ngày càng tách rời răng, làm răng lung lay dễ rụng. Ngoài ra, bệnh nhân còn có nguy cơ gặp phải các biến chứng xa, biến chứng toàn thân khi vi khuẩn tấn công sâu vào máu, ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương,…

Chính vì những mối nguy hại kể trên, bạn nên chủ động khám sớm khi nhận thấy nướu bị sưng và tích tụ nhiều dịch mủ, máu bất thường. Bác sĩ sẽ thăm khám và đưa ra giải pháp phù hợp, an toàn nhất cho từng trường hợp. Trong đó, phương pháp dùng thuốc hỗ trợ giảm triệu chứng, kháng viêm, ngăn biến chứng được sử dụng phổ biến.

Viêm lợi có mủ uống thuốc gì?

Bên cạnh các biện pháp can thiệp chuyên sâu, chẳng hạn như dẫn lưu dịch mủ, lấy tủy răng, nhổ răng, tiểu phẫu nhằm loại bỏ dị vật,… sử dụng thuốc là phương pháp giúp hỗ trợ giảm triệu chứng, phòng ngừa biến chứng được áp dụng rộng rãi. Mỗi trường hợp sẽ được bác sĩ nha khoa chỉ định dạng thuốc phù hợp.

sử dụng thuốc chữa bệnh
Viêm lợi có mủ uống thuốc gì được nhiều người quan tâm

Vậy viêm lợi có mủ uống thuốc gì? Theo các chuyên gia, nhóm thuốc được sử dụng trong điều trị viêm lợi có mủ bao gồm thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau. Người bệnh dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, không tùy tiện sử dụng để phòng trường hợp gặp phải tác dụng phụ ảnh hưởng sức khỏe.

Các thuốc được dùng với mục địch giảm tình trạng đau nhức nướu răng, đau răng khi nướu bị sưng viêm, đồng thời diệt khuẩn, ngăn ngừa nguy cơ viêm nhiễm lan rộng. Trả lời thắc mắc cho câu hỏi trên, dưới đây là các loại thuốc được dùng phổ biến:

Viêm lợi có mủ uống thuốc gì? – Thuốc kháng sinh

Nhóm thuốc kháng sinh được sử dụng trong điều trị các bệnh lý nhiễm trùng, viêm nhiễm. Chỉ định cho đối tượng bị viêm nhiễm nặng, cần kiểm soát tức thời. Trong đó, trường hợp bệnh nhân bị viêm lợi có mủ có dấu hiệu chuyển biến nặng sẽ được bác sĩ chỉ định dùng thuốc kháng sinh.

Một số thuốc gồm thuốc chứa beta lactam, macrolid,… các chất này có tác dụng tiêu diệt chủng khuẩn gây hại cho nướu răng, giúp ngăn tình trạng tích tụ mảng bám. Ngoài ra, một số thuốc chứa các hoạt chất như spiramycin, metronidazol,… cũng được kết hợp sử dụng.

Thuốc kháng sinh giúp điều trị viêm nhiễm, ngăn ngừa nguy cơ lan rộng tổn thương, khắc phục các triệu chứng cho bệnh nhân. Sử dụng thuốc kháng sinh theo hướng dẫn, tuân thủ theo đúng liều dùng được quy định để đảm bảo hiệu quả và an toàn khi dùng.

Thuốc giảm đau chữa viêm lợi có mủ

Tình trạng đau nhức khó chịu khi bị viêm lợi có mủ khiến bệnh nhân gặp khó khăn khi nhai thức ăn, khi nói chuyện,… Cơn đau có thể kéo dài dai dẳng, xuất hiện vào ban đêm ảnh hưởng đến giấc ngủ và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Khi đó, để giảm thiểu rủi ro, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc giảm đau thông thường cho người bệnh sử dụng.

Một số loại như paracetamol, aspirin, ibuprofen,… có tác dụng giảm đau nhức do tình trạng sưng viêm gây ra. Tuy nhiên cần lưu ý đối với bệnh nhân mắc bệnh dạ dày nên thông báo với bác sĩ trước khi dùng. Do trong thuốc giảm đau chứa các chất có thể gây ảnh hưởng đến dạ dày.

dùng thuốc tây điều trị bệnh
Sử dụng thuốc giảm đau khi bị viêm lợi có mủ theo hướng dẫn của bác sĩ

Bác sĩ chỉ định dùng thuốc giảm đau trong trường hợp nghiêm trọng, cơn đau gây ảnh hưởng đến sinh hoạt ăn uống của người bệnh. Dùng đúng liều lượng theo hướng dẫn của chuyên gia để đảm bảo an toàn sức khỏe. Các trường hợp chống chỉ định bao gồm người bị sốt rét, sốt xuất huyết, người mắc bệnh máu khó đông,…

Thuốc Corticosteroid giảm đau, kháng viêm

Thuốc corticosteroid có chứa hoạt chất kháng sinh, kháng viêm mạnh mẽ, ngoài ra còn có thành phần giúp giảm đau hiệu quả. Sử dụng thuốc cho đối tượng bị viêm lợi có mủ, giúp kiểm soát tình trạng viêm, đồng thời xoa dịu cảm giác khó chịu cho bệnh nhân.

Hiệu quả của thuốc được đánh giá khá nhanh chóng. Tuy nhiên bệnh nhân cần sử dụng thuốc theo đúng phác đồ. Tuyệt đối không nên lạm dụng loại thuốc này trong thời gian dài có thể gây ra các tác dụng phụ ảnh hưởng sức khỏe.

Thuốc kháng viêm không steroid

Thuốc kháng viêm không steroid được dùng trong điều trị bệnh viêm lợi có mủ. Thuốc có tác dụng giảm sưng đỏ, cải thiện triệu chứng sưng nướu răng, đẩy lùi cơn đau cho người bệnh. Một số thuốc được chỉ định như meloxicam, diclophenac,… Không dùng thuốc cho người đang gặp vấn đề tiêu hóa, có tiền sử viêm loét dạ dày.

Các loại thuốc khác

Ngoài các thuốc dùng toàn thân theo đường uống kể trên, bạn có thể được bác sĩ kê đơn thuốc bôi tại chỗ. Thuốc dùng ngoài da, thoa lên vùng lợi bị sưng viêm. Có các dạng bào chế như kem, gel, dung dịch súc miệng, dạng sợi,…

Các sản phẩm này có chứa các chất giúp giảm đau, chống viêm,… Bác sĩ nha khoa sẽ kiểm tra, chẩn đoán sau đó chỉ định thuốc điều trị phù hợp cho bệnh nhân. Người dùng nên tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo quá trình điều trị an toàn và hiệu quả.

Lưu ý khi sử dụng thuốc trị viêm lợi có mủ

Như trên đã giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc viêm lợi có mủ nên uống thuốc gì. Ngoài ra, bạn đọc cần lưu ý một số vấn đề dưới đây khi dùng thuốc để đảm bảo đạt hiệu quả như mong đợi:

  • Sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý kết hợp hoặc thay đổi liều dùng để tránh gây tương tác thuốc hoặc phản ứng phụ ảnh hưởng sức khỏe.
  • Trước khi sử dụng thuốc nên thông báo với bác sĩ các thuốc điều trị bệnh khác đang dùng, khai báo tiền sử bệnh lý và các vấn đề đang gặp phải để được hỗ trợ.
  • Trong quá trình sử dụng thuốc điều trị viêm lợi có mủ, nếu cơ thể xảy ra các phản ứng bất thường, bạn nên thông báo với bác sĩ để được theo dõi và điều chỉnh thuốc cho phù hợp.
  • Không tự ý kết hợp dùng thuốc tây với mẹo dân gian, thuốc Đông y để tránh nguy cơ tương tác thuốc hại sức khỏe. Trường hợp muốn sử dụng nên tham khảo ý kiến bác sĩ, chuyên gia.
  • Kết hợp sử dụng thuốc theo đúng phác đồ và điều chỉnh thói quen ăn uống, sinh hoạt cải thiện sức khỏe từ bên trong.

Chăm sóc phòng ngừa viêm lợi có mủ tái phát

Viêm lợi có mủ là bệnh lý răng miệng thường gặp hiện nay. Nội dung bên trên đã giúp bạn giải đáp các thắc mắc liên quan đến bệnh lý này. Trường hợp bạn kéo dài viêm nhiễm không can thiệp điều trị bằng biện pháp phù hợp có thể gặp phải các biến chứng không mong muốn.

Chăm sóc phòng ngừa viêm lợi có mủ tái phát
Thăm khám nha khoa, chủ động chăm sóc răng miệng phòng nguy cơ viêm lợi có mủ tái phát

Ngoài ra, sau điều trị khỏi bệnh, khả năng viêm nhiễm tái phát cao nếu bạn không duy trì thói quen lành mạnh, không chăm sóc răng miệng đúng cách. Do đó, bạn đọc nên chủ động phòng ngừa viêm lợi tái phát ngay từ bây giờ, một số lưu ý như sau:

  • Định kỳ 6 tháng lấy cao răng để tránh tình trạng vi khuẩn lưu trú gây viêm nhiễm nướu răng và phát sinh các vấn đề khác.
  • Vệ sinh răng miệng đúng cách, lựa chọn bàn chải đánh răng, kem đánh răng, nước súc miệng phù hợp. Không đánh răng quá mạnh, dùng lực vừa phải tránh làm tổn thương nướu.
  • Điều chỉnh chế độ ăn uống, hạn chế ăn nhiều đồ ngọt, nước ngọt có gas, đồ ăn dầu mỡ, cay nóng, đồ ăn quá lạnh, thức uống chứa cồn, không hút thuốc lá. Thay thế các thực phẩm không lành mạnh bằng các món ăn có nhiều rau xanh, ăn hoa quả tươi cung cấp vitamin, khoáng chất cho cơ thể.
  • Khám sức khỏe định kỳ, khám nha khoa khi nhận thấy răng nướu có biểu hiện bất thường.

Hy vọng bài viết đã giúp bạn đọc giải đáp vấn đề: “Viêm lợi có mủ uống thuốc gì?”. Bác sĩ nha khoa sẽ kiểm tra, chẩn đoán sau đó chỉ định phác đồ điều trị viêm lợi có mủ phù hợp cho từng đối tượng bệnh nhân. Bạn đọc không nên tự ý dùng thuốc khi chưa được hướng dẫn để tránh gặp tác dụng phụ không mong muốn.

Có thể bạn quan tâm:

Cách trị viêm nướu răng tại nhà đơn giản hiệu quả

10 Cách Trị Viêm Nướu Răng Tại Nhà Hiệu Quả Mà Dễ Dùng

Hiện nay có nhiều cách trị viêm nướu răng tại nhà được truyền tai nhau áp dụng. Mẹo dân gian...

Cách bổ sung vitamin đúng cách giúp răng chắc khỏe

Viêm Lợi Uống Vitamin Gì? 6 Loại Giúp Răng Lợi Chắc Khỏe

Viêm lợi uống vitamin gì giúp bồi bổ sức khỏe, hỗ trợ quá trình điều trị diễn ra an toàn,...

Viêm lợi có niềng răng được không?

Viêm Lợi Có Niềng Răng Được không? Ai Không Nên Niềng?

Viêm lợi có niềng răng được không là thắc mắc được nhiều người quan tâm. Niềng răng là phương pháp...

Lưu ý khi dùng thuốc điều trị viêm lợi ở trẻ em

Top 4 Thuốc Điều Trị Viêm Lợi Ở Trẻ Em An Toàn và Hiệu Quả

Bố mẹ dùng thuốc điều trị viêm lợi ở trẻ em nên tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ,...

Viêm lợi sưng má là gì?

Viêm Lợi Sưng Má: Nguyên Nhân và Mối Nguy Hại Cần Biết

Viêm lợi sưng má có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào. Tình trạng sưng phồng má, viêm...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.