Viêm Lợi Ở Trẻ Em: Nguyên Nhân và Cách Điều Trị An Toàn

Viêm lợi ở trẻ em hay còn gọi là viêm nướu răng ở trẻ em hiện nay có tỷ lệ ngày càng gia tăng. Bệnh xảy ra do ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố từ sinh hoạt đến chế độ ăn uống. Cần phát hiện viêm nhiễm sớm và điều trị để phòng tránh các rủi ro gây ảnh hưởng đến sự phát triển và sức khỏe của trẻ.

Viêm lợi ở trẻ em là gì?

Viêm lợi hay viêm nướu răng là thuật ngữ chỉ bệnh lý răng miệng thường gặp hiện nay. Mức độ viêm nướu răng so với các vấn đề nha khoa khác như viêm nha chu, áp xe,… tương đối nhẹ, có thể điều trị khắc phục dễ dàng nếu phát hiện sớm.

Viêm lợi ở trẻ em là gì? 
Viêm lợi ở trẻ em ngày càng phổ biến hiện nay

Viêm lợi ở trẻ được chia thành 5 dạng bệnh chính dựa trên tác nhân gây bệnh, bao gồm viêm lợi thông thường, viêm lợi do máu, vi khuẩn, do thuốc hoặc viêm loét hoại tử. Cụ thể:

  • Viêm lợi thông thường: Đây là một trong số các dạng bệnh xảy ra phổ biến nhất, liên quan đến quá trình chăm sóc, vệ sinh răng miệng hàng ngày, do thói quen ăn uống,… 
  • Viêm lợi do bệnh về máu: Trẻ em mắc bệnh về máu từ khi chào đời rất dễ gặp phải bệnh nha khoa, trong đó có viêm lợi.
  • Viêm lợi do vi khuẩn: Liên quan đến vi khuẩn herpes. Loại vi khuẩn này sẽ xâm nhập vào khoang miệng, gây hại cho răng miệng. Thường xảy ra ở trẻ trong độ tuổi từ 2 – 5 tuổi.
  • Viêm lợi do thuốc: Trẻ phải điều trị bệnh từ sớm, sử dụng thuốc kháng sinh kéo dài gặp tác dụng phụ dẫn đến viêm lợi. Đây cũng là một trong các dạng viêm nhiễm tạm thời, có thể cải thiện sau khi ngưng sử dụng thuốc.
  • Viêm lợi loét hoại tử: Viêm nhiễm nặng, các mô mềm bị phá hủy nghiêm trọng.

→Xem thêm: 12 Cách Chữa Viêm Lợi Trùm Tại Nhà Hay Mà Ít Ai Biết Đến

Dấu hiệu nhận biết viêm lợi ở trẻ em

Có thể nhận biết viêm lợi ở trẻ em thông qua các triệu chứng như:

  • Sưng phồng nướu răng, nướu trở nên khá nhạy cảm, dễ chảy máu, đặc biệt là khi đánh răng hoặc có một tác động nào đó đến nướu.
  • Răng yếu, dễ bị lung lay, hơi thở trẻ có mùi hôi bất thường.
  • Thâm lợi, vùng nướu bị viêm không còn hồng hào như bình thường mà trở nên sẫm màu hơn.
  • Trên nướu có nhiều mảng bám màu trắng hoặc một số trường hợp thấy đốm trắng xuất hiện bất thường.
  • Tụt lợi, phần chân răng lộ ra ngoài ngày càng rõ ràng.
  • Do sưng nướu răng nên một bên má cũng sẽ bị sưng phồng theo.

Nướu sưng đỏ mềm, khi sờ vào có cảm giác phập phồng bất thường, không chắc chắn. Ngoài ra trẻ còn bị chảy nhiều nước bọt khi ngủ, ngứa ngáy khó chịu mô nướu,… Các triệu chứng bất thường xuất hiện theo từng giai đoạn tiến triển của bệnh, cụ thể như:

Dấu hiệu nhận biết viêm lợi ở trẻ em
Nướu răng bị vi khuẩn tấn công bắt đầu sưng viêm, gây đau và chảy máu,…
  • Giai đoạn đầu: 

Sưng lợi nhẹ, vị trí sưng hơi sẫm màu hơn các khu vực xung quanh. Nếu trẻ chải răng quá mạnh có thể gây chảy máu. Đau nhức nhẹ, nhưng nướu chưa bị ảnh hưởng tách rời chân răng, bám khá chắc chắn. Đồng thời các tổn thương xương và mô xung quanh răng cũng chưa hình thành.

  • Giai đoạn 2: 

Lợi đã bị viêm sưng trong thời gian dài dần tích tụ dịch mủ. Bên cạnh đó, răng cũng không được nướu giữ chặt như trước trở nên lung lay, dễ gãy rụng hơn. Khoảng trống giữ răng và nướu hình thành cũng là cơ hội tốt cho thức ăn mắc vào, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi.

Vi khuẩn phát triển, hoạt động tiết ra độc tố gây hại cho nướu răng của trẻ. Lâu dần các tổ chức quanh răng bị tổn thương, suy yếu, viêm nhiễm lan rộng phát sinh biến chứng. Ngoài đau nhức, chảy máu chân răng, miệng của trẻ còn phát ra mùi hôi khó chịu.

Nguyên nhân gây viêm lợi ở trẻ em

Bệnh viêm lợi ở trẻ em hình thành chủ yếu do thói quen vệ sinh răng miệng của trẻ không đảm bảo. Nhiều phụ huynh không hướng dẫn trẻ cách đánh răng và nhắc nhở trẻ bảo vệ sức khỏe răng miệng. Lâu dần thức ăn thừa tồn đọng trong kẽ răng, khe nướu, gây sưng viêm và khiến trẻ đau nhức vô cùng khó chịu.

Bên cạnh đó, ở một số trường hợp, tình trạng viêm lợi ở trẻ xảy ra do cơ thể trẻ bị thiếu chất hay ăn uống không hoa học. Chẳng hạn ăn nhiều đồ ăn béo, đồ ngọt, uống nước ngọt đóng chai,… trước khi đi ngủ mà không đánh răng lâu dần gây sâu răng, viêm nướu,…

Một số trường hợp khác viêm nhiễm hình thành do trước đó trẻ ăn phải thức ăn quá cứng gây tổn thương nướu răng. Vi khuẩn xâm nhập tấn công khiến vùng nướu bị tổn thương sưng viêm, tích tụ dịch mủ,… Đây là các yếu tố nguy cơ cao dẫn đến tình trạng viêm lợi ở trẻ em.

Ngoài ra, như đã đề cập bên trên, dựa vào nguyên nhân người ta chia viêm lợi thành 5 nhóm chính. Tương ứng với đó là các tác nhân gây viêm, bao gồm ảnh hưởng từ bệnh lý, do vi khuẩn herpes, tác dụng phụ của thuốc hay viêm do loét hoại tử,…

Viêm lợi ở trẻ em có nguy hiểm không?

Viêm lợi (viêm nướu răng) thực tế là tình trạng răng miệng nhẹ, có thể điều trị dứt điểm nếu phát hiện sớm. Tuy nhiên, trẻ có thể trong độ tuổi chưa tự chủ trong việc đánh răng, vệ sinh răng miệng hàng ngày hoặc phụ huynh không hướng dẫn trẻ đánh răng đúng cách, kết hợp với các yếu tố gây viêm khác khiến tình trạng bệnh ngày càng nghiêm trọng hơn.

Viêm lợi ở trẻ em có nguy hiểm không?
Trường hợp viêm lợi kéo dài không kiểm soát có thể gây ra nhiều biến chứng răng miệng ảnh hưởng sức khỏe của trẻ

Khi đó, trẻ gặp phải các triệu chứng ngày càng nặng nề, gây khó chịu, ảnh hưởng đời sống và sức khỏe của trẻ. Cụ thể như:

  • Viêm lợi ở trẻ em ngày càng nặng nề không phát hiện gây biến chứng, làm trẻ khó khăn khi nhai, lâu dần làm suy nhược cơ thể.
  • Tình trạng đau rát khó chịu khiến cho trẻ biếng ăn, ăn không ngon miệng.
  • Một số trường hợp bệnh nặng có hiện tượng tụt nướu, chân răng lộ rõ ra ngoài khiến răng nhạy cảm hơn. Khi ăn lạnh, đồ ăn nóng thường dễ bị tê buốt, khó chịu.
  • Các bé chưa thay răng có thể bị gãy rụng răng sữa sớm, điều này làm tăng nguy cơ mọc lệch răng vĩnh viễn về sau.
  • Trường hợp trẻ đã thay răng, viêm lợi kéo dài có thể gây biến chứng mất răng, răng không mọc được trở lại.
  • Ngoài ra, một số thông kê còn nhận thấy các bé viêm nặng gặp phải biến chứng tiêu xương ổ răng, viêm tủy, tụt nướu,…

Cần nhận biết sớm tình trạng viêm lợi ở trẻ em để có biện pháp can thiệp điều trị phù hợp. Bởi bệnh kéo dài, viêm nhiễm lan rộng kéo theo nhiều hệ lụy kể trên. Chính vì thế, phụ huynh nên lắng nghe chia sẻ của trẻ, theo dõi tình trạng răng miệng, giúp bé chăm sóc đúng cách, phòng ngừa rủi ro không mong muốn.

→Tham khảo ngay: Trẻ Bị Viêm Lợi và Sốt Nên Làm Gì? Cách Xử Lý Cho Mẹ

Làm gì khi trẻ bị viêm lợi?

Ngay khi nhận thấy nướu răng của trẻ có dấu hiệu sưng phồng, viêm nhiễm, phụ huynh nên chủ động đưa trẻ đến nha khoa uy tín để kiểm tra và điều trị sớm. Trường hợp nhẹ có thể khắc phục tại nhà không cần can thiệp chuyên sâu, tuy nhiên đối với viêm có dấu hiệu biến chứng cần theo dõi và điều trị y tế. Dưới đây là hai hướng điều trị được áp dụng:

Điều trị viêm lợi ở trẻ em tại nha khoa

Đưa trẻ đến gặp bác sĩ nha khoa để khám và điều trị sớm giúp phòng tránh các rủi ro không mong muốn. Mặc dù viêm nướu răng có thể điều trị dễ dàng, tuy nhiên nếu viêm nhiễm lan rộng và phát sinh biến chứng việc điều trị sẽ khó khăn hơn, đồng thời còn tiềm ẩn nhiều vấn đề nguy hại khác.

Các bác sĩ sẽ thăm khám, chẩn đoán mức độ viêm nhiễm mà trẻ đang gặp phải và chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Trường hợp trên răng có nhiều mảng bám dày đặc, bác sĩ nha khoa sẽ giúp làm sạch nhầm ngăn vi khuẩn không có chỗ lưu trú và sinh sôi.

Làm gì khi trẻ bị viêm lợi?
Đưa trẻ đến gặp bác sĩ nha khoa để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị

Việc làm sạch mảng bám, vôi răng là bước đầu điều trị viêm lợi được thực hiện rộng rãi. Trẻ sau khi được vệ sinh răng miệng tại nha khoa sẽ được nha sĩ hướng dẫn cách chải răng đúng cách để tự bảo vệ răng miệng tại nhà. Khi cần thiết, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kết hợp cho trẻ sử dụng.

Thuốc có thể ở dạng bôi hoặc uống trực tiếp giúp kháng viêm, giảm sưng đau, giúp điều trị viêm nướu triệt để hơn. Phụ huynh nên cho trẻ dùng thuốc theo đúng liệu trình được bác sĩ hướng dẫn, tránh lạm dụng gây ảnh hưởng tiêu cực cho sức khỏe của trẻ nhỏ.

Trường hợp viêm nặng, tổn thương xảy ra ở nướu răng vĩnh viễn, bác sĩ sẽ cân nhắc áp dụng biện pháp ngoại khoa như ghép nướu nhằm khôi phục kết cấu ban đầu, tránh tình trạng viêm nhiễm làm tụt nướu răng, hở lợi ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ.

Áp dụng mẹo giảm viêm tại nhà

Dùng mẹo dân gian tại nhà có tác dụng hỗ trợ giảm viêm, cải thiện các triệu chứng khó chịu cho trẻ nhỏ. Phương pháp thích hợp sử dụng vào giai đoạn bệnh mới khởi phát, chưa có dấu hiệu biến chứng. Dưới đây là các cách được áp dụng phổ biến, bạn đọc có thể tham khảo:

  • Dùng mật ong: Chỉ áp dụng phương pháp này cho trẻ trên 1 tuổi. Cách sử dụng đơn giản, sau khi đánh răng sạch, bạn thoa mật ong lên nướu răng bị viêm của trẻ.
  • Dùng là lốt: Lá lốt rửa sạch, giã nát, chắt lấy nước cốt lá lốt, chấm tăm bông vào bôi lên nướu răng của trẻ, sau vài phút cho trẻ súc miệng lại với nước sạch.
  • Dùng lá trầu không: Lấy nước cốt lá trầu chấm lên nướu răng 3 – 5 phút rồi cho trẻ súc miệng lại với nước sạch.

Các phương pháp dân gian lành tính, an toàn khi dùng. Tuy nhiên đòi hỏi người thực hiện phải kiên trì. Ngoài ra, phụ huynh nên kết hợp cho trẻ ăn uống đầy đủ, hướng dẫn trẻ cách vệ sinh răng miệng đúng cách để nâng cao hiệu quả giảm viêm nhiễm.

Chủ động phòng ngừa viêm lợi ở trẻ em

Viêm lợi ở trẻ em là tình trạng xảy ra thường xuyên hiện nay. Do trẻ chưa xây dựng được thói quen tự đánh răng, bảo vệ sức khỏe răng miệng. Tuy nhiên, bố mẹ có thể hướng dẫn trẻ cách phòng ngừa chứng bệnh này, cũng như các vấn đề răng miệng khác, duy trì quá trình thay răng tự nhiên, tránh ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn.

Chủ động phòng ngừa viêm lợi ở trẻ em
Hướng dẫn trẻ cách đánh răng và chăm sóc răng miệng đúng cách

Một số lưu ý như:

  • Hướng dẫn cách chải răng đúng cách cho trẻ nhỏ, xây dựng thói quen vệ sinh cá nhân hàng ngày cho bé
  • Bố mẹ nên lựa chọn loại bàn chải phù hợp theo độ tuổi của con
  • Xây dựng cho trẻ thói quen tốt, đánh răng sau khi ăn 30 phút và trước khi đi ngủ
  • Sử dụng kem đánh răng và nước súc miệng cho trẻ em
  • Trước khi trẻ đi ngủ không nên cho bé ăn nhiều đồ ngọt, uống nước ngọt có ga, thực phẩm cứng, dễ mắc răng,…
  • Bổ sung cho trẻ đầy đủ dinh dưỡng, cân bằng thực đơn ăn uống hàng ngày giúp nâng cao hệ miễn dịch, tăng cường đề kháng cho trẻ nhỏ từ bên trong.
  • Đưa trẻ thăm khám nha khoa định kỳ để theo dõi tình trạng răng miệng, đồng thời lấy cao răng khi cần thiết để tránh vi khuẩn tích tụ gây hại.

Viêm lợi ở trẻ em là một trong nhiều vấn đề răng miệng xảy ra phổ biến hiện nay. Mặc dù không quá nguy hiểm, tuy nhiên tình trạng viêm kéo dài có thể phát sinh nhiều biến chứng. Do đó phụ huynh nên kiểm tra, theo dõi và đưa trẻ khám nha khoa và chữa trị sớm khi cần thiết.

Có thể bạn quan tâm

Tiêu chí chọn nước súc miệng trị viêm lợi

Top 11 Nước Súc Miệng Trị Viêm Lợi Tốt Được Tin Dùng

Nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng, hiện nay nhiều dòng sản phẩm nước súc miệng trị viêm lợi ra đời. Nước súc miệng hỗ trợ...
Tiêu chí chọn nước súc miệng trị viêm lợi

Top 11 Nước Súc Miệng Trị Viêm Lợi Tốt Được Tin Dùng

Nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng, hiện nay nhiều dòng sản phẩm nước súc miệng...

Dùng tỏi chữa viêm lợi có được không?

4 Cách Chữa Viêm Lợi Bằng Tỏi Hay Được Áp Dụng Nhiều

Cách chữa viêm lợi bằng tỏi là mẹo dân gian đơn giản được áp dụng rộng rãi. Phương pháp sử...

Bị viêm lợi có nên lấy cao răng không?

Bị Viêm Lợi Có Nên Lấy Cao Răng Không? Tốt Hay Là Hại?

Bị viêm lợi có nên lấy cao răng không? Đây là thắc mắc được nhiều người quan tâm. Theo các...

Nguyên nhân gây sưng nướu răng

Sưng Nướu Răng (Sưng Lợi): Cách Điều Trị và Ngăn Ngừa

Sưng nướu răng hay còn gọi là sưng lợi gây khó chịu, đau nhức, vướng víu khi nhai, ảnh hưởng...

Cách trị viêm nướu răng tại nhà đơn giản hiệu quả

10 Cách Trị Viêm Nướu Răng Tại Nhà Hiệu Quả Mà Dễ Dùng

Hiện nay có nhiều cách trị viêm nướu răng tại nhà được truyền tai nhau áp dụng. Mẹo dân gian...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *