Thoái Hóa Khớp Thái Dương Hàm và Cách Phòng Chống

Thoái hóa khớp thái dương hàm là bệnh lý nhiều người gặp phải hiện nay. Bệnh gây ra các triệu chứng khó chịu, làm ảnh hưởng đời sống, sức khỏe. Trường hợp thoái hóa khớp nặng nề có khả năng gây ra nhiều biến chứng không mong đợi cho người bệnh.

Khái niệm thoái hóa khớp thái dương hàm

Như các bạn đã biết, khớp thái dương hàm có cấu trúc đặc biệt nhất trong hệ thống xương khớp trên cơ thể. Khớp nối liền phần sọ với xương hàm, đảm nhận nhiệm vụ đóng mở hàm, chuyển động qua lại, ra trước, về sau. Khớp thái dương hàm có mối liên hệ trực tiếp với hệ thống dây thần kinh tại não bộ.

Khái niệm thoái hóa khớp thái dương hàm
Khớp thái dương hàm gặp vấn đề lâu dần dẫn đến thoái hóa

Sọ mặt chỉ có duy nhất một khớp là khớp thái dương hàm, để hoạt động nhịp nhàng khớp này sẽ kết hợp cùng với cơ nhai, răng, đảm nhận nhiệm vụ nghiền thức ăn, nói chuyện và nhiều chức năng khác. Tuy nhiên, khớp thái dương hàm, hệ thống cơ nhai, hoặc răng gặp sự cố sẽ phát sinh nhiều hệ lụy.

Trong đó, tình trạng thoái hóa khớp thái dương hàm xảy ra phổ biến nhất. Đây là tên gọi chung cho tình trạng rối loạn chức năng khớp thái dương hàm, các cơn đau bất chợt xuất hiện khiến người bệnh gặp khó khăn khi ăn uống và giao tiếp.

Lâu dần khi khớp không được điều chỉnh khắc phục, các tổn thương trở nên nặng nề hơn có thể kéo theo nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó bạn cần sớm phát hiện, thăm khám bác sĩ và nhận tư vấn điều trị để sớm ổn định khớp thái dương hàm ngăn chặn biến chứng.

Triệu chứng thoái hóa khớp thái dương hàm

Thoái hóa khớp thái dương hàm khởi phát khá âm thầm, do đó không nhiều người phát hiện và điều chỉnh từ sớm. Đến khi tình trạng thoái hóa trở nên nghiêm trọng, đau nhức khó chịu bệnh nhân mới đến gặp bác sĩ. Những tổn thương khi đã quá nặng thậm chí có khả năng không thể phục hồi.

Triệu chứng
Khớp đau nhức khó chịu làm bạn khó nhai, khó nuốt

Do đó, tốt hơn hết bạn nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt. Những biểu hiện thoái hóa ban đầu đến nặng kể đến như:

  • Cơn đau nhức xuất hiện ở vị trí khớp thái dương hàm. Đặc biệt khi ăn uống, giao tiếp, cơn đau có xu hướng trở nên nặng nề hơn, lan ra các khu vực lân cận như quanh tai, đau cổ, gáy, vai,…
  • Thoái hóa khớp thái dương hàm không chỉ gây khó khăn cho người bệnh khi ăn uống mà trong vấn đề giao tiếp cũng gặp nhiều trở ngại. Di chuyển hàm khó, đau nhức và cứng khiến cho phát âm không rõ, lười nói chuyện.
  • Cứng khớp xảy ra khi bệnh nhân vừa mới ngủ dậy, người bệnh không mở hoặc đóng hàm dưới được như bình thường.
  • Tình trạng thoái hóa trở nên nghiêm trọng hơn khiến cho bạn cảm nhận được tiếng kêu lục cục khi nhai thức ăn.
  • Ngoài các biểu hiện bên trên, người bị thoái khớp thái dương hàm còn nhận thấy gương mặt trở nên mất cân đối, bị sưng vị trí khớp thoái hóa, tổn thương, mặt sưng to hơn bên còn lại.

Các triệu chứng bất thường xuất hiện khiến bạn gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt đời sống, gây biếng ăn, thiếu hụt dinh dưỡng, giao tiếp kém hiệu quả,… Nếu không kiểm soát, điều chỉnh sớm bệnh nhân còn có khả năng đối mặt với nhiều rủi ro khác.

Tham khảo thêm: Phác đồ điều trị viêm khớp thái dương hàm chuẩn từ bộ Y Tế

Thoái hóa khớp thái dương hàm do nguyên nhân nào?

Có rất nhiều yếu tố tác động khiến khớp thái dương hàm ngày càng thoái hóa. Không loại trừ khả năng thoái hóa tự nhiên theo tuổi tác, liên quan đến yếu tố giới tính, hormone trong cơ thể, ảnh hưởng từ các bệnh lý khác. Dưới đây là những nguyên nhân chính, bạn đọc nên thận trọng:

Thói quen sinh hoạt, ăn uống

Đây là một trong số các nguyên nhân liên quan đến hiện tượng trật khớp, thoái hóa và suy giảm chức năng khớp thái dương hàm. Các yếu tố dinh dưỡng và thói quen sinh hoạt tăng nguy cơ thoái hóa kể đến như:

Nguyên nhân
Nguyên nhân gây thoái hóa khớp thái dương hàm
  • Thường xuyên nhai kẹo cao su, nhai thức ăn cứng, cắn móng tay, cắn viết,… làm xương hàm bị tác động, răng yếu, dễ gây trật khớp hàm.
  • Ăn nhai đồ ăn cứng, dai khiến cho hàm bị áp lực, lâu dần cơ hàm suy yếu dần theo ảnh hưởng đến khớp thái dương hàm.
  • Nhiều người có thói quen nghiến răng khi ngủ không chỉ làm bào mòn men răng mà còn tác động lên khớp thái dương hàm. Lâu dần khớp bị thoái hóa, chức năng suy yếu phát sinh các triệu chứng bất thường.
  • Bên cạnh đó, nhiều người còn có thói quen nhai các món quá cứng làm cho răng lợi tổn thương, ảnh hưởng đến cơ hàm.

Chấn thương, té ngã

Khớp thái dương hàm có thể bị chấn thương sau té ngã, tai nạn gây đau nhức khó chịu. Người bệnh cần đến bệnh viện kiểm tra cấu trúc xương hàm, cằm, mặt,… để đảm bảo không gặp phải các vấn đề quá nguy hiểm. Trường hợp nhẹ, bác sĩ sẽ chỉ định các giải pháp nội khoa khắc phục. Tuy nhiên tổn thương nặng sẽ được chuyển đến phòng phẫu thuật.

Yếu tố di truyền, bẩm sinh

Ngoài các vấn đề đã nêu, nguyên nhân gây thoái hóa khớp thái dương hàm có thể đến từ gen di truyền, dị tật từ trong bụng mẹ. Đây là nguyên nhân mà nhiều người gặp phải. Tuy nhiên hiện nay kết luận về yếu tố di truyền vẫn còn trong quá trình nghiên cứu. Bạn đọc có thể đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ trực tiếp.

Do căng thẳng

Áp lực, căng thẳng cũng là nguyên nhân khiến xương khớp bị thoái hóa, trong đó có khớp thái dương hàm. Tuy đây không phải là yếu tố tác động trực tiếp lên hệ thống xương khớp, thế nhưng những rối loạn về mặt tâm lý có ảnh hưởng không hệ nhỏ đến đời sống, chất lượng sức khỏe của bạn.

Nguyên nhân
Stress, căng thẳng là yếu tố tác động gây thoái hóa khớp

Đặc biệt các rối loạn thần kinh khiến bạn có xu hướng lo âu, cơ thể giảm đề kháng và sức miễn dịch kém dần. Nguyên nhân này tạo cơ hội cho hại khuẩn tấn công, phát sinh các bệnh lý xương khớp, gây thoái hóa khớp thái dưỡng hàm và nhiều vấn đề khác.

Liên quan bệnh nha khoa

Ngoài các vấn đề kể trên, tình trạng thoái hóa khớp còn đến từ các vấn đề nha khoa liên quan. Một số trường hợp bị viêm nướu răng, sâu răng không kiểm soát khiến răng hư hỏng rụng mất, làm thay đổi cấu trúc hàm ảnh hưởng đến khớp nhai.

Do đó, bác sĩ thường khuyến khích người bệnh có dấu hiệu đau nhức răng nên chủ động đến bệnh viện, phòng khám nha khoa uy tín để kiểm tra. Trường hợp phải nhổ răng điều trị sẽ được thay mới, tránh tình trạng lệch khớp cắn, viêm nhiễm lan rộng phát sinh biến chứng thoái hóa khớp hàm.

Tham khảo thêm: Viêm khớp thái dương hàm có tự khỏi không? Mất lâu không?

Ảnh hưởng từ bệnh lý

Thoái hóa khớp thái dương hàm có khả năng là do ảnh hưởng các bệnh lý liên quan. Dưới đây là những trường hợp thường gặp:

  • Do viêm khớp dạng thấp: Bệnh lý này là nguyên nhân gây thoái hóa khớp được ghi nhận nhiều nhất hiện nay. Viêm khớp khiến hệ miễn dịch tấn công ngược làm tổn thương các tế bào hoặc các khớp khỏe mạnh, trong đó có khớp thái dương hàm. Điều này dẫn đến tình trạng khớp bị sưng đau, cơ thể mệt mỏi,…
  • Nhiễm trùng khớp: Khớp thái dương hàm bị nhiễm trùng là nguyên nhân cơ bản gây thoái hóa, nhất là khi bệnh nhân không điều trị đúng cách, dứt điểm. Vi khuẩn tấn công ngày càng sâu không chỉ gây thoái hóa khớp mà còn có rủi ro biến chứng nguy hiểm khác.
  • Thoái hóa khớp: Xảy ra ở bất kỳ khớp nào trên cơ thể, trong đó có khớp thái dương hàm. Tình trạng thoái hóa gây ra các biểu hiện bất thường như sưng đau, đầu nhức, kèm theo sốt cao, buồn nôn,… Thoái hóa khớp thường gặp ở người cao tuổi, tuy nhiên hiện nay bệnh có xu hướng trẻ hóa. Do đó, đối tượng trung niên trở về trước cần chủ động phòng tránh, chăm sóc bảo vệ hệ xương khớp khỏe mạnh.

Những yếu tố kể trên là một trong những nguyên do gây thoái hóa khớp thái dương hàm thường gặp hiện nay. Xác định nguy cơ, chủ động kiểm soát, phòng tránh tái phát là công việc người bệnh nên thực hiện. Trường hợp chủ quan, thoái hóa ngày càng nặng có thể phát sinh nhiều biến chứng nguy hiểm.

Mức độ nguy hại của thoái hóa khớp thái dương hàm

Thoái hóa khớp thái dương hàm là bệnh lý thường gặp hiện nay. Mặc dù không gây nguy hiểm tính mạng, tuy nhiên các vấn đề do bệnh lý này gây ra khá dai dẳng, để lại nhiều hậu quả khó lượng cho đời sống sinh hoạt, sức khỏe thể chất và tinh thần của người bệnh.

Mức độ nguy hại của thoái hóa khớp thái dương hàm
Đau nhức khớp thái lâu dần có thể phát sinh các biến chứng nguy hiểm

Theo các chuyên gia, bệnh nhân bị thoái hóa khớp thái dương hàm bị tác động lên đời sống thường nhật. Người bệnh khi đó không cử động được khớp hàm như bình thường, giao tiếp khó, ăn uống, nhai thức ăn chậm và khó khăn.

Trường hợp đau nhức lan rộng, tổn thương kéo dài khiến khớp trở nên hư hỏng nặng hơn như phát sinh dính khớp, trật khớp, ung thư,… Gương mặt khi đó có nhiều thay đổi, làm mất thẩm mỹ lại tăng thêm sự tự ti, suy nghĩ tiêu cực cho bệnh nhân.

Ngoài ra, trường hợp khớp thái dương hàm trật, lệch vị trí ban đầu không được nắn chỉnh phục hồi có thể gây thoái hóa các khớp lân cận. Đặc biệt là rủi ro xương bị dính khớp, biến chứng ảnh hưởng đến hệ xương khớp trong cơ thể.

Chính vì thế, chuyên gia khuyên bạn nên chủ động đến gặp bác sĩ nếu phát hiện cơ thể có dấu hiệu bất thường, nhất là ăn nhai khó. Phát hiện vấn đề kịp thời và có sự điều chỉnh phù hợp giúp bạn phòng tránh nhiều rủi ro, đảm bảo an toàn sức khỏe.

Tham khảo thêm: 10 Thuốc Đặc Trị Viêm Khớp Thái Dương Hàm Tốt và An Toàn

Điều trị thoái hóa khớp thái dương hàm

Thoái hóa khớp thái dương hàm gây đau nhức khó chịu, ảnh hưởng đến chức năng nhai nghiền thức ăn, giao tiếp hàng ngày. Ngoài ra, trường hợp thoái hóa nặng, viêm nhiễm do hại khuẩn tấn công sâu có thể phát sinh nhiều biến chứng khác.

Mặc dù vậy bạn không cần quá lo lắng, chứng bệnh này có thể được kiểm soát, khắc phục nếu sớm phát hiện các bất thường. Áp dụng đúng cách điều trị, chăm sóc và điều chỉnh thói quen sinh hoạt không lành mạnh tăng khả năng hồi phục, ngăn chặn thoái hóa và biến chứng.

Trường hợp phát hiện càng sớm, cơ hội điều trị khỏi càng cao, đồng thời người bệnh cũng tiết kiệm được nhiều chi phí hơn. Ngược lại bệnh nặng khó chữa dứt điểm, tiềm ẩn nhiều rủi ro và khá tốn kém. Các biện pháp cải thiện thoái hóa khớp thái dương hàm được áp dụng hiện nay kể đến như:

Sử dụng mẹo dân gian giảm triệu chứng

Thoái hóa khớp nói chung và thoái hóa khớp thái dương hàm nói riêng gây đau nhức khó chịu. Để xoa dịu cơn đau nhức này, bạn có thể áp dụng một số phương pháp dân gian lành tính tại nhà với các nguyên liệu quen thuộc, gần gũi. Tham khảo:

Điều trị thoái hóa khớp thái dương hàm
Áp dụng mẹo dân gian giảm đau khớp thái dương hàm

Sử dụng lá lốt: Như các bạn đã biết, lá lốt không chỉ được dùng làm nguyên liệu nấu ăn mà còn là vị thuốc dân gian lành tính, nhiều công dụng. Dùng lá lốt chữa thoái hóa khớp thái dương hàm tại nhà, dành cho đối tượng mới khởi phát triệu chứng. Thực hiện theo các bước đơn giản:

  • Chuẩn bị lá lốt tươi, để tăng hiệu quả bạn dùng thêm vòi voi, rễ bưởi vung, rễ cỏ xước.
  • Sau khi rửa sạch bạn cho nguyên liệu vào nồi, nấu với 600ml.
  • Đun đến khi nước cạn còn một nửa, chia thành 3 lần dùng uống trong ngày.

Biện pháp bằng tỏi: Tỏi cũng là gia vị có khả năng hỗ trợ nhiều bệnh lý. Nhờ tỏi chứa hàm lượng chất chống oxy hóa dồi dào, chất kháng viêm mạnh mẽ. Sử dụng tỏi chữa thoái hóa khớp thái dương hàm nhẹ, giảm đau nhức và các triệu chứng khác. Cụ thể:

  • Sử dụng tỏi, bóc sạch vỏ rồi rửa sạch.
  • Đập dập tỏi, sau đó cho vào bình thủy tinh có nắp đậy.
  • Sử dụng 100ml rượu trắng, đổ vào cho ngập mặt tỏi.
  • Tiến hành ngâm 10 ngày, sử dụng mỗi ngày 2 lần để đạt hiệu quả tốt nhất.

Bên cạnh sử dụng các nguyên liệu gợi ý kể trên bạn có thể dùng mật ong, bột quế, thảo dược khác để điều trị giảm đau khớp thái dương hàm. Biện pháp tại nhà đơn giản, dễ thực hiện thích hợp với đối tượng bệnh nhẹ. Tuy nhiên nhằm đảm bảo an toàn bạn nên kết hợp theo dõi y tế, điều trị can thiệp khi cần thiết.

Dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ

Người bệnh thăm khám y tế được bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc nhằm mục đích giảm đau, kháng viêm, ngăn chặn sự tấn công lan rộng của hại khuẩn. Thuốc có tác dụng nhanh chóng, tuy nhiên cần dùng đúng liều, không nên lạm dụng để tránh gặp phải tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe.

Điều trị thoái hóa khớp thái dương hàm
Dùng thuốc trong quá trình điều trị khớp thái dương hàm

Chỉ định dùng thuốc đặc biệt cho trường hợp khớp thái dương hàm bị chấn thương hoặc thoái hóa liên quan đến các bệnh lý xương khớp khác. Mỗi trường hợp được chỉ định loại thuốc riêng, phù hợp. Tuyệt đối không nên tự ý mua thuốc hoặc kết hợp sử dụng thuốc bừa bãi để tránh gây tương tác thuốc nguy hiểm.

Một vài dạng thuốc được dùng như thuốc giảm đau, thuốc chống viêm corticoid, thuốc chống viêm NSAIDS, thuốc an thần, giãn cơ,… Trong quá trình dùng thuốc nếu gặp phải bất kỳ biểu hiện bất thường nào bạn nên theo dõi và thông báo để bác sĩ hỗ trợ xử lý sớm.

Tham khảo thêm: Viêm khớp thái dương hàm nên ăn gì, kiêng gì để cải thiện?

Điều trị can thiệp chuyên sâu

Trường hợp thoái hóa khớp thái dương hàm nặng, không điều trị hiệu quả bằng thuốc cần can thiệp các biện pháp chuyên sâu. Tùy trường hợp bác sĩ sẽ chỉ đinh phương án tương ứng giúp khắc phục vấn đề người bệnh đang gặp phải. Chẳng hạn:

  • Chọc rửa khớp loại bỏ ổ viêm, giảm sưng đau cho bệnh nhân.
  • Phương án đeo máng nhai hoặc mài chỉnh khớp để người bệnh ăn nhai dễ dàng hơn.
  • Tái tạo khớp cắn bằng các phương án chỉnh nha, thay thế răng thật bị hư hỏng bằng răng giả, hàm giả,…
  • Phẫu thuật chuyên sâu cho đối tượng viêm nhiễm, thoái hóa nặng. Mục đích giúp loại bỏ ổ viêm, sửa chữa sai lệch, thay thế khớp giúp ngăn chặn các biến chứng nặng nề khác.

Thoái hóa khớp thái dương hàm có thể điều trị an toàn nếu bạn phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm. Trường hợp muộn hơn khả năng cứu chữa sẽ thấp dần. Do đó, bạn nên đến gặp bác sĩ nếu phát hiện các biểu hiện lạ, đau nhức khó chịu diễn ra trong thời gian dài không cải thiện.

Chủ động phòng thoái hóa khớp thái dương hàm tái phát

Thoái hóa khớp thái dương hàm là một trong những trường hợp thoái hóa khớp nhiều người gặp phải. Tuy nhiên do diễn biến của bệnh âm thầm, triệu chứng mờ nhạt nên nhiều người chủ quan hoặc nhầm lẫn dẫn đến việc điều trị không phù hợp làm thoái hóa trở nên nặng nề hơn.

Chủ động phòng thoái hóa khớp thái dương hàm tái phát
Chăm sóc, bảo vệ khớp thái dương hàm

Chính vì thế, bạn đọc nên sớm đến gặp bác sĩ, chủ động bảo vệ sức khỏe giảm thiểu rủi ro khi bị thoái hóa khớp. Ngoài ra, các chuyên gia khuyên bạn nên ưu tiên phòng tránh ngay từ bây giờ với các lưu ý như sau:

  • Xây dựng một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, hạn chế cắn nhai món ăn quá cứng, quá dai. Ngoài ra bạn nên hạn chế ăn đồ cay nóng, quá nhiều dầu mỡ, đồ ăn ngọt, nước uống chứa gas, chất kích thích,… Ăn uống lành mạnh là cách giúp bạn bảo vệ sức khỏe, phòng bệnh thoái hóa khớp thái dương hàm nói riêng và các vấn đề khác.
  • Thay đổi một vài thói quen không có lợi cho răng miệng, khớp hàm như dùng răng cắn xé đồ vật, nghiến răng khi ngủ hoặc khi căng thẳng,…
  • Mỗi ngày bạn có thể dành ra vài phút để massage các khớp trên cơ thể giúp kích thích máu huyết tuần hoàn tốt hơn, trong đó có khớp thái dương hàm.
  • Kiểm tra sức khỏe răng miệng định kỳ, nếu bị hư răng, tai nạn gãy rụng,… bác sĩ sẽ chỉ định phương án điều trị, thay thế để tránh làm lệch khớp cắn ảnh hưởng đến hàm răng.
  • Điều trị bệnh nha khoa theo hướng dẫn của bác sĩ, không lạm dụng thuốc tân dược.
  • Giữ tâm trạng thoải mái, nên dành thời gian nghỉ ngơi, tránh áp lực, lo lắng quá mức ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt là nguy cơ làm tăng thoái hóa khớp không có lợi.

Những thông tin đã đề cập hy vọng đã giúp bạn có cái nhìn chi tiết hơn về tình trạng thoái hóa khớp thái dương hàm. Bạn đọc nên chủ động phòng tránh sớm, đồng thời khám chữa theo phác đồ của bác sĩ nếu phát hiện cơ thể có biểu hiện bất thường. Không nên chủ quan có thể làm bệnh nghiêm trọng hơn khó chữa và dễ gây ra các biến chứng nặng nề khác.

Bị đau quai hàm gần tai là bệnh gì?

Bị Đau Quai Hàm Gần Tai Là Bệnh Gì? Điều Trị Thế Nào?

Bị đau quai hàm gần tai là vấn đề không ít người đang mắc phải. Triệu chứng này thường dễ...

Bệnh nguy hiểm không

Viêm khớp thái dương hàm nổi hạch và Thông tin cần biết

Viêm khớp thái dương hàm nổi hạch là bệnh lý có nguy cơ biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đời...

Viêm khớp thái dương hàm có tự khỏi không?

Viêm khớp thái dương hàm có tự khỏi không? Mất lâu không?

viêm khớp thái dương hàmViêm khớp thái dương hàm có tự khỏi không là thắc mắc của nhiều người. Theo...

Thuốc đặc trị viêm khớp thái dương hàm tốt

10 Thuốc Đặc Trị Viêm Khớp Thái Dương Hàm Tốt và An Toàn

Sử dụng thuốc đặc trị viêm khớp thái dương hàm giúp cải thiện triệu chứng khó chịu, kiểm soát ngăn...

Chẩn đoán và điều trị

Rối Loạn Khớp Thái Dương Hàm và Cách Điều Trị, Xử Lý

Rối loạn khớp thái dương hàm gây ra các cơn đau nhức khó chịu, nhất là khi người bệnh nói...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *