Phác đồ điều trị viêm khớp thái dương hàm chuẩn từ bộ Y Tế

Phác đồ điều trị viêm khớp thái dương hàm được xây dựng dựa trên tình hình sức khỏe của người bệnh. Trường hợp nhẹ, bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc, kết hợp tập luyện để khớp trở về vị trí ban đầu. Đối với bệnh nhân bị viêm nhiễm nặng sẽ được chỉ định biện pháp can thiệp chuyên sâu, ngăn chặn rủi ro phát sinh biến chứng.

Tổng quan viêm khớp thái dương hàm

Viêm khớp thái dương hàm xảy ra do ảnh hưởng bởi nhiều nguyên nhân từ thói quen sinh hoạt đến các chấn thương, bệnh lý,… Tình trạng viêm nhiễm ảnh hưởng đến chức năng khớp hàm, gây đau và nhiều triệu chứng bất thường khác. Viêm khớp ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, tác động đến sức khỏe của bệnh nhân.

Tổng quan viêm khớp thái dương hàm
Viêm khớp thái dương hàm gây đau nhức, rối loạn chức năng khớp

Những triệu chứng nhận biết viêm khớp thái dương hàm điển hình kể đến như đau nhức liên tục, tình trạng dần trở nên nghiêm trọng nếu không được phát hiện, đau lan rộng ra các khu vực xung quanh, khó cử động hàm, cứng hàm, mặt cắn lệch, mỏi mệt,…

Người ta xác định nguyên nhân gây viêm khớp thái dương hàm bên cạnh do thói quen ăn uống, còn có liên quan đến nhiều bệnh lý. Chẳng hạn kể đến như bệnh thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp, bệnh về nhiễm khuẩn,… Tình trạng rối loạn chức năng khớp thái dương hàm không được điều trị có thể phát sinh nhiều biến chứng nguy hiểm.

Trong đó đặc biệt là tình trạng đau nhức, cứng khớp khó khăn khi ăn uống, cơ thể dần suy nhược, mắc phải các vấn đề gây hại sức khỏe khác. Đồng thời viêm nhiễm tấn công sâu, phá hủy cấu trúc khớp, lan rộng ra các khu vực xung quanh. Càng để bệnh kéo dài càng khó điều trị, do đó bạn nên đến gặp bác sĩ nếu nhận thấy các biểu hiện bất thường.

Phác đồ điều trị viêm khớp thái dương hàm

Bác sĩ kiểm tra, xét nghiệm để đưa ra chẩn đoán cuối cùng. Dựa vào kết quả thu được, phác đồ điều trị viêm khớp thái dương hàm sẽ được xây dựng sao cho phù hợp với tình trạng sức khỏe của mỗi bệnh nhân. Theo đó, nguyên tắc điều trị cơ bản bao gồm:

Phác đồ điều trị viêm khớp thái dương hàm
Đến gặp bác sĩ thăm khám, mỗi trường hợp sẽ được chỉ định phác đồ điều trị phù hợp
  • Điều trị đúng đối tượng, sử dụng thuốc với tần suất thấp nhất có thể để cải thiện bệnh mà không ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Dùng các biện pháp điều trị triệu chứng, loại bỏ tác nhân gây bệnh và duy trì chức năng khớp thái dương hàm tốt nhất cho bệnh nhân.
  • Tập luyện vật lý trị liệu, vận động phục hồi chức năng khớp thái dương hàm an toàn.

Các biện pháp can thiệp nhằm giúp bệnh nhân xoa dịu triệu chứng khó chịu, loại bỏ nguyên nhân gây bệnh, duy trì và phục hồi chức năng cho khớp, ngăn nguy cơ viêm nhiễm lan rộng. Mỗi trường hợp sẽ có cách can thiệp, điều chỉnh phù hợp, bạn nên tuân thủ theo phác đồ điều trị viêm khớp thái dương hàm để sớm đạt được kết quả tốt, an toàn nhất.

Dưới đây là những biện pháp được đưa vào phác đồ điều trị, bạn đọc tham khảo:

Phác đồ điều trị viêm khớp thái dương hàm bằng thuốc

Dùng thuốc chữa viêm khớp thái dương hàm là một trong những mục được chỉ định trong phác đồ điều trị. Tác dụng của thuốc giúp ngăn chặn triệu chứng diễn biến nghiêm trọng hơn, ức chế hại khuẩn, phòng tránh viêm nhiễm lan rộng, biến chứng.

Bệnh nhân sẽ được chỉ định dùng thuốc phù hợp với tình trạng sức khỏe. Bạn không nên tự ý mua và dùng thuốc khi chưa kiểm tra, xác định tình trạng viêm khớp. Trường hợp dùng quá liều, kết hợp thuốc bừa bãi có thể phát sinh các tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe, làm chậm quá trình chữa trị.

Phác đồ điều trị viêm khớp thái dương hàm
Dùng thuốc đúng phác đồ, không tự ý điều chỉnh liều dùng để tránh biến chứng

Một số thuốc được kê đơn trong phác đồ điều trị viêm khớp thái dương hàm như:

  • Thuốc giảm đau NSAID: Thuốc có tác dụng nhanh, không ảnh hưởng lên hệ thần kinh. Bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc phù hợp với tình trạng sức khỏe. Một số loại như Diclofenac, Meloxicam, Etoricoxib,… Thuốc được chỉ định đường uống hoặc trực tiếp tiêm vào xương hàm, tùy từng trường hợp cụ thể.
  • Thuốc tê: Chỉ áp dụng cho những trường hợp cần can thiệp ngoại khoa. Thuốc được tiêm vào mô mềm ở khớp thái dương hàm, sau đó bác sĩ sẽ tiến hành các biện pháp cân chỉnh khớp tương ứng giúp ổn định khớp về vị trí ban đầu. Ngoài ra, thuốc cũng có thể dùng ở dạng bôi bên ngoài mặt mô mềm tại khớp bị sưng đau.
  • Thuốc Corticosteroid, thuốc chống phù nề: Chỉ định thuốc cho nhóm đối tượng không cử động được xương hàm. Thuốc chứa hoạt chất alphachymotrypsin, tác dụng giảm đau, chống viêm và giảm phù nề tại chỗ. Đồng thời, tùy trường hợp bác sĩ sẽ chỉ định dùng kháng sinh, khắc phục các triệu chứng toàn thân. Mỗi trường hợp sẽ có phác đồ dùng thuốc phù hợp.
  • Thuốc an thần: Nhóm thuốc có tác dụng giúp bệnh nhân ngủ ngon hơn, tránh trường hợp đau nhức do viêm khớp thái dương hàm ảnh hưởng đến giấc ngủ. Chỉ dùng thuốc cho trường hợp đặc biệt, tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ, không tùy tiện sử dụng thuốc nhóm an thần. Dùng mỗi ngày không quá 15mg, người lớn tuổi dùng 1/2 lượng thuốc so với người khỏe mạnh bình thường.
  • Thuốc giãn cơ: Tác dụng của thuốc giúp cơ hàm vận động trở lại, thuốc có chứa các hoạt chất hỗ trợ kích thích giúp tránh cứng cơ, hỗ trợ quá trình điều trị viêm khớp thái dương hàm. Mỗi đối tượng được chỉ định sử dụng thuốc giãn cơ loại phù hợp. Một số dạng như thiocolchicoside, suxamethonium, arduan, norcuron,… Thuốc dùng dạng uống hoặc dạng tiêm.

Ngoài các loại thuốc kể trên, nhằm giúp bệnh nhân giảm đau, giảm triệu chứng viêm khớp thái dương hàm, bác sĩ còn chỉ định nhóm thuốc kháng sinh cho bệnh nhân. Dựa trên kết quả chẩn đoán, phác đồ sử dụng thuốc sẽ được chỉ định phù hợp, đẩy lùi triệu chứng và ngăn chặn rủi ro cho người bệnh.

Thuốc được kê theo đơn phù hợp với từng tình trạng viêm, thể trạng và sức khỏe của người bệnh. Không tự ý thay đổi liều lượng hoặc kết hợp thuốc bừa bãi để tránh phát sinh các phản ứng phụ không mong muốn. Dùng thuốc kết hợp các phương pháp ổn định khớp thái dương hàm khác như vật lý trị liệu, chăm sóc bổ trợ theo hướng dẫn của bác sĩ.

Điều trị viêm khớp thái dương hàm bằng vật lý trị liệu

Bên cạnh sử dụng thuốc, người bệnh có thể được bác sĩ chỉ định thực hiện các bài tập trị liệu nhằm phục hồi chức năng cho khớp thái dương hàm. Mỗi trường hợp sẽ được xây dựng kế hoạch luyện tập tương ứng, giúp khắc phục các vấn đề tại khớp, thư giãn khớp tăng hiệu quả điều trị bệnh. Tham khảo một vài phương án như:

Phác đồ điều trị viêm khớp thái dương hàm
Vật lý trị liệu viêm khớp thái dương hàm, phục hồi chức năng
  • Xoa bóp: Nhằm giảm căng thẳng, xoa dịu cảm giác đau nhức cho người bệnh, biện pháp xoa bóp sẽ được chỉ định trong liệu trình điều trị phục hồi viêm khớp thái dương hàm. Bệnh nhân có thể tự tập luyện hoặc được hỗ trợ bởi nhân viên kỹ thuật, tác động vào vị trí đau, xoa bóp nhẹ nhàng kích thích lưu thông máu, hỗ trợ đưa khớp ổn định trở lại vị trí ban đầu. Ngoài ra, người bệnh sẽ được hướng dẫn mở khép miệng, chà xát cơ để khớp được linh hoạt hơn.
  • Châm cứu: Phương án được chỉ định nhằm giảm đau và kích thích lưu thông máu. Châm cứu là hình thức vật lý trị liệu phục hồi chức năng được tiến hành từ nhiều đời nay. Đây là giải pháp y học cổ truyền tác động vào huyệt đạo trên cơ thể, giúp kích thích vận động, giảm đau và nhiều lợi ích khác. Châm cứu đúng cách, đều đặn, sau 1 tháng người bệnh sẽ thấy hoạt động khớp hàm được cải thiện đáng kể.
  • Bài tập trị liệu: Vận động trị liệu là giải pháp được chỉ định trong phác đồ điều trị viêm khớp thái dương hàm. Kết hợp với quá trình dùng thuốc, vận động trị liệu giúp bạn cử động hàm được tốt hơn, tránh nguy cơ cứng khớp, đau nhức trở nên nghiêm trọng. Kết hợp tập luyện các bài tập khớp hàm, bác sĩ cũng có thể chỉ định bạn chườm nóng, lạnh, siêu âm trị liệu,… những biện pháp kết hợp tương ứng nâng cao hiệu quả phục hồi chức năng.
  • Dùng thiết bị hỗ trợ: Trong quá trình điều trị viêm khớp thái dương hàm, nhằm giữ hàm cố định vị trí, tránh trường hợp sai cứng khớp bác sĩ có thể cho người dùng dùng máng nhai, miếng chắn nghiến răng khi ngủ,… Ngoài ra, các khí cụ đặc biệt cũng có thể sử dụng, gắn trên răng bệnh nhân khi nghỉ ngơi, khi ngủ hoặc khi nhai để giảm áp lực cho vùng khớp thái dương hàm.

Trên đây là những phương án vật lý trị liệu, phục hồi chức năng khớp thái dương hàm được áp dụng. Mỗi đối tượng sẽ có phác đồ điều trị tương ứng. Bạn nên tuân thủ theo hướng dẫn, kiên trì điều trị để sớm đạt được hiệu quả như mong đợi, đảm bảo an toàn sức khỏe.

Phác đồ điều trị viêm khớp thái dương hàm chuyên sâu

Ngoài các phương pháp kể trên, trường hợp bệnh nặng, bác sĩ có thể chỉ định các thủ thuật can thiệp chuyên sâu trong phác đồ điều trị viêm khớp thái dương hàm cho bệnh nhân. Dựa trên mức độ tổn thương, viêm nhiễm để có hướng can thiệp phù hợp. Dưới đây là một số thủ thuật được áp dụng:

Phác đồ điều trị
Phương án can thiệp chuyên sâu khắc phục triệu chứng, ổn định khớp thái dương hàm
  • Chọc dò khớp: Bác sĩ đưa một loại kim nhỏ thường dùng trong điều trị bệnh về khớp, chọc vào trong khớp hàm và hút sạch dịch khớp viêm nhiễm ra ngoài. Đồng thời, trong quá trình chọc hút dịch các mảnh vụn do chấn thương, tai nạn cũng được loại bỏ để giúp bệnh nhân giảm đau.
  • Tiêm khớp: Áp dụng tại chỗ, tiêm thuốc giúp giảm đau do viêm khớp thái dương hàm gây ra. Các thuốc được dùng bao gồm thuốc dạng gây tê, thuốc chứa chất kháng sinh, kháng viêm,… Mỗi trường hợp sẽ được chỉ định loại thuốc tương ứng.
  • Nội soi: Áp dụng phương pháp nội soi khắc phục bên trong khớp thái dương hàm. Một dụng cụ là ống thông mỏng nhỏ được đưa vào bên trong, loại bỏ các mảnh vụn, điều chỉnh khớp, vệ sinh khớp ngăn viêm nhiễm trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Phẫu thuật: Phương pháp áp dụng cho tình trạng nặng, mổ mở khắc phục tại chỗ vị trí bị sai lệch, chấn thương. Dịch viêm nhiễm được loại bỏ, đồng thời các vấn đề khác cũng được khắc phục như trường hợp dính khớp, tổn thương khớp cần phải thay thế,… Phương pháp này tiềm ẩn khá nhiều rủi ro, do đó chỉ được chỉ định trong trường hợp thật sự cần thiết và được bác sĩ có trình độ chuyên môn, tay nghề giỏi thực hiện.

Dựa trên kết quả chẩn đoán, bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ điều trị viêm khớp thái dương hàm phù hợp. Người bệnh nên tuân thủ theo hướng dẫn điều trị, kết hợp chăm sóc đúng cách để sớm phục hồi sức khỏe, cải thiện chức năng khớp thái dương hàm.

Các giải pháp điều trị nguyên nhân gây viêm

Bên cạnh các phương pháp can thiệp chuyên sâu giúp khắc phục tổn thương tại khớp, trường hợp viêm liên quan đến các vấn đề nha khoa cũng sẽ được bác sĩ chỉ định các giải pháp điều trị tương ứng. Chẳng hạn:

Phác đồ điều trị
Điều trị các vấn đề nha khoa liên quan đến rối loạn chức năng khớp thái dương hàm
  • Phương pháp phục hình răng: Răng hư hỏng, mất răng,… ảnh hưởng đến khớp nhai, tăng áp lực lên khớp thái dương hàm sẽ được điều chỉnh khắc phục bằng biện pháp thay răng, điều trị nhiễm trùng, trám răng hoặc các giải pháp tương ứng khác. Phục hình răng ổn định cấu trúc hàm giảm viêm nhiễm là một trong các phương án được tiến hành trong điều trị bệnh liên quan đến khớp thái dương hàm.
  • Mài chỉnh khớp cắn: Để quá trình ăn nhai trở lại trạng thái ổn định, bác sĩ chỉ định phương án mài chỉnh khớp cắn cho bệnh nhân. Song song đó trong quá trình tác động phần dịch viêm nhiễm cũng được chọc hút, loại bỏ ra ngoài ngăn nguy cơ lan rộng viêm nhiễm ra các khu vực xung quanh.
  • Chỉnh hình răng mặt: Phương án khắc phục viêm khớp thái dương hàm liên quan đến tình trạng thoái hóa xương khớp. Bác sĩ sẽ thực hiện các giải pháp phục hình răng mặt, điều chỉnh mô bằng cách cây thêm mô sụn hoặc tiêm thuốc tái tạo sụn….

Mỗi trường hợp sẽ có giải pháp can thiệp tương ứng. Nhằm đảm bảo an toàn trong suốt quá trình điều trị, bạn nên tìm đến bệnh viện uy tín, chất lượng, có bác sĩ tay nghề giỏi để thực hiện nhằm đảm bảo an toàn sức khỏe.

Chăm sóc người bệnh viêm khớp thái dương hàm chuẩn

Bên cạnh phác đồ điều trị viêm khớp thái dương hàm theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh còn được lưu ý về vấn đề chăm sóc song song trong quá trình thực hiện các thủ thuật kể trên. Chăm sóc đúng cách, điều chỉnh khắc phục, vận động trị liệu tích cực là những yếu tố góp phần phục hồi chức năng khớp thái dương hàm an toàn. Dưới đây là một vài vấn đề:

Phác đồ điều trị
Điều trị kết hợp chăm sóc đúng cách giảm rủi ro cho bệnh nhân
  • Trong thời gian điều trị viêm khớp thái dương hàm, bệnh nhân nên bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, lựa chọn những thực phẩm tốt cho sức khỏe. Ưu tiên chế biến các món lỏng, dễ ăn, dễ nuốt nhằm giảm áp lực cho khớp thái dương hàm.
  • Bổ sung thực phẩm dinh dưỡng, tuy nhiên hãy cân bằng thực đơn ăn uống, tránh ăn quá nhiều. Đặc biệt nên quan tâm đến lượng calo cần thiết cho cơ thể mỗi ngày, quan tâm đến hàm lượng chất béo trong bữa ăn, giảm lượng đường về mức cần thiết.
  • Tăng cường bổ sung nhóm rau củ quả, trái cây nhằm bổ sung vitamin, khoáng chất. Ngoài ra ưu tiên dùng những thực phẩm cung cấp protein, canxi chắc khỏe xương,…
  • Kiêng các món dầu mỡ nhiều, quá mặn quá ngọt,… Hạn chế ăn những sản phẩm đóng hộp, thức ăn nhanh, hạn chế ăn trứng để ngăn nguy cơ gây tương tác với thuốc điều trị viêm khớp thái dương hàm.
  • Điều chỉnh chế độ sinh hoạt khoa học và phù hợp, dành thời gian để cơ thể nghỉ ngơi, thư giãn đầu óc, tránh áp lực, căng thẳng quá mức.
  • Chú ý vấn đề vệ sinh cá nhân, đảm bảo khoang miệng được sạch sẽ, đặc biệt là buổi tối trước khi đi ngủ giúp hại khuẩn được loại bỏ, ngăn chặn bệnh nha khoa ảnh hưởng đến tình trạng viêm khớp thái dương hàm.

Tuân thủ phác đồ điều trị, chăm sóc sức khỏe đúng cách góp phần nâng cao hiệu quả điều trị, ngăn chặn nguy cơ bệnh tiến triển nặng phát sinh biến chứng. Ngoài ra, bạn nên tìm hiểu và lựa chọn bệnh viện uy tín, có bác sĩ giỏi để khám và chữa trị đảm bảo an toàn sức khỏe và sớm đạt được kết quả điều trị như mong đợi.

Phòng tránh viêm khớp thái dương hàm tiến triển nặng

Bên cạnh tuân thủ phác đồ điều trị viêm khớp thái dương hàm, bệnh nhân nên chủ động phòng tránh nguy cơ bệnh tái phát hoặc diễn biến nghiêm trọng hơn. Một số lưu ý trong quá trình điều trị như sau:

Phòng tránh viêm khớp thái dương hàm tiến triển nặng
Chủ động phòng tránh viêm khớp thái dương hàm biến chứng
  • Không lạm dụng cơ hàm quá mức, đặc biệt là khi ăn uống, nói chuyện. Lựa chọn thực phẩm mềm, có thể cắt nhỏ thức ăn để tránh gây áp lực lên khớp nhai. Đồng thời hãy tránh những thực phẩm đòi hỏi lực cắn, nhai quá mức và thường xuyên, chẳng hạn kẹo cao su, kẹo dính, dai,…
  • Nhai đều cả hai bên hàm để tránh tình trạng lệch khớp nhai hoặc ảnh hưởng đến cấu trúc hàm, răng miệng. Đây là lưu ý nên được quan tâm để tránh nguy cơ tăng áp lực khớp nhai khiến khớp thái dương hàm một bên bị sưng, đau, tái phát viêm nhiễm.
  • Kết hợp dùng thuốc và các phương pháp vận động khớp hàm, vận động cơ thể để tăng độ linh hoạt cho khớp, kích thích máu huyết lưu thông tốt hơn. Nhờ đó kết quả điều trị có chiều hướng tiến triển tốt, ngăn rủi ro cứng khớp hàm, đau nhức kéo dài.
  • Tái khám theo lịch hẹn, theo dõi tình trạng sức khỏe để có biện pháp can thiệp kịp thời, phòng ngừa rủi ro hại sức khỏe.

Những thông tin trong bài viết cập nhật phác đồ điều trị viêm khớp thái dương hàm cơ bản, tùy từng trường hợp bác sĩ sẽ xây dựng phương án phù hợp. Bệnh nhân nên tìm hiểu và lựa chọn nơi khám và điều trị uy tín, bảo đảm an toàn sức khỏe, phòng ngừa rủi ro biến chứng hoặc các trường hợp nguy hại đến khớp và sức khỏe tổng thể.

Có thể bạn quan tâm:

Thuốc đặc trị viêm khớp thái dương hàm tốt

10 Thuốc Đặc Trị Viêm Khớp Thái Dương Hàm Tốt và An Toàn

Sử dụng thuốc đặc trị viêm khớp thái dương hàm giúp cải thiện triệu chứng khó chịu, kiểm soát ngăn...

Chẩn đoán và điều trị

Rối Loạn Khớp Thái Dương Hàm và Cách Điều Trị, Xử Lý

Rối loạn khớp thái dương hàm gây ra các cơn đau nhức khó chịu, nhất là khi người bệnh nói...

Lưu ý khi tập bài tập khớp thái dương hàm tại nhà

7 Bài Tập Khớp Thái Dương Hàm Giúp Khắc Phục Cơn Đau

Vận động, tập các bài tập khớp thái dương hàm là một trong những phương pháp hỗ trợ khắc phục...

Người bị viêm khớp thái dương hàm nên ăn gì?

Viêm khớp thái dương hàm nên ăn gì, kiêng gì để cải thiện?

Viêm khớp thái dương hàm nên ăn gì là vấn đề được nhiều bệnh nhân quan tâm. Bởi, chế độ...

vViêm khớp thái dương hàm là gì?

Viêm Khớp Thái Dương Hàm: Biểu Hiện và Cách Chữa Trị

Viêm khớp thái dương hàm cần được phát hiện và điều chỉnh sớm. Bởi, nhiều khả năng bệnh tiến triển...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.