7 Bài Tập Khớp Thái Dương Hàm Giúp Khắc Phục Cơn Đau

Vận động, tập các bài tập khớp thái dương hàm là một trong những phương pháp hỗ trợ khắc phục triệu chứng, duy trì chức năng và phục hồi khớp hàm hiệu quả hơn. Tập luyện thường xuyên, đều đặn mỗi ngày, kết hợp điều trị theo phác đồ được bác sĩ chuyên khoa chỉ định.

Lợi ích của các bài tập khớp thái dương hàm

Tình trạng viêm khớp thái dương hàm gây ra các triệu chứng như đau nhức, khó nhai, khó chuyển động khớp hàm, sưng nướu, phồng một hoặc hai bên má,… Trường hợp bệnh không thuyên giảm, kéo dài không điều trị có thể phát sinh biến chứng khác như lệch khớp cắn, suy nhược cơ thể, cứng khớp,…

Lợi ích của các bài tập khớp thái dương hàm
Đau nhức khớp thái dương hàm gây khó chịu, ảnh hưởng đời sống của người bệnh

Viêm khớp thái dương hàm là một trong những bệnh lý nha khoa có mức độ ngày càng phổ biến hiện nay. Để điều trị, người bệnh nên thăm khám và nhận tư vấn từ chuyên gia. Các biện pháp kiểm soát triệu chứng được áp dụng có thể là dùng thuốc, kết hợp massage, bấm huyệt,… hoặc thậm chí là can thiệp phẫu thuật phục hồi khớp hàm.

Đối với các đối tượng viêm nhẹ, triệu chứng không quá nặng nề có thể điều trị bằng thuốc kết hợp với các bài tập khớp thái dương hàm tại nhà để duy trì vận động cho khớp, tránh tình trạng cơ cứng, đau nhức nghiêm trọng hơn. Vậy, lợi ích của việc luyện tập này là gì?

Có thể nói vận động cơ thể cũng là một trong những phương pháp hữu ích cho người gặp vấn đề xương khớp, trong đó có khớp thái dương hàm. Lựa chọn bài tập phù hợp và thực hiện mỗi ngày, đều đặn giúp hỗ trợ quá trình phục hồi tổn thương, tăng cường lưu thông máu, giúp khớp linh hoạt hơn,…

Đồng thời, các bài tập khớp thái dương hàm còn giúp hỗ trợ giảm mỡ, cân đối khuôn mặt của bạn. Do đó, bạn có thể kết hợp các bài tập này vào trong phác đồ điều trị theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Trường hợp viêm nặng, đau nhức nghiêm trọng, cứng khớp hàm cũng có thể điều trị kết hợp duy trì luyện tập nhẹ nhàng để đẩy nhanh hiệu quả.

Luyện tập bài tập khớp thái dương hàm giảm đau

Luyện tập đều đặn, chăm chỉ, đúng động tác các bài tập khớp thái dương hàm giúp hỗ trợ điều trị bệnh, giảm triệu chứng đau nhức. Sau khi thăm khám, người bệnh xác định được mức độ viêm, tổn thương đang gặp phải để lựa chọn bài tập phù hợp.

Có thể tham khảo ý kiến bác sĩ, kết hợp điều trị theo phác đồ để nhanh chóng phục hồi chức năng khớp thái dương hàm. Một số bài tập được áp dụng phổ biến kể đến như:

Bài tập 1

Bài tập này có tác dụng tác động lên khớp hàm, tăng cường sức mạnh cho khớp và kích thích máu huyết lưu thông tốt hơn. Thực hiện mỗi ngày giúp kiểm soát cơn đau cũng khá hiệu quả. Cùng tham khảo các thao tác tập luyện dưới đây:

Luyện tập bài tập khớp thái dương hàm giảm đau
Các động tác dễ thực hiện giúp xoa dịu cơn đau, tăng độ linh hoạt cơ hàm
  • Tạo áp lực nhỏ lên cằm: Đặt ngón tay cái vào vị trí dưới cằm của bạn, sau đó đưa ngón trỏ vào rãnh miệng và đáy cằm. Dùng hai ngón tay tạo lực nhẹ nhàng lên khu vực xương hàm, thực hiện động tác khi miệng đang đóng.
  • Tạo lực nhẹ lên khớp thái dương hàm: Động tác thực hiện khi đang mở miệng, tương tự như trên. Bạn đưa ngón cái ở dưới cằm, hai ngón trở bên trên, sau đó ấn nhẹ giữ trong 3 – 6 giây. Sau đó từ từ khép miệng lại.
  • Di chuyển hàm: Dùng một đồ vật có độ dày tầm 1 centimet, bạn lấy răng cửa cắn giữ vật này. Sau đó, từ từ chuyển động hàm, di chuyển sang bên trái rồi đến bên phải. Khi đã làm quen được với chuyển động này, bạn có thể tăng độ dày của vật lên.

Bài tập 2

Bên cạnh tăng lực cho khớp thái dương hàm, người bệnh cũng nên tập bài thư giãn khớp hàm bằng các động tác đơn giản như sau:

  • Tách lưỡi: Đầu tiên bạn đưa lưỡi lên trên đỉnh miệng, sau đó nhẹ nhàng mở miệng ra, tách khớp hàm từ từ không đột ngột. Bài tập giúp thư giãn khớp hàm.
  • Mở miệng một phần: Sau khi thực hiện xong động tác tách lưỡi mở khớp hàm, bạn thực hiện động tác mở miệng một phần giúp thư giãn áp lực cho khớp thái dương hàm. Vị trí lưỡi như cũ, đặt 1 ngón tay vào khớp thái dương hàm, đặt ngón tay trỏ hoặc ngón tay giữa của bàn tay kia lên cằm. Từ từ đóng hạ hàm dưới một nửa, điều này làm hàm chịu một áp lực nhỏ không gây đau. Lặp lại 6 lần mỗi hiệp.
  • Mở rộng miệng: Lưỡi vẫn đặt trên vòm miệng trên. Để 1 ngón tay lên khớp thái dương hàm, đồng thời cũng đặt 1 ngón ở vị trí cằm. Hạ hàm dưới sao cho miệng mở rộng hết mức, thực hiện một cách nhẹ nhàng tránh gây đau, lặp lại 6 lần mỗi hiệp.

Bài tập 3

Trong các bài tập khớp thái dương hàm có động tác hỗ trợ tăng lực cơ ở hàm. Điều này giúp cho việc vận động khớp thái dương linh hoạt hơn, đồng thời giúp xoa dịu cơn đau nhức cho người bệnh. Theo đó, cấu tạo cơ hàm có liên quan mật thiết đến xương ức và xương đòn. Khi tác động lên vùng cơ hàm bạn cũng sẽ giảm được các cơn đau ở vị trí cổ, sau vai, gáy:

Luyện tập bài tập khớp thái dương hàm giảm đau
Tác động đến vùng khớp thái dương hàm giảm đau bằng bài tập đơn giản, nhẹ nhàng
  • Động tác gập cổ: Bạn nằm ở tư thế thoải mái, đưa lưỡi ép sát vòm họng trên. Sau đó đẩy cằm về phía ngực, đầu nâng lên khỏi mặt phẳng khoảng 5cm, thực hiện 10 lần mỗi hiệp, kiên trì tập ít nhất 3 lần trong ngày.
  • Động tác chuyển động lưỡi: Lưỡi đưa về vòm họng trên sau răng, sau đó nhấn lưỡi giúp vòm miệng đóng lại, lúc này khớp thái dương hàm sẽ căng ra. Tiến hành hát hoặc tạo ra âm thanh để thanh quản rung lên kích thích cơ xương quai hàm. Lặp lại 15 lần, tập 3 hiệp mỗi lần.
  • Động tác đẩy cằm: Bạn vào tư thế ngồi thẳng lưng, đồng thời giữ miệng hóp lại, phần hàm dưới đẩy ra phía ngoài cùng lúc nâng môi dưới hướng lên. Động tác có tác dụng làm xương quai hàm và cằm bị kéo căng nhẹ. Thực hiện 15 lần, mỗi lần giữ 10 – 15 giây.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tập kết hợp động tác mở miệng chữ  “O”, chữ “E” để vận động cơ hàm, kích thích khớp thái dương hàm giảm cơn đau nhức do bệnh gây ra. Thực hiện kiên trì và đều đặn để sớm đạt được hiệu quả tốt nhất.

Bài tập 4

Bài tập này giúp tác động đến khớp hàm, cổ vai gáy. Nhờ đó không chỉ giúp xoa dịu cơn đau khớp thái dương hàm, bạn cũng có thể giảm được các hệ lụy khi đau lan rộng ra cổ, vai, gáy. Cụ thể, bài tập khớp thái dương hàm thứ 4 sẽ mang lại tác dụng cải thiện sức mạnh cho khớp hàm thông qua động tác gập cằm như sau:

  • Đầu tiên bạn sẽ ngồi trên một mặt phẳng cố định, lưng giữ thẳng, mắt hướng về phía trước. Đồng thời giữ tai và vai thẳng hàng.
  • Sau đó bạn đặt 1 ngón tay lên cằm, từ từ kéo đầu và cằm ra sau, lúc này không di chuyển ngón tay.
  • Cổ khi tập sẽ có hơi căng nhẹ, tuy nhiên không gây đau, bạn giữ tư thế này trong vòng 5 giây rồi thả lỏng về tư thế ban đầu.
  • Thực hiện động tác này mỗi hiện 10 lần, tùy từng trường hợp cụ thể sẽ thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ.

Bài tập 5

Bài tập khớp thái dương hàm thứ 5 thực hiện đơn giản. Kết hợp với các bài tập trên tăng hiệu quả vận động giúp khớp thái dương hàm linh hoạt hơn. Ngoài ra, thực hiện kiên trì, đúng động tác còn giúp bạn thư giãn cơ mặt, hàm trên và khu vực cổ trước, sau gáy. Nhờ đó khi nhai và nói chuyện, hát,… bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn trước. Cách tập:

Luyện tập bài tập khớp thái dương hàm giảm đau
Bài tập giảm đau khớp thái dương hàm với cử động miệng như đang cười
  • Ngồi hoặc nằm ở tư thế thoải mái nhất có thể.
  • Tiếp đến bạn mở miệng ra hai bên giống như đang cười thật tươi, lưu ý giữ cho cơ mặt dễ chịu nhất có thể.
  • Nếu gặp phải biểu hiện đau hoặc cứng cơ miệng nên điều chỉnh lại cho phù hợp.
  • Sau đó bạn sẽ mở hàm trên khoảng vài centimet một cách từ từ, đồng thời hít một hơi thật sâu rồi thở ra nhẹ nhàng.
  • Kết thúc bạn thả cơ mặt trở lại trạng thái ban đầu.
  • Động tác lặp lại mỗi hiệp 10 lần, kiên trì áp dụng mỗi ngày.

Bài tập 6

Đối với bài tập này bạn có thể nhờ người có chuyên môn thực hiện giúp lực ổn định hơn. Theo đó, các tác động sẽ dồn vào vị trí hàm trên, giúp điều trị đau nhức, thư giãn khớp hàm trường hợp viêm nhiễm nhẹ. Ngoài ra bạn cũng có thể tự thực hiện, tuy nhiên cần có sự hướng dẫn của chuyên gia.

  • Để đảm bảo an toàn, trước khi thực hiện bạn nên rửa tay bằng xà phòng sạch sẽ, tốt nhất nên dùng găng tay y tế khi tiến hành.
  • Vào vị trí ngồi hoặc nằm thoải mái, đưa 2 lòng bàn tay áp vào vị trí xương quai hàm bên phải, bên trái.
  • Sau đó đưa lòng bàn tay trái đặt vào vị trí xương hàm, tay còn lại sẽ làm nhiệm vụ cố định phần đầu.
  • Ấn tay nhẹ nhàng vào quai hàm, không ấn mạnh làm vùng tổn thương trở nên nặng nề.
  • Lặp lại động tác 7 – 10 lần giúp hỗ trợ điều trị viêm khớp thái dương hàm hữu hiệu.

Bài tập 7

Bài tập khớp thái dương hàm thứ 7 hỗ trợ giảm đau, nâng cao hiệu quả điều trị, tăng linh hoạt cho khớp nên giúp người bệnh thoải mái hơn khi nhai, cắn, đóng mở miệng. Tham khảo ngay cách tập:

  • Đầu tiên bạn cần vệ sinh tay sạch sẽ, lau khô trước khi thực hiện.
  • Sau đó bạn đưa ngón tay cái vào miệng, đặt ngón tay hướng xuống sao cho chạm với răng hàm dưới. Tùy vào khớp thái dương hàm cần điều trị bạn sẽ dùng tay nghịch để tác động.
  • 4 ngón tay còn lại đặt phía ngoài, áp sát vào phần má tại khớp thái dương hàm.
  • Tiến hành kéo hàm từ từ xuống phía dưới, tránh thực hiện đột ngột khiến cho tổn thương ở khớp hàm trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Sau đó bạn giữ ở đây vài giây rồi thả hàm trở về tư thế cũ, lặp lại 10 lần liên tục.

Trên đây là một số bài tập khớp thái dương hàm được áp dụng. Ngoài ra còn nhiều bài tập khác, tùy theo tình trạng tổn thương ở mỗi đối tượng, bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách tập phù hợp. Duy trì thói quen này đều đặn, kết hợp điều trị theo chỉ định giúp bạn sớm cải thiện viêm khớp thái dương hàm, cũng như một số vấn đề liên quan khác.

Lưu ý khi tập bài tập khớp thái dương hàm tại nhà

Thực hiện bài tập khớp thái dương hàm tại nhà và điều trị theo phác đồ giúp cải thiện bệnh nhanh, xoa dịu cơn đau và giúp khớp linh hoạt hơn. Tuy nhiên khi luyện tập bạn nên lưu ý thêm một vài vấn đề như sau:

Lưu ý khi tập bài tập khớp thái dương hàm tại nhà
Chú ý thực hiện đúng động tác, lựa chọn bài tập phù hợp theo hướng dẫn của bác sĩ
  • Áp dụng cách tập luyện, chuyển động khớp thái dương hàm cho người bị đau nhẹ. Ngoài ra, các bài tập cũng được chỉ định cho người bệnh sau phẫu thuật, sau điều trị chuyên sâu giúp phục hồi chức năng của khớp hiệu quả hơn.
  • Tuy nhiên đối với người bị đau nhức nghiêm trọng, việc tập luyện có thể ảnh hưởng đến khớp. Lúc này bệnh nhân cần thăm khám và nhận tư vấn điều trị phù hợp, không nên tự ý áp dụng hoặc tập luyện quá sức gây hại cho sức khỏe tổng thể.
  • Tập từ nhẹ đến nâng cao, bạn không nên nóng vội, lựa chọn các bài tập nặng có thể tác động làm cơn đau khớp hàm trở nên trầm trọng hơn.
  • Khi mới làm quen, việc luyện tập có thể khiến bạn bị đau nhức nhẹ, căng cơ. Tuy nhiên khi đã tập được một thời gian, phản ứng này sẽ thuyên giảm, cơ thể quen dần với các chuyển động kể trên.
  • Trường hợp bạn tập luyện đều đặn một thời gian không thấy kết quả, bạn nên thông báo để bác sĩ điều trị thay đổi hướng điều trị phù hợp hơn.
  • Ngoài tập luyện bạn cũng có thể kết hợp chườm lạnh, sử dụng dụng cụ chỉnh nha, màng bảo vệ miệng,… để tránh gây thêm áp lực lên vùng khớp thái dương hàm.
  • Không tự ý dùng thuốc tân dược bừa bãi, người bệnh nên thăm khám và chỉ dùng khi được cho phép.
  • Ăn uống đều độ, giữ tinh thần thoải mái, lạc quan giúp các triệu chứng được kiểm soát tốt hơn.

Bài tập khớp thái dương hàm giúp hỗ trợ phục hồi chức năng khớp, giảm đau và mang lại sự thoải mái, thư giãn hơn cho người bệnh. Tuy nhiên bạn nên thăm khám, xác định mức độ tổn thương khớp hàm, sau đó điều trị theo hướng dẫn. Việc tập quá sức, lạm dụng thuốc chữa trị,… xảy ra đồng thời sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh, bạn đọc cần lưu ý.

Có thể bạn quan tâm:

Chi phí điều trị viêm khớp thái dương hàm cập nhật mới

Chi Phí Điều Trị Viêm Khớp Thái Dương Hàm [Bảng Giá Mới]

Khám và điều trị bệnh viêm khớp thái dương hàm sớm giúp nâng cao hiệu quả điều trị. Đồng thời...

vViêm khớp thái dương hàm là gì?

Viêm Khớp Thái Dương Hàm: Biểu Hiện và Cách Chữa Trị

Viêm khớp thái dương hàm cần được phát hiện và điều chỉnh sớm. Bởi, nhiều khả năng bệnh tiến triển...

Địa chỉ khám và chữa bệnh viêm khớp thái dương hàm tại Hà Nội

9 Địa Chỉ Khám và Chữa Bệnh Viêm Khớp Thái Dương Hàm

Địa chỉ khám và chữa bệnh viêm khớp thái dương hàm ở đâu tốt là thắc mắc được nhiều người...

Các cách điều trị viêm khớp thái dương hàm tại nhà

6 Cách điều trị viêm khớp thái dương hàm tại nhà

Một số cách điều trị viêm khớp thái dương hàm tại nhà như massage giảm đau, điều chỉnh chế độ...

Người bị viêm khớp thái dương hàm nên ăn gì?

Viêm khớp thái dương hàm nên ăn gì, kiêng gì để cải thiện?

Viêm khớp thái dương hàm nên ăn gì là vấn đề được nhiều bệnh nhân quan tâm. Bởi, chế độ...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.