Trật Khớp Thái Dương Hàm: Nguyên Nhân và Hướng Xử Lý

Trật khớp thái dương hàm có thể là bệnh hoặc tai nạn dẫn đến sai khớp hàm, xảy ra ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Mặc dù không nguy hiểm trực tiếp tính mạng, tuy nhiên sự sai khớp kéo dài có thể gây ra các biến chứng ảnh hưởng đời sống sinh hoạt và sức khỏe nghiêm trọng.

Trật khớp thái dương hàm là gì?

Khớp thái dương hàm có chức năng quan trọng giúp đóng mở miệng khi nhai, nói chuyện hoặc ở trang thái bình thường. Khớp có cấu tạo đặt biệt giúp hàm có khả năng tiến lùi, di chuyển sang bên này hoặc bên kia. Trường hợp khớp bị chấn thương, viêm nhiễm gây đau nhức dọc từ hàm đến vị trí gần tai.

Trật khớp thái dương hàm là gì?
Khớp thái dương hàm bị trật lệch gây đau nhức khó chịu

Trong đó, tình trạng trật khớp thái dương hàm ngày càng phổ biến. Nguyên nhân là do có sự chênh lệch khớp nối khiến xương hàm dưới bị mất cân bằng với xương sọ, liên quan đến viêm nhiễm trong thời gian dài không được xử lý.

Người bị trật khớp thái dương hàm gặp phải nhiều vấn đề trong sinh hoạt hàng ngày. Đây là một trường hợp thường gặp, có thể xuất hiện ở người lớn, trẻ em do viêm, bệnh hoặc tai nạn. Tuy không nguy hiểm trực tiếp tính mạng, nhưng nếu tình trạng trật khớp kéo dài có thể phát sinh nhiều biến chứng.

Nguyên nhân gây sai khớp thái dương hàm

Để hiểu rõ hơn về các nguyên nhân dẫn đến trật khớp thái dương hàm, bạn đọc tìm hiểu thêm thông tin dưới đây. Dựa trên nguyên nhân để chủ động kiểm soát, phòng tránh tình trạng từ ban đầu, đảm bảo an toàn sức khỏe, sinh hoạt hàng ngày. Yếu tố nguy cơ bao gồm:

  • Đầu tiên có thể kể đến tình trạng nhiễm khuẩn khoang miệng ảnh hưởng đến khớp thái dương hàm. Tác nhân gây hại tấn công sâu khiến khớp bị tổn thương, đau nhức dần dần dẫn đến sai khớp.
  • Bên cạnh đó, các vấn đề xương khớp khác xuất hiện cũng ảnh hưởng đến vị trí khớp thái dương hàm. Đặc biệt là bệnh lý về thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp.
  • Một số đối tượng bị sai khớp do trải qua chấn thương, va đập mạnh, thói quen cắn nhai đồ cứng, dai khiến cho quai hàm cứng, đau nhức và sai lệch khớp.
  • Không thể bỏ qua các nguyên nhân liên quan đến hệ thần kinh, áp lực cuộc sống hàng ngày khiến sức khỏe kém. Khi đó cơ thể rất dễ bị tác nhân gây hại tấn công, một trong những vấn đề có khả năng xảy ra là viêm khớp nhiễm khuẩn dẫn đến sai lệch khớp nhai, đau nhức khó chịu.
  • Trật khớp xảy ra do một hay vài chiếc răng bị mất nhưng không được thay thế, hoặc răng bị mọc lệch, mắc bệnh nha khoa,… khiến khớp thái dương hàm bị lệch, viêm nhiễm.
  • Ngoài ra, tình trạng trật khớp thái dương hàm còn xảy ra do di truyền, liên quan đến yếu tố bẩm sinh, tuổi tác, thói quen nghiến răng khi ngủ, nhai kẹo cao su thường xuyên và nhiều vấn đề khác.

Biết được các yếu tố nguy cơ kể trên để bạn chủ động điều chỉnh, phòng tránh sớm. Trường hợp đã diễn ra sai lệch, dựa vào nguyên nhân bác sĩ sẽ chỉ định giải pháp xử lý phù hợp, góp phần ngăn chặn các rủi ro gây hại sức khỏe và đời sống người bệnh.

Tham khảo thêm: Thoái Hóa Khớp Thái Dương Hàm và Cách Phòng Chống

Triệu chứng nhận biết trật khớp thái dương hàm

Các triệu chứng trật khớp thái dương hàm dễ bị nhầm lẫn với các vấn đề nha khoa hoặc bệnh lý khác. Chính vì thế việc điều trị có khả năng diễn ra không phù hợp làm tình trạng sai khớp ngày càng trầm trọng hơn. Do đó, bạn nên chủ động khám sớm, điều trị xử lý đúng cách giúp phục hồi khớp nhai, tránh biến chứng.

Triệu chứng nhận biết trật khớp thái dương hàm
Trật khớp thái dương hàm gây đau nhức làm việc nhai thức ăn, giao tiếp trở nên khó khăn

Triệu chứng trật khớp thái dương hàm thường gặp như sau:

  • Kết cấu khớp có biểu hiện lạ, bạn có thể quan sát mặt có dấu hiệu lệch cằm, không cân đối như bình thường.
  • Bên cạnh đó cơn đau xuất hiện một cách đột ngột và có xu hướng dữ dội hơn khi bạn cắn nhai, nói chuyện.
  • Đau dần ra mang tai, đau đầu mỏi khớp.
  • Lúc này người bệnh khó há miệng hoặc đóng khép khớp hàm như bình thường, sờ vào vị trí khớp có hơi nhô ra dưới da.

Ngoài những biểu hiện kể trên, người bệnh có thể gặp phải các dấu hiệu bất thường toàn thân kèm theo khi bị trật khớp thái dương hàm kéo dài. Nhất là trường hợp liên quan đến tình trạng nhiễm khuẩn, trật khớp đau nhức kèm sốt, mệt mỏi cơ thể, nước bọt chảy ra ngoài,…

Chủ động khám bác sĩ, kiểm tra tình trạng xương khớp để sớm điều chỉnh và kiểm soát. Bởi, nếu tình trạng bất thường kéo dài có thể phát sinh nhiều biến chứng. Không chủ quan nghĩ bệnh không nguy hiểm tính mạng, vì những triệu chứng khi sai khớp ngày càng nặng nề sẽ là nguyên do phát sinh nhiều hệ lụy khác.

Trật khớp thái dương hàm nguy hiểm như thế nào?

Như đã đề cập, trật khớp thái dương hàm có thể do bệnh hoặc chấn thương gây ra. Đây là tình trạng không quá nguy hiểm, không ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn tính mạng. Tuy nhiên, việc các sai lệch diễn ra trong thời gian dài tiềm ẩn nhiều nguy cơ, đặc biệt là ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Những vấn đề có thể xảy ra khi trật khớp thái dương hàm kéo dài không xử lý:

  • Cơn đau nhức ngày càng nặng nề hơn, đặc biệt là khi bạn nhai thức ăn, nói chuyện cử động khớp hàm. Điều này gây nên tâm lý lo sợ, dẫn đến chứng biếng ăn, căng thẳng thần kinh,… Cơ thể trở nên suy nhược nghiêm trọng, xanh xao, thiếu sức sống.
  • Khớp thái dương hàm bị lệch, trật khỏi vị trí bình thường không chỉ gây đau mà còn gây mất thẩm mỹ. Người bệnh nói chuyện khó khăn, giao tiếp khó ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng công việc, sinh hoạt giao tiếp hàng ngày.
  • Trường hợp viêm nhiễm, bệnh xương khớp gây sai khớp thái dương hàm không được kiểm soát, điều trị đúng cách có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Đặc biệt trường hợp nặng khó cứu chữa có thể làm khớp tổn thương, hoại tử,…
  • Nếu khớp bị lệch do mất răng hoặc các chấn thương khác không được điều chỉnh một thời gian dẫn đến các hệ lụy khác, nghiêm trọng hơn, khó điều trị hơn gây ra các di chứng kéo dài vĩnh viễn.

Chính mức độ nguy hại kể trên, bạn nên chủ động đến bệnh viện kiểm tra nếu phát hiện có biểu hiện bất thường ở khoang miệng, khớp hàm, nhất là sự xuất hiện của cơn đau nhức dữ dội. Khám và xử lý vấn đề càng sớm càng tốt, bảo đảm an toàn sức khỏe, đời sống sinh hoạt hàng ngày.

Tham khảo thêm: 6 Cách điều trị viêm khớp thái dương hàm tại nhà

Hướng xử lý trật khớp thái dương hàm

Trật khớp thái dương hàm có điều trị khỏi không là thắc mắc của nhiều người. Tùy tình trạng mà bạn đang gặp phải, bác sĩ sẽ đưa ra các chỉ định phù hợp. Thông thường hiện tượng lệch khớp xảy ra thường có xu hướng lệch về trước hoặc ra sau.

Hướng xử lý trật khớp thái dương hàm
Đến bệnh viện kiểm tra, điều trị xử lý trật khớp thái dương hàm càng sớm càng tốt

Thông qua sự kiểm tra, sờ vào vị trí bất thường bạn có thể xác nhận bước đầu nguy cơ lệch khớp. Để có kết quả chẩn đoán chính xác hơn, bác sĩ sẽ hướng dẫn người bệnh thực hiện các phương pháp chẩn đoán tương ứng như chụp X quang, CT xương sọ, mặt…

Sau khi có kết quả chẩn đoán, tùy từng trường hợp bác sĩ sẽ chỉ định giải pháp xử lý phù hợp nhằm ngăn chặn những rủi ro không mong muốn cho người bệnh. Dưới đây là các hướng khắc phục thường được áp dụng:

Nắn chỉnh trật khớp

Người bị trật khớp thái dương hàm có thể được chỉ định áp dụng biện pháp nắn chỉnh tại chỗ. Mục đích đưa khớp trở lại vị trí ban đầu, tránh ảnh hưởng đến hệ thống kết cấu xương sọ, mặt. Để giảm đau, bác sĩ thường chỉ định cho người bệnh dùng thuốc hoặc massage nhẹ nhàng để xoa dịu cảm giác khó chịu tại chỗ.

Khi thực hiện, bệnh nhân được yêu cầu ngồi vào tư thế thẳng lưng, tựa đầu vào ghế, ngồi với tư thế sao cho thoải mái nhất, đồng thời thuận tiện cho người nắn chỉnh thực hiện các thao tác trị liệu. Phần phía trong mặt nhai, bác sĩ sẽ dùng 2 băng gạc để chèn lại, sau đó dùng hai ngón tay ấn đè lên miếng gạc.

Đồng thời hai ngón tay sẽ tác động một lực vừa đủ lên vùng xương hàm từ trên xuống, từ trước ra sau nhiều lần để dần đưa khớp trở lại vị trí mong muốn. Thực hiện cho đến khi người bệnh có thể di chuyển khớp hàm dễ dàng hơn, điều này cho thấy khớp đã trở về đúng vị trí.

Sau khi trị liệu kết thúc, bệnh nhân được băng cố định phần đầu giúp tránh quá trình cử động ảnh hưởng đến vị trí tổn thương. Việc cố định này sẽ giúp bạn ngăn tình trạng khớp tiếp tục sai lệch cho đến khi chúng trở lại trạng thái bình thường.

Sử dụng thuốc

Cơn đau có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và chế độ sinh hoạt của người bệnh. Bác sĩ sẽ chỉ định thuốc kháng viêm, thuốc giảm đau và giãn cơ trong thời gian điều trị để xoa dịu các triệu chứng khó chịu cho bệnh nhân.

Sử dụng thuốc theo hướng dẫn, không lạm dụng, nhất là thuốc giảm đau. Trường hợp dùng quá liều, người bệnh có thể gặp phải các phản ứng phụ không mong muốn, ảnh hưởng sức khỏe. Kết hợp chăm sóc, vệ sinh tốt, tập luyện cho hàm dưới khỏe, sớm phục hồi.

Can thiệp phẫu thuật

Phẫu thuật là phương án can thiệp sâu giúp sửa chữa tình trạng trật khớp thái dương hàm. Phương án được chỉ định cho đối tượng trật khớp nặng, không thể phục hồi bằng biện pháp nắn chỉnh thông thường. Tùy mức độ sai lệch mà mỗi người gặp phải, giải pháp sẽ được đưa ra tương ứng.

Hướng xử lý trật khớp thái dương hàm
Phương pháp can thiệp chuyên sâu điều chỉnh sai lệch khớp thái dương hàm

Người bệnh sau khi phẫu thuật điều chỉnh sẽ cần chăm sóc một thời gian để ổn định chức năng cho khớp thái dương hàm. Đặc biệt là về vấn đề dinh dưỡng, ưu tiên những món ăn mềm, dễ nhai và dễ nuốt để tránh ảnh hưởng đến vị trí tổn thương chưa hồi phục hoàn toàn.

Bên cạnh các phương pháp kể trên, người bị trật khớp thái dương hàm còn được hướng dẫn thực hiện các động tác tập luyện giúp khớp hàm linh hoạt hơn, giảm đau và tăng hiệu quả điều trị. Khắc phục sớm, bảo vệ tốt giúp bạn chữa khỏi tình trạng sai lệch, đảm bảo an toàn sức khỏe và đời sống hàng ngày.

Tham khảo thêm: 9 Địa Chỉ Khám và Chữa Bệnh Viêm Khớp Thái Dương Hàm

Chăm sóc, bảo vệ khớp thái dương hàm

Khớp thái dương hàm đảm nhận chức năng quan trọng trong việc ăn nhai, giao tiếp. Do đó, việc chăm sóc và phòng ngừa trật khớp thái dương hàm là việc bạn nên lưu ý thực hiện.

Bởi những tổn thương, viêm nhiễm khớp kéo dài mặc dù không trực tiếp đe dọa tính mạng tuy nhiên lại ảnh hưởng đến chất lượng đời sống và sức khỏe. Vì thế, chuyên gia khuyến khích bạn nên chủ động chăm sóc, phòng tránh, cụ thể như sau:

  • Lựa chọn thực phẩm dễ nhai, không cắn nhai các vật quá cứng, dai làm ảnh hưởng đến răng và khớp thái dương hàm.
  • Điều trị răng sâu, thay thế các răng phải nhổ, rụng bằng răng giả, hàm giả để duy trì cấu trúc khớp nhai, tránh tình trạng lệch khớp, đau nhức khó chịu.
  • Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, ưu tiên những thực phẩm tốt cho sức khỏe, bởi tình trạng thiếu chất nhất là canxi là yếu tố tăng nguy cơ viêm khớp, lệch khớp thái dương hàm.
  • Ngoài chế độ ăn uống, bạn nên điều chỉnh thói quen sinh hoạt, hạn chế nghiến răng, sử dụng miếng chắn chống nghiến răng khi ngủ. Không nên dùng răng cắn mở nắp chai, đồ vật để tránh tổn thương đến răng và cấu trúc hàm.
  • Trường hợp bị chấn thương, đang trong thời gian điều trị bệnh xương khớp nên tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Khám sức khỏe, kiểm tra tình trạng khớp thái dương hàm để có biện pháp xử lý khi cần thiết, tránh các trường hợp xấu ảnh hưởng sức khỏe của người bệnh.

Hy vọng những thông tin đã được cập nhật từ bài viết đã giúp bạn hiểu thêm về tình trạng trật khớp thái dương hàm. Mặc dù không quá nguy hiểm, tuy nhiên các triệu chứng đau nhức khó chịu kéo dài là tác nhân làm suy giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh. Do đó, bạn nên chủ động phòng tránh, chăm sóc và bảo vệ khớp thái dương hàm cũng như hệ thống xương khớp của cơ thể.

Các cách điều trị viêm khớp thái dương hàm tại nhà

6 Cách điều trị viêm khớp thái dương hàm tại nhà

Một số cách điều trị viêm khớp thái dương hàm tại nhà như massage giảm đau, điều chỉnh chế độ...

Thuốc đặc trị viêm khớp thái dương hàm tốt

10 Thuốc Đặc Trị Viêm Khớp Thái Dương Hàm Tốt và An Toàn

Sử dụng thuốc đặc trị viêm khớp thái dương hàm giúp cải thiện triệu chứng khó chịu, kiểm soát ngăn...

Bệnh nguy hiểm không

Viêm khớp thái dương hàm nổi hạch và Thông tin cần biết

Viêm khớp thái dương hàm nổi hạch là bệnh lý có nguy cơ biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đời...

Người bị viêm khớp thái dương hàm nên ăn gì?

Viêm khớp thái dương hàm nên ăn gì, kiêng gì để cải thiện?

Viêm khớp thái dương hàm nên ăn gì là vấn đề được nhiều bệnh nhân quan tâm. Bởi, chế độ...

Bị đau quai hàm gần tai là bệnh gì?

Bị Đau Quai Hàm Gần Tai Là Bệnh Gì? Điều Trị Thế Nào?

Bị đau quai hàm gần tai là vấn đề không ít người đang mắc phải. Triệu chứng này thường dễ...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *