Rối Loạn Khớp Thái Dương Hàm và Cách Điều Trị, Xử Lý

Rối loạn khớp thái dương hàm gây ra các cơn đau nhức khó chịu, nhất là khi người bệnh nói chuyện, ăn nhai. Có rất nhiều yếu tố tác động dẫn đến tình trạng rối loạn này. Trường hợp triệu chứng kéo dài không phát hiện và chữa trị đúng cách có thể phát sinh nhiều biến chứng nguy hiểm. 

Rối loạn khớp thái dương hàm là gì?

Rối loạn khớp thái dương hàm hay TMJ là cái tên chỉ tình trạng khớp hoạt động không đúng với trạng thái bình thường. Có thể bạn chưa biết, khớp thái dương hàm là một trong các khớp có cấu tạo đặc biệt, đảm nhận vai trò như một “bản lề trượt” nối phần hợp sọ với xương hàm.

Rối loạn khớp thái dương hàm là gì?
Rối loạn chức năng khớp thái dương hàm là tình trạng nhiều người đang gặp phải

Đây cũng được xem là khớp nói có cấu trúc phức tạp nhất, giữ chức năng chính là đưa hàm dưới ra phía trước, phía sau hoặc di chuyển sang hai bên. Tình trạng rối loạn khớp thái dương hàm là thuật ngữ chỉ chung cho các vấn đề xảy ra tại dây chằng, đĩa đệm, cơ, xương tại khớp không hoạt động đúng cách.

Bạn có thể nhận thấy một số sự bất thường về hình dạng khuôn mặt khi khớp thái dương hàm rối loạn chức năng. Cụ thể là bạn có thể cảm nhận mặt có một chỗ nhô lại gần với tai. Đồng thời khi di chuyển, nói chuyện, ăn nhai thường phát ra tiếng lục cục, một số trường hợp bị kẹt khớp trong vài giây.

Nguyên nhân gây rối loạn khớp thái dương hàm

Có nhiều yếu tố gây rối loạn khớp thái dương hàm như liên quan đến chế độ ăn uống, chế độ sinh hoạt không đảm bảo. Ngoài ra còn nhiều khả năng rối loạn do ảnh hưởng từ các bệnh lý hoặc chấn thương trước đó không được điều trị đúng cách. Dưới đây là những nguyên nhân chính, bạn đọc thận trọng:

  • Do di truyền từ người thân trong gia đình. Có khả năng bệnh khởi phát từ yếu tố này. Khi đó, trẻ em sinh ra có mang gen bệnh, cấu trúc khớp hàm không như bình thường ảnh hưởng đến hoạt động của khớp. Lâu dần khớp bị lệch, rối loạn chức năng.
  • Những tác động bên ngoài như té ngã, chấn thương do tai nạn là nguyên nhân gây lệch khớp nhai, rối loạn chức năng khớp thái dương hàm. Trường hợp tổn thương không được phát hiện và xử lý lâu dần ảnh hưởng nghiêm trọng khả năng nhai, giao tiếp, đóng mở khớp hàm của người bệnh.
  • Thói quen ngủ nghiến răng, cắn nhai các đồ vật cứng, dai khiến khớp hàm mỏi, đau nhức. Áp lực đè nén làm cơ hàm tổn thương, khớp rối loạn chức năng.
  • Vi nhiễm, mắc bệnh lý về xương khớp, sâu răng, bị rụng gãy răng nhưng không được thay thế khiến cấu trúc hàm răng bị lệch, ảnh hưởng đến khớp hàm. Lâu dần, người bệnh sẽ nhận thấy cơn đau ngày càng nặng nề hơn, khớp cứng, khó di chuyển.

Trên đây là những yếu tố chính dẫn đến rối loạn khớp thái dương hàm. Mặc dù bệnh lý không quá nguy hiểm, tuy nhiên nếu không sớm phát hiện và điều trị, người bệnh có thể đối mặt với nhiều biến chứng khác, tác động tiêu cực đến sức khỏe, làm suy giảm chất lượng cuộc sống.

Nhận biết triệu chứng loạn năng khớp thái dương hàm

Rối loạn khớp thái dương hàm gây ra các triệu chứng khó chịu, đau nhức ảnh hưởng chức năng nhai. Mặc dù vậy, khi mới khởi phát các vấn đề tại khớp, biểu hiện mờ nhạt hay thậm chí không xuất hiện bất kỳ dấu hiệu nào khiến nhiều người chủ quan.

Triệu chứng
Người bệnh bị đau nhức khớp thái dương hàm lan rộng ra vùng đầu, cổ, vai, gáy

Đến khi khớp có các tổn thương, sai lệch nghiêm trọng hơn làm triệu chứng ngày càng rõ ràng. Ai cũng có khả năng bị rối loạn khớp thái dương hàm, trong đó tỷ lệ nữ giới mắc bệnh cao hơn so với nam giới. Bởi, ở nữ giới còn chịu sự chi phối của quá trình thay đổi nội tiết tố liên tục.

Điều này dẫn đến hiện tượng ảnh hưởng estrogen trong não hay mô hàm phát sinh căng thẳng, não bộ hoạt động kém khiến cơn đau bắt đầu bùng phát mà không được kiểm soát. Bên cạnh đó, sự mất cân bằng nội tiết khiến hormone progesterone giảm, ảnh hưởng đến xương, sụn và protein, từ đó gây ra nhiều triệu chứng hơn.

Sớm nhận biết rối loạn khớp thái dương hàm và điều trị phòng tránh biến chứng, cụ thể:

  • Xuất hiện cảm giác đau nhức bên trong tai, phần trước tai. Cơn đau có thể lan dần xuống bên dưới hàm rộng sang góc hàm.
  • Đặc biệt tình trạng đau nhức trở nên nặng nề và nghiêm trọng hơn khi người bệnh ăn nhai, cắn đồ vật cứng, siết hàm,…
  • Rối loạn khớp thái dương hàm biểu hiện rõ thông qua sự phát sinh tiếng kêu lục cục khi nhai thức ăn.
  • Trường hợp nặng hơn, cơn đau lan đến cả vùng thái dương, ra cổ, vai, gáy, đau nửa đầu, nhức đầu dữ dội.
  • Khớp hàm bị rối loạn chức năng thậm chí có thể đột ngột bị đơ cứng làm bệnh nhân không thể cử động, mở đóng khớp hàm.

Giai đoạn đầu bệnh không phát sinh triệu chứng rõ ràng, đến khi sự rối loạn diễn ra nặng hơn, triệu chứng mới bùng phát dữ dội. Do đó, nếu phát hiện các bất thường dù ở thể nhẹ bạn cũng không thể chủ quan. Nếu rối loạn khớp thái dương hàm kéo dài và ngày càng nặng nề có thể gây ra nhiều di chứng nguy hiểm, làm suy giảm chất lượng đời sống và sức khỏe.

Tình trạng rối loạn khớp thái dương hàm nguy hại không?

Rối loạn khớp thái dương hàm hay loạn năng khớp thái dương hàm là bệnh lý khởi phát âm thầm, triệu chứng đau nhức ảnh hưởng đến đời sống và sức khỏe. Tuy nhiên thực tế chứng bệnh này có thể khắc phục, không nguy hại trực tiếp đến tính mạng người bệnh.

Tình trạng rối loạn khớp thái dương hàm nguy hại không?
Loạn năng khớp thái dương hàm kéo dài gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng đời sống của người bệnh

Mặc dù vậy nhưng nhiều người vẫn chủ quan, thờ ơ trước các dấu hiệu bất thường. Khớp thái dương hàm không thực hiện chức năng tốt, trong thời gian dài sẽ gây ra nhiều di chứng từ nhẹ đến nặng nề. Trong đó các ảnh hưởng điển hình được đề cập nhất là:

  • Đau nhức khi ăn nhai và nói chuyện làm người bệnh gặp nhiều khó khăn trong đời sống, tác động tiêu cực đến công việc.
  • Hàm lệch, đau nhức, đau lan ra vùng đầu, nếu liên quan đến viêm nhiễm có khả năng gây ra nhiều biến chứng khác, nhất là phát sinh bệnh lý về thần kinh, viêm nhiễm tấn công vào máu, lan rộng triệu chứng ra các cơ quan khác.
  • Mặt xuất hiện các vùng nhấp nhô khi chức năng khớp thái dương hàm bị rối loạn. Đây là một trong những tác động mà bệnh gây ra, ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ, khiến bệnh nhân tự ti, ngại giao tiếp với người xung quanh.
  • Một số trường hợp khớp thái dương hàm bị cứng, không hoạt động như trước làm việc ăn nhai, giao tiếp khó. Các vấn đề này vô tình tác động tiêu cực lên hệ thần kinh, tạo tâm lý bất thường khiến bệnh nhân dễ phát sinh các quyết định có hại sức khỏe.
  • Ăn khó, ăn không đủ chất lâu dần làm cơ thể suy nhược, đau nhức ảnh hưởng đến giấc ngủ hàng ngày,…

Ngoài các tác hại kể trên, rối loạn khớp thái dương hàm còn có khả năng gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng khác. Mặc dù như đã nói bệnh không gây chết người, tuy nhiên về lâu dài có khả năng tác động tiêu cực lên đời sống, sức khỏe. Người bệnh có cơ thể suy nhược dễ bị hại khuẩn xâm nhập gây ra nhiều bệnh lý nguy hại khác.

Chẩn đoán và điều trị rối loạn khớp thái dương hàm

Nhận diện các bất thường diễn ra ở khớp thái dương hàm, chủ động đến gặp bác sĩ để được thăm khám sớm. Dựa vào triệu chứng người bệnh đang gặp phải, xem xét có hay không yếu tố di truyền, dị tật bẩm sinh cùng kết quả chẩn đoán hình ảnh để bác sĩ đưa ra phương án khắc phục phù hợp.

Chẩn đoán và điều trị
Đến gặp bác sĩ khi nhận thấy các biểu hiện bất thường để được chẩn đoán và điều trị kịp thời

Mỗi đối tượng sẽ được chỉ định biện pháp chữa trị tương ứng, trong đó nếu tình trạng nhẹ sẽ được điều chỉnh khớp bằng các biện pháp nội khoa kết hợp vận động trị liệu. Trường hợp loạn năng do bệnh lý, tai nạn chấn thương nặng được chỉ định phẫu thuật điều trị. Cụ thể:

  • Bác sĩ có thể chỉ định cho người bệnh sử dụng thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm, kháng sinh,… phù hợp với tình trạng sức khỏe. Trên thực tế không có thuốc đặc trị rối loạn khớp thái dương hàm. Các loại thuốc được dùng nhằm giảm nhẹ triệu chứng của bệnh, giúp người bệnh giảm đau, giảm lo lắng quá mức để quá trình khắc phục diễn ra thuận lợi hơn.
  • Ngoài ra, để tránh ảnh hưởng đến chức năng nhai, giảm đua nhức khi ăn và giảm áp lực cho khớp thái dương hàm đang bị tổn thương, máng nhai sẽ được lắp đặt.
  • Bên cạnh đó, việc nắn chỉnh khớp cắn cũng được tiến hành để đưa khớp về vị trí bình thường nếu phát sinh sai lệch, trượt khớp nhai khiến cơn đau xuất hiện. Phương pháp này cũng được thực hiện khi dùng máng nhai một thời gian không có biểu hiện cải thiện.
  • Tình trạng bệnh nặng hơn có thể phẫu thuật khắc phục, trường hợp liên quan bệnh nha khoa sẽ được điều trị bằng các biện pháp tương ứng.
  • Để tăng hiệu quả phục hồi chức năng khớp thái dương hàm, bệnh nhân được bác sĩ hướng dẫn tập luyện các bài tập giúp duy trì vận động cho khớp, giảm đau và khắc phục nhiều vấn đề liên quan.

Điều trị theo chỉ định, dùng thuốc theo phác đồ để đạt được hiệu quả tốt nhất. Trường hợp nhận thấy sau điều trị cơn đau vẫn tiếp diễn hãy thông báo để được bác sĩ hỗ trợ sớm. Ngoài ra, bạn tránh lạm dụng thuốc giảm đau, hãy đến bệnh viện kiểm tra, thăm khám để nhận diện vấn đề đang gặp phải và xử lý bằng biện pháp phù hợp.

Phòng tránh rối loạn khớp thái dương hàm

Rối loạn khớp thái dương hàm gây đau nhức khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng đời sống. Trường hợp loạn năng kéo dài, tổn thương khớp không khắc phục có thể gây ra nhiều biến chứng. Mặc dù không nguy hiểm tính mạng nhưng các vấn đề rối loạn khớp thái dương hàm có khả năng phát sinh nhiều hệ lụy.

Phòng tránh
Chủ động bảo vệ khớp thái dương hàm, phòng tránh các vấn đề nguy hại

Chính vì thế, việc chủ động chăm sóc cơ thể, ổn định chức năng khớp thái dương hàm là việc nên thực hiện từ sớm. Các chuyên gia khuyến cáo:

  • Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể, ăn chín, uống sôi, không nên cắn nhai các món quá cứng, dai khiến răng, khớp hàm bị ảnh hưởng. Ưu tiên ăn nhiều hoa quả tươi, rau lá có màu xanh đậm, đồ ăn tự chế biến, mềm, dễ nhai.
  • Hạn chế sử dụng rượu bia, đồ uống chứa cồn, thuốc lá, tránh dùng chất kích thích để bảo vệ sức khỏe.
  • Hạn chế nhai kẹo cao su thường xuyên, không nên ăn những món dẻo, ăn kẹo, không dùng răng để cắn mở đồ vật ảnh hưởng đến khớp hàm.
  • Một số người có thói quen nghiến răng khi ngủ cần tìm giải pháp cải thiện để tránh nguy cơ ảnh hưởng đến chức năng khớp thái dương hàm.
  • Không nên siết chặt quai hàm quá nhiều, nhất là những lúc căng thẳng.
  • Điều chỉnh thời gian sinh hoạt, không nên thức quá khuya, stress cũng là tác nhân gây ra nhiều vấn đề sức khỏe, trong đó có hiện tượng rối loạn khớp thái dương hàm.
  • Điều trị bệnh nha khoa, điều trị các chấn thương do tai nạn, té ngã tại hàm răng. Trường hợp mất răng nên sử dụng răng giả, hàm giả thay thế để tránh gây lệch khớp nhai, ảnh hưởng khớp thái dương hàm.
  • Theo dõi sức khỏe, thông báo với bác sĩ nếu nhận thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường, đặc biệt là cơn đau nhức khớp hàm, nhai khó, cứng và lan rộng đến vùng đầu, vai gáy, cổ.

Trên đây là những thông tin về hiện tượng rối loạn khớp thái dương hàm. Bệnh lý không nguy hiểm trực tiếp tính mạng nhưng lại gây ra nhiều triệu chứng khó chịu làm suy giảm chất lượng cuộc sống. Bạn cần kiểm tra, điều trị sớm để bảo vệ an toàn sức khỏe, phục hồi chức năng của khớp thái dương hàm hiệu quả.

Có thể bạn quan tâm:

Mức độ nguy hại của thoái hóa khớp thái dương hàm

Thoái Hóa Khớp Thái Dương Hàm và Cách Phòng Chống

Thoái hóa khớp thái dương hàm là bệnh lý nhiều người gặp phải hiện nay. Bệnh gây ra các triệu...

Chi phí điều trị viêm khớp thái dương hàm cập nhật mới

Chi Phí Điều Trị Viêm Khớp Thái Dương Hàm [Bảng Giá Mới]

Khám và điều trị bệnh viêm khớp thái dương hàm sớm giúp nâng cao hiệu quả điều trị. Đồng thời...

Địa chỉ khám và chữa bệnh viêm khớp thái dương hàm tại Hà Nội

9 Địa Chỉ Khám và Chữa Bệnh Viêm Khớp Thái Dương Hàm

Địa chỉ khám và chữa bệnh viêm khớp thái dương hàm ở đâu tốt là thắc mắc được nhiều người...

Các cách điều trị viêm khớp thái dương hàm tại nhà

6 Cách điều trị viêm khớp thái dương hàm tại nhà

Một số cách điều trị viêm khớp thái dương hàm tại nhà như massage giảm đau, điều chỉnh chế độ...

Bệnh nguy hiểm không

Viêm khớp thái dương hàm nổi hạch và Thông tin cần biết

Viêm khớp thái dương hàm nổi hạch là bệnh lý có nguy cơ biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đời...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.