Bị Đau Quai Hàm Gần Tai Là Bệnh Gì? Điều Trị Thế Nào?

Bị đau quai hàm gần tai là vấn đề không ít người đang mắc phải. Triệu chứng này thường dễ bị nhầm lẫn với các vấn đề nha khoa, nhiều người chủ quan không tìm hiểu nguyên nhân và chữa trị sớm. Nếu trường hợp đau do bệnh lý không kiểm soát có nguy cơ phát sinh các biến chứng nguy hiểm, đe dọa tính mạng người bệnh.

Bị đau quai hàm gần tai là bệnh gì?

Bị đau quai hàm gần tai trái hoặc phải là tình trạng ngày càng có nhiều người gặp phải. Đây là một trong những vấn đề cần thận trọng, bởi cơn đau xuất hiện có khả năng phát sinh từ những bệnh lý liên quan. Tùy từng trường hợp mà cơn đau nặng hay nhẹ, nếu kéo dài đau có thể lan rộng ra vùng đầu, sau tai, vai cổ, gáy.

Bị đau quai hàm gần tai là bệnh gì?
Đau quai hàm gần tai có thể là triệu chứng cảnh báo bệnh lý

Khi triệu chứng bất thường xuất hiện ở quai hàm bạn có thể cảm nhận được rõ ràng cơn đau nhức khó chịu. Đặc biệt đau càng nặng khi bạn ăn uống, nói chuyện hay há to miệng. Bạn không nên chủ quan trước những biểu hiện bất thường, thay vào đó cần chủ động đến bệnh viện thăm khám, điều trị sớm để phòng tránh các rủi ro đe dọa an toàn sức khỏe.

Một vài nguyên nhân cơ học bên ngoài gây chấn thương vùng cằm, quai hàm phát sinh cơn đau gần tai. Đau cũng có thể bắt nguồn từ việc cắn nhai thức ăn quá cứng, tật nghiến răng lâu ngày gây bào mòn men răng, đau nhức quai hàm. Ngoài ra, yếu tố bệnh lý cũng là tác nhân làm bùng phát cơn đau nhức dữ dội. Dưới đây là những dạng bệnh thường gặp:

Viêm khớp thái dương hàm

Viêm khớp thái dương hàm là bệnh lý nhiều người gặp phải nhưng không nhiều người nhận biết. Bởi các triệu chứng của bệnh diễn biến âm thầm, bùng phát mạnh mẽ vào thời điểm viêm nhiễm trở nên nặng nề hơn. Chứng bệnh này có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào, kể cả người lớn và trẻ em.

Có rất nhiều yếu tố dẫn đến viêm khớp thái dương hàm, chẳng hạn do tai nạn, do thoái hóa khớp, nhiễm khuẩn, viêm khớp dạng thấp,… Đặc biệt còn có khả năng bùng phát do thói quen sinh hoạt kém lành mạnh, do tai nạn, té ngã chấn thương vùng hàm. Ngoài triệu chứng bị đau quai hàm gần tai, bệnh nhân còn cảm thấy:

  • Đau nhức khó mở – đóng miệng như bình thường.
  • Gặp khó khăn khi cử động hàm.
  • Khi nhai thức ăn nghe thấy âm thanh bất thường ở khớp cắn gần tai.
  • Khi ngậm miệng có biểu hiện lệch sang một bên, đau nhức mỏi hàm, cắn khó…

Trường hợp cơn đau quai hàm gần tai do viêm khớp thái dương hàm gây ra cần được phát hiện, điều chỉnh sớm. Bởi mặc dù tình trạng viêm khớp không quá nghiêm trọng, tuy nhiên các triệu chứng kéo dài có thể để lại nhiều di chứng khác, ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống của người bệnh.

Tham khảo thêm: Phác đồ điều trị viêm khớp thái dương hàm chuẩn từ bộ Y Tế

Rối loạn khớp thái dương hàm

Rối loạn khớp thái dương hàm hay còn gọi là loạn năng khớp thái dương hàm cũng là nguyên nhân gây nên hiện tượng bị đau quai hàm gần tai. Chứng bệnh này khá phổ biến và thường gặp ở người trưởng thành. Nguyên nhân gây bệnh đa dạng, xuất phát từ những yếu tố bên trong và bên ngoài cơ thể.

Bị đau quai hàm gần tai là bệnh gì?
Rối loạn chức năng khớp thái dương hàm gây đau quai hàm, âm thanh lục cục khi nhai

Chứng rối loạn khớp thái dương hàm cũng là một trong những yếu tố tác động gây viêm khớp thái dương hàm và ngược lại. Người bệnh cảm nhận được cơn đau nhức hàm khó chịu. Nặng hơn khi khớp hàm chịu áp lực, cắn nhai hoặc khi hoạt động khớp lúc nói chuyện.

Do đó, khi bị đau quai hàm gần tai có khả năng bạn đang mắc chứng rối loạn khớp thái dương hàm. Bên cạnh đó, bạn còn cảm nhận được nhiều biểu hiện bất thường khác, chẳng hạn tiếng kêu lục cục phát ra ở quai hàm gần tai khi nhai, đau lan ra vùng cổ, sau đầu, vai, cứng cơ, khó mở khớp hàm.

Thoái hóa khớp thái dương hàm

Thoái hóa khớp thái dương hàm cũng là bệnh lý gây nên tình trạng đau quai hàm gần tai. Bởi vị trí này thường là vùng khớp thái dương hàm. Đây là khớp đặc biệt nhất trong hệ thống xương khớp của cơ thể, là nơi tiếp giáp, nối liền xương sọ và hàm. Khi bị tổn thương, viêm nhiễm kéo dài không điều trị khiến khớp bị thoái hóa nhanh chóng.

Thoái hóa khớp thái dương hàm không trực tiếp gây hại tính mạng người bệnh nhưng có thể phát sinh nhiều biến chứng nguy hiểm. Đặc biệt là khi bệnh nhân không chủ động kiểm soát, cơn đau nhức nặng nề gây cứng hàm, khó ăn nhai, cơ thể dần suy kiệt, mệt mỏi kéo dài.

Thận trọng khi nhận thấy bị đau quai hàm gần tai, kèm theo âm thanh lục cục tại vị trí đó khi nhai. Đó có khả năng là triệu chứng cảnh báo thoái hóa khớp. Bạn nên đến gặp bác sĩ để chẩn đoán sớm, phòng tránh các biến chứng ảnh hưởng đến chức năng hàm, sức khỏe và đời sống.

Biến chứng sâu răng

Ngoài các bệnh lý kể trên, bị đau quai hàm gần tai có thể là dấu hiệu của biến chứng sâu răng, nhất là sâu răng khôn, răng nhai. Vi khuẩn tấn công sâu vào trong tủy, tác động lên xương hàm, vào máu,… dẫn đến viêm nhiễm vùng khớp thái dương hàm. Không những thế những khu vực lân cận đều gặp phải biến chứng tương tự nếu vi khuẩn vào máu.

Bị đau quai hàm gần tai là bệnh gì?
Biến chứng sâu răng là nguyên nhân gây đau quai hàm gần tai

Lúc này, ngoài cơn đau nhức dữ dội, bệnh nhận còn nhận thấy các biểu hiện bất thường khác như hư hỏng răng nghiêm trọng, răng lung lay và dễ rụng, sâu răng lan sang các răng gần kề, ăn nhai khó khăn, ảnh hưởng sức khỏe, đời sống hàng ngày. Bạn cần đến gặp bác sĩ nha khoa để kịp thời xử lý.

Một số vấn đề nha khoa khác

Bên cạnh sâu răng, tình trạng bị đau quai hàm gần tai có thể là dấu hiệu của các vấn đề nha khoa khác. Trong đó đặc biệt là hiện tượng răng khôn mọc lệch, mọc ngầm làm vùng quai hàm gần tai xuất hiện cơn đau nhức dữ dội. Ngoài ra không thể loại trừ khả năng bạn đang bị viêm nha chu, áp xe răng, viêm tủy răng,…

Các bệnh lý liên quan dẫn đến cơn đau nhức khó chịu tại vị trí quai hàm gần tai cần được phát hiện và kiểm soát sớm. Bởi, nếu kéo dài người bệnh có thể đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm. Đặc biệt, trường hợp viêm nhiễm lan rộng, vi khuẩn vào máu có thể di chuyển đến các cơ quan xa, đe dọa an toàn tính mạng người bệnh.

Tham khảo thêm: Rối Loạn Khớp Thái Dương Hàm và Cách Điều Trị, Xử Lý

Bị đau quai hàm gần tai nguy hiểm như thế nào?

Bị đau quai hàm gần tai nguy hiểm không? Triệu chứng này có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, chẳng hạn tai nạn, chấn thương hàm gây đau, đau do thói quen sinh hoạt hay bệnh lý. Trường hợp liên quan đến các chấn thương cơ học, bệnh nhân sẽ được bác sĩ chỉ định các giải pháp khắc phục, nắn chỉnh phù hợp để duy trì chức năng.

Trường hợp bệnh lý cần phát hiện và điều trị bằng biện pháp phù hợp để ngăn chặn các biến chứng không mong muốn. Tuy nhiên không phải ai cũng chủ động bảo vệ sức khỏe, có rất nhiều trường hợp chủ quan dẫn đến biến chứng. Một số rủi ro bệnh nhân có thể gặp phải như:

  • Đau nhức, cứng hàm khó ăn nhai, điều này kéo dài làm người bệnh có dấu hiệu suy nhược cơ thể, đề kháng kém dẫn đến nhiều vấn đề khác phát sinh. Đây là tác hại thường gặp nhất khi cơn đau quai hàm gần tai xuất hiện lâu ngày không được kiểm tra, xử lý sớm.
  • Ngoài ra, bệnh nhân còn có thể gặp phải các biến chứng của các bệnh lý gây đau quai hàm gần tai như thoái hóa khớp thái dương hàm, tổn thương nặng nề, viêm nhiễm lan rộng ra các vùng lân cận, tấn công vào máu đe dọa tính mạng.
  • Không chỉ gặp phải nhiều biến chứng ảnh hưởng mặt thể chất, tình trạng đau nhức kéo dài còn gây ra nhiều mối nguy hại về mặt tinh thần. Người bệnh lo lắng, sợ hãi dẫn đến suy nghĩ tiêu cực, tự ti,… Cơ thể cũng vì thế trở nên suy nhược hơn, phát sinh nhiều biến chứng khác.

Trước mức độ nguy hại kể trên, bạn nên chủ động đến gặp bác sĩ nếu nhận thấy tình trạng bị đau quai hàm gần tai. Không nên chủ quan để tránh gặp phải các vấn đề không mong muốn làm hại sức khỏe, đời sống.

Chẩn đoán điều trị đau quai hàm gần tai

Như đã đề cập, bị đau quai hàm gần tai có thể là triệu chứng bệnh lý, cần khám chữa sớm để phòng tránh rủi ro. Bác sĩ sẽ xem xét triệu chứng, kiểm tra bên ngoài và tiến hành các biện pháp chẩn đoán nhằm đưa ra phương án điều trị phù hợp cho từng người bệnh.

Chẩn đoán và điều trị
Đến gặp bác sĩ khi các triệu chứng bất thường kéo dài không có dấu hiệu thuyên giảm

Theo đó, bệnh nhân sẽ phải thực hiện một số xét nghiệp cần thiết như chụp X quang, MRI, xét nghiệm máu,.. Sau khi có được kết quả chẩn đoán cuối cùng, tùy tình trạng sức khỏe của bệnh nhân bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ tương ứng. Một số phương pháp điều trị được áp dụng như:

Điều trị bằng thuốc Tây

Sử dụng thuốc điều trị triệu chứng, giúp xoa dịu cảm giác khó chịu cho người bệnh. Mỗi trường hợp sẽ có toa thuốc điều trị riêng, bệnh nhân nên tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ. Dùng thuốc đúng liều, không lạm dụng để tránh gây ra các tác dụng phụ ảnh hưởng sức khỏe và quá trình điều trị.

Các thuốc thường dùng là loại giảm đau, chống viêm, thuốc kháng sinh, giãn cơ,… Thuốc có tác dụng điều trị triệu chứng, trường hợp cần can thiệp chuyên sâu sẽ được chỉ định riêng. Trong quá trình sử dụng nếu phát hiện dấu hiệu bất thường bạn nên thông báo với báo sĩ được được hỗ trợ khắc phục sớm.

Can thiệp chuyên sâu

Cơn đau quai hàm gần tai có thể là triệu chứng của các vấn đề nha khoa, bệnh về khớp thái dương hàm. Trường hợp sử dụng thuốc không đạt hiệu quả tối ưu, bác sĩ sẽ chỉ định các phương án điều trị chuyên sâu bao gồm niềng răng, nhổ răng, phẫu thuật hàm,… Mỗi trường hợp sẽ được chỉ định giải pháp phù hợp. Dưới đây là các biện pháp chính:

  • Điều trị nha khoa: Đối với bệnh nhân đau nhức khu vực quai hàm gần tai do viêm nha chu, áp xe, sâu răng nặng, mọc răng khôn,… bác sĩ sẽ chỉ định các biện pháp can thiệp nha khoa như nhổ răng, niềng kẹp răng ổn định cấu trúc, trám răng, nạo tủy hư hỏng và các biện pháp khác.
  • Điều trị khớp thái dương hàm: Trường hợp đau do thoái hóa khớp, viêm khớp hay trật lệch khớp thái dương hàm cần nắn chỉnh, phẫu thuật sửa chữa chuyên sâu để ngăn chặn những rủi ro không mong muốn. Tùy từng trường hợp bệnh nhân sẽ được chỉ định phương án can thiệp phù hợp, kịp thời.

Điều trị ngoại khoa hoặc các can thiệp chuyên sâu giúp sửa chữa vị trí tổn thương, sai lệch, giảm đau và ngăn chặn các rủi ro biến chứng. Người bệnh nên thăm khám và điều trị tại cơ sở uy tín, chất lượng, đồng thời kết hợp chăm sóc tốt để sớm phục hồi sức khỏe.

Tham khảo thêm: Viêm khớp thái dương hàm có tự khỏi không? Mất lâu không?

Phương pháp vật lý trị liệu

Áp dụng các biện pháp vật lý trị liệu giảm đau và phục hồi chức năng khớp thái dương hàm là biện pháp được thực hiện rộng rãi. Những bài tập trị liệu, phương pháp massage, nắn bóp, sử dụng máng nhai, chiếu tia hồng ngoại,… là các giải pháp được chỉ định phổ biến hiện nay. Cụ thể:

Phương pháp chẩn đoán và điều trị
Sử dụng máng nhai hỗ trợ quá trình điều trị
  • Phương pháp nắn chỉnh khớp: Áp dụng cho trường hợp trật lệch khớp thái dương hàm gây đau quai hàm gần tai. Bác sĩ tiến hành nắn chỉnh giúp đưa khớp dần ổn định trở lại vị trí ban đầu. Bệnh nhân sẽ được đeo băng giúp cố định khớp trong vòng 14 ngày để khắc phục tình trạng này.
  • Dùng máng nhai hỗ trợ: Máng nhai có tác dụng hỗ trợ bệnh nhân trong việc nhai cắn thức ăn, giảm áp lực lên vùng răng, khớp hàm bị đau nhức. Đây là một trong những giải pháp được chỉ định trong điều trị thoái hóa khớp, viêm khớp, trật khớp hay các bệnh lý nha khoa liên quan.
  • Bài tập trị liệu: Người bệnh cũng có thể được bác sĩ chỉ định thực hiện một số bài tập trị liệu trong thời gian điều trị khớp thái dương hàm. Mục đích của việc tập luyện là giúp khớp chuyển động linh hoạt hơn, tránh cứng khớp, đồng thời giúp giảm đau, chữa rối loạn chức năng khớp thái dương hàm.

Ngoài ra, như đã đề cập bệnh nhân còn được chỉ định nhiều phương án trị liệu khác nhằm phục hồi chức năng khớp, ổn định và phòng tránh biến chứng. Người bệnh nên kết hợp chăm sóc và dùng thuốc đúng cách để nâng cao hiệu quả điều trị.

Chăm sóc sau điều trị

Chăm sóc sau điều trị đúng cách giúp người bệnh phục hồi an toàn, hiệu quả hơn. Do đó, bệnh nhân nên lưu ý chế độ chăm sóc từ sinh hoạt đến ăn uống, cụ thể:

  • Ưu tiên ăn những món dễ nhai, dễ nuốt trong thời gian sau điều trị đau quai hàm gần tai, nhất là trường hợp đau do tổn thương khớp thái dương hàm, đau do bệnh nha khoa, viêm nhiễm,…
  • Tập thói quen nhai đều hai bên hàm, không nên nhai một bên có thể làm lệch khớp nhai.
  • Bổ sung cho cơ thể đầy đủ chất dinh dưỡng, ăn những thực phẩm tốt cho sức khỏe, đồng thời loại bỏ các món ăn có tác động đến vùng đau như đồ cay nóng, đồ ăn nhiều dầu mỡ,…
  • Xây dựng thói quen sống lành mạnh, hạn chế bia rượu, thuốc lá, giảm căng thẳng, stress,…
  • Sử dụng các dụng cụ hỗ trợ, chẳng hạn miếng chắn răng tránh nghiến khi ngủ, điều chỉnh thói quen nghiến răng, siết hàm khi căng thẳng,…

Phát hiện sớm vấn đề gây đau nhức khớp hàm gần tai và điều trị bằng biện pháp phù hợp giúp bạn ngăn chặn những rủi ro không mong muốn. Tuân thủ theo phác đồ điều trị, tránh lạm dụng thuốc tân dược hoặc chủ quan không khám chữa sớm khiến cơ thể gặp phải các biến chứng không mong muốn.

Tham khảo thêm: Viêm khớp thái dương hàm nên ăn gì, kiêng gì để cải thiện?

Chủ động phòng tránh đau quai hàm gần tai

Tình trạng bị đau quai hàm gần tai có thể là triệu chứng cảnh báo bệnh nha khoa, bệnh về khớp thái dương hàm và các vấn đề khác. Để đảm bảo an toàn sức khỏe, bạn nên chủ động đến gặp bác sĩ khám chữa sớm. Tránh trường hợp chủ quan khiến bệnh trở nặng phát sinh biến chứng nguy hại.

Phòng ngừa
Xây dựng lối sống lành mạnh, phòng tránh đau quai hàm gần tai

Ngoài ra, bạn cần chủ động chăm sóc cơ thể, phòng nguy cơ bệnh tái phát nguy hiểm. Dưới đây là những lưu ý dành cho bạn đọc:

  • Thường xuyên theo dõi, kiểm tra các bất thường của cơ thể nói chung và dấu hiệu tại răng, hàm nói riêng. Nếu phát hiện biểu hiện lạ hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán, điều trị từ sớm.
  • Ổn định đời sống sinh hoạt, ăn uống hàng ngày để bảo vệ an toàn sức khỏe, ngăn chặn nguy cơ viêm khớp, thoái hóa khớp trở nặng và tái phát nguy hiểm.
  • Điều trị các bệnh lý đang gặp phải theo hướng dẫn của bác sĩ, tránh dùng thuốc tân dược bừa bãi nếu không muốn gặp phải các tác dụng phụ nguy hiểm.
  • Trường hợp té ngã, chấn thương nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt. Kiểm tra xương khớp, xử lý tránh nguy cơ sai lệch khớp hàm kéo dài làm ảnh hưởng đến chức năng nhai và gây nhiều hệ lụy khác.
  • Khám sức khỏe, kiểm tra tình trạng răng miệng định kỳ, sớm phát hiện bất thường và điều chỉnh theo hướng dẫn.

Đây là những thông tin liên quan đến hiện tượng bị đau quai hàm gần tai, bạn đọc tham khảo. Nhằm xác định chính xác nguyên nhân và có hướng khắc phục đúng cách, kịp thời bạn nên đến gặp bác sĩ sớm. Tùy mỗi trường hợp, bác sĩ sẽ đưa ra phương án khắc phục phù hợp, bảo vệ an toàn sức khỏe người bệnh.

Lưu ý khi tập bài tập khớp thái dương hàm tại nhà

7 Bài Tập Khớp Thái Dương Hàm Giúp Khắc Phục Cơn Đau

Vận động, tập các bài tập khớp thái dương hàm là một trong những phương pháp hỗ trợ khắc phục...

Các cách điều trị viêm khớp thái dương hàm tại nhà

6 Cách điều trị viêm khớp thái dương hàm tại nhà

Một số cách điều trị viêm khớp thái dương hàm tại nhà như massage giảm đau, điều chỉnh chế độ...

Thuốc đặc trị viêm khớp thái dương hàm tốt

10 Thuốc Đặc Trị Viêm Khớp Thái Dương Hàm Tốt và An Toàn

Sử dụng thuốc đặc trị viêm khớp thái dương hàm giúp cải thiện triệu chứng khó chịu, kiểm soát ngăn...

Người bị viêm khớp thái dương hàm nên ăn gì?

Viêm khớp thái dương hàm nên ăn gì, kiêng gì để cải thiện?

Viêm khớp thái dương hàm nên ăn gì là vấn đề được nhiều bệnh nhân quan tâm. Bởi, chế độ...

Phác đồ điều trị viêm khớp thái dương hàm

Phác đồ điều trị viêm khớp thái dương hàm chuẩn từ bộ Y Tế

Phác đồ điều trị viêm khớp thái dương hàm được xây dựng dựa trên tình hình sức khỏe của người...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *