Mổ thoái hóa đốt sống cổ – những điều cần biết trước khi mổ
Phẫu thuật thoái hóa đốt sống cổ có thể giúp người bệnh giảm đau, thường là cơn đau do tổn thương rễ thần kinh gây ra. Trong một số trường hợp, mổ là cách duy nhất để giúp người bệnh phục hồi và có thể hoạt động lại bình thường.
Khi nào cần mổ thoái hóa cột sống cổ?
Không phải tất cả các trường hợp thoái hóa đốt sống cổ đều cần phẫu thuật. Thông thường bác sĩ sẽ chỉ định mổ nếu:
- Điều trị nội khoa bằng thuốc, vật lý trị liệu, yoga không mang lại kết quả.
- Các triệu chứng thần kinh liên quan đến cánh tay hoặc chân.
- Người bệnh gặp khó khăn khi đi bộ, thang bộ, giữ thăng bằng.
Ngoài ra, trước khi phẫu thuật, bác sĩ sẽ chỉ định một số xét nghiệm cần thiết và đảm bảo người bệnh có đầy đủ sức khỏe để hạn chế rủi ro sau ca phẫu thuật.
Các phương pháp phẫu thuật chữa thoái hóa đốt sống cổ
Có một số thủ thuật phẫu thuật khác nhau có thể được lựa chọn tùy theo mức độ nghiêm trọng của bệnh nhân. Trong một số trường hợp nhỏ, sự mất ổn định của cột sống có thể gây khó khăn cho cuộc phẫu thuật.
1. Phẫu thuật cắt bỏ một phần đốt sống cổ trước
Thao tác này được thực hiện để làm giảm áp lực lên rễ thần kinh hoặc tủy sống. Bác sĩ sẽ thực hiện một vết mổ nhỏ ở phía trước cổ để tác động vào hệ thống thần kinh bên trong. Nếu phẫu thuật cần tác động đến một vùng rộng lớn thì bác sĩ sẽ thực hiện một vết mổ nghiêng hoặc dài hơn.
Sau khi các mô mềm của cổ được tách ra, đĩa đệm và xương cụt được loại bỏ. Khoảng trống đó sẽ được lấp lại bằng một mảnh xương nhỏ hoặc thiết bị gắn kết cột sống. Trong một thời gian nhất định, các đốt sống có thể hợp nhất và kết nối lại với nhau.
2. Phẫu thuật cắt bỏ đốt sống cổ
Phẫu thuật này thường được thực hiện khi bạn bị hẹp đốt sống cổ đa cấp gây chèn ép lên tủy sống.
Trong phẫu thuật này, bác sĩ phẫu thuật sẽ loại bỏ một phần của đốt sống để giảm áp lực lên cột sống. Một hoặc nhiều đốt sống có thể được loại bỏ trong phẫu thuật này nếu như nó cần thiết.
Các vết mổ trong ca phẫu thuật này thường lớn và rộng hơn. Khoảng trống giữa các đốt sống sau đó sẽ được lắp đầy bằng một mảnh xương nhỏ hoặc thiết bị gắn kết đốt sống. Ở phẫu thuật này, nhiều xương sẽ bị loại bỏ, do đó quá trình phục hồi sẽ lâu hơn bình thường. Bác sĩ phẫu thuật có thể sẽ sử dụng một tấm kim loại vặn vào phía trước đốt sống để đẩy nhanh quá trình hồi phục.
3. Phẫu thuật ở phía sau cổ
Đây là một thủ thuật được thực hiện thông qua một vết rạch dọc phía sau cổ của bạn, thường là ở giữa cổ. Cách phẫu thuật này có thể sử dụng để loại bỏ một đĩa đệm lớn nằm ở bên cạnh cột sống.
Một mũi khoan tốc độ cao sẽ được sử dụng để loại bỏ một khớp mặt và rễ thần kinh. Rễ thần kinh sẽ được nhẹ nhàng chuyển sang một bên để giải phóng hoặc loại bỏ đĩa đệm bị thoát vị.
Rủi ro khi mổ thoái hóa đốt sống cổ
Mặc dù các biến chứng khi mổ thoái hóa cột sống cổ rất hiếm khi xảy ra. Nhưng bất cứ cuộc phẫu thuật nào cũng đều có những rủi ro nhất định. Một số rủi ro có thể xảy ra khi phẫu thuật chữa thoái hóa đốt sống cổ bao gồm:
- Nhiễm trùng
- Chảy nhiều máu, một số trường hợp người bệnh cần được truyền máu
- Đau cổ hoặc đau cánh tay mạn tính
- Tái phát hoặc các triệu chứng không thuyên giảm hoàn toàn
- Tổn thương dây thần kinh và rễ thần kinh
- Tổn thương tủy sống, tỷ lệ 1/1000, có thể dẫn đến tê liệt sau phẫu thuật
- Tổn thương thực quản, khí quản, dạ dày hoặc thanh quản
- Tổn thương động mạch cảnh hoặc động mạch đốt sống có thể dẫn đến đột quỵ
- Rối loạn ngôn ngữ
- Rò rỉ dịch não tủy
Lợi ích của ca phẫu thuật luôn được cân nhắc cẩn thận trước những rủi ro mà nó mang lại. Mặc dù phần lớn bệnh nhân sau khi phẫu thuật đều có cải thiện rõ rệt về các cơn đau và triệu chứng thoái hóa cột sống. Tuy nhiên, không có gì đảm bảo rằng phẫu thuật sẽ an toàn với tất cả mọi người.
Những điều cần lưu ý sau khi phẫu thuật thoái hóa đốt sống cổ
Thông thường sau phẫu thuật, bác sĩ sẽ hướng dẫn cụ thể và kê toa thuốc giảm đau. Bác sĩ cũng sẽ xác định khi nào bạn có thể hoạt động trở lại bình thường như làm việc, lái xe hoặc luyện tập thể dục.
Một số bệnh nhân sẽ được chỉ định luyện tập vật lý trị liệu để đẩy nhanh quá trình hồi phục.
Bệnh nhân có thể đi lại nhẹ nhàng trong nhà, lên xuống cầu thang. Tuy nhiên hạn chế các động tác xoay, vặn cổ hoặc cúi đầu.
Khi ngồi nên chú ý giữ thẳng cổ, lưng. Tránh nằm ngủ trên võng, ghế sofa.
Khi tắm rửa hoặc đi vệ sinh cần ưu tiên lựa chọn nơi có thể tựa lưng.
Quan hệ tình dục có thể thực hiện sau phẫu thuật 2 tuần. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân cảm thấy khó chịu, đau thì nên dừng lại ngay để tránh ảnh hưởng không tốt đến cột sống.
Thông thường sau 3 tháng kể từ lúc phẫu thuật, người bệnh có thể thực hiện các bài tập thể dục nhẹ nhàng như bơi lội, đạp xe hoặc đi bộ. Tuy nhiên hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi luyện tập.
Chi phí và địa điểm mổ thoái hóa đốt sống cổ
1. Chi phí
Chi phí mổ thoái hóa đốt sống cổ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ hay tình trạng sức khỏe của người bệnh.
- Phẫu thuật theo phương pháp mổ hở truyền thống: Chi phí dao động từ 15 – 20 triệu.
- Phẫu thuật theo phương pháp mổ nội soi: Chi phí dao động từ 20 – 40 triệu đồng.
- Nếu người bệnh bị thoái hóa đốt sống cổ kèm theo các biến chứng phức tạp thì chi phí có thể lên đến 40 – 50 triệu đồng cho một ca phẫu thuật.
Chi phí trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Tùy theo từng bệnh viện hoặc cơ sở y tế thực hiện phẫu thuật mà chi phí có thể khác nhau. Do đó, người bệnh nên liên hệ trực tiếp cơ sở y tế muốn thực hiện phẫu thuật để được tư vấn cụ thể.
2. Mổ thoái hóa đốt sống cổ ở đâu?
Hà Nội:
Bệnh viện Việt Đức:
- Địa chỉ: Số 40 Tràng Thi, Hàng Bông, Hoàn Kiếm, Hà Nội
- Số điện thoại liên hệ: 024 3825 3531
- Chi phí khá cao: Khoảng 60 triệu đồng
Bệnh viện Trung ương quân đội 108:
- Địa chỉ: Số 1 Trần Hưng Đạo, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
- Số điện thoại liên hệ: 04 6278 4136
Bệnh viện Đại học Y dược Hà Nội:
- Địa chỉ: Số 1 Tôn Thất Tùng, Trung Tự, Đống Đa, Hà Nội
- Số điện thoại: 024 3574 7788
Hồ Chí Minh:
Bệnh viện Nhân dân 115:
- Địa chỉ: Số 527 Sư Vạn Hạnh, phường 12, quận 10, thành phố Hồ Chí Minh
- Số điện thoại: 028 3868 3496 – 0906 336 115
- Địa chỉ: Số 201B Nguyễn Chí Thanh, phường 12, quận 5, thành phố Hồ Chí Minh
- Số điện thoại: 028 3855 4137
Có thể bạn quan tâm
- 5 bài thuốc chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng Đông y
- Mẹo dùng cây mật gấu chữa thoái hóa đốt sống cổ đúng cách
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!