Sâu Răng Mặt Nhai: Dấu Hiệu và Cách Chăm Sóc, Chữa Trị

Sâu răng mặt nhai nếu không kiểm soát lâu dần khiến tình trạng hư hỏng răng ngày càng nghiêm trọng hơn. Khi đó, việc ăn nhai thức ăn sẽ trở nên khó khăn, triệu chứng đau nhức kèm theo các biểu hiện bất thường khác khiến chất lượng cuộc sống suy giảm, ảnh hưởng nghiêm trọng sức khỏe của người bệnh.

Sâu răng mặt nhai là gì?

Sâu răng có thể xảy ra với bất kỳ chiếc răng nào và với bất kỳ ai. Tình trạng sâu răng ban đầu xuất hiện với các dấu hiệu nhẹ, nhiều người chủ quan không kiểm tra, điều trị sớm. Đến khi hư hỏng răng trở nên nghiêm trọng hơn, men răng cứng bị bào mòn ảnh hưởng tới tủy răng, gây ra nhiều vấn đề khác.

Sâu răng mặt nhai là gì?
Sâu răng mặt nhai ảnh hưởng đến vấn đề ăn uống, gây mất thẩm mỹ

Nhiều trường hợp hiện nay đang gặp phải là sâu răng mặt nhai. Vị trí dễ phát hiện khi vi khuẩn tấn công bên ngoài mặt nhai, xuất hiện dấu vết lởm chởm đen, đau nhức, kém thẩm mỹ. Bởi diện tích các răng nhai ở mặt ngoài thường rộng, kèm theo nhiều rãnh nhỏ nên thức ăn dễ mắc vào, tiếp xúc và tích tụ thành mảng.

Do đó, tình trạng sâu răng mặt nhai ngày càng phổ biến, nhiều người mắc phải. Vi khuẩn lưu trú, tấn công khiến răng ngày càng hư hỏng, cần chủ động khắc phục nhằm phòng tránh các rủi ro không mong muốn.

Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết

Sâu răng mặt nhai do nguyên nhân nào gây ra? Tương tự như các trường hợp sâu răng tại các vị trí khác, sâu răng mặt nhai liên quan đến các yếu tố ăn uống, sinh hoạt hàng ngày không đảm bảo tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công răng.

Trong đó, các yếu tố chính bao gồm:

  • Ăn uống không đảm bảo: Ăn nhiều đồ ăn chua ngọt, quá béo, nhiều đường, cay nóng nhưng không vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Thức ăn đọng lại trong kẽ răng, tích tụ mảng bám tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển.
  • Vệ sinh răng miệng không sạch sẽ: Khoang miệng không được làm sạch, thức ăn đọng lại kẽ răng khiến vi khuẩn có môi trường phát biển. Đây là một trong những nguyên nhân gây sâu răng mặt nhai nói riêng và các vị trí sâu răng nói chung khác. Nếu việc lười đánh răng, làm sạch lưỡi tiếp tục kéo dài sẽ phát sinh nhiều vấn đề nguy hại khác.
  • Tuyến nước bọt kém hoạt động: Nước bọt ít, miệng khô là một trong những nguyên nhân khiến vi khuẩn trong khoang miệng hoạt động mạnh mẽ hơn. Bởi khi khoang miệng khô, tính axit nhiều hơn khiến cho vi khuẩn sinh sôi. Ngoài hoạt động của tuyến nước bọt kém, miệng khô còn do thói quen không uống đủ nước, sử dụng nhiều đồ uống chứa ga, đồ uống chứa cồn,…
  • Sức khỏe kém, hệ miễn dịch yếu: Sâu răng là tình trạng xảy ra phổ biến ở những người có hệ miễn dịch kém, sức khỏe yếu. Hại khuẩn từ môi trường bên ngoài lưu trú, tấn công cơ thể, khoang miệng dẫn đến các tổn thương trên răng.

Ngoài các nguyên nhân kể trên, tình trạng sâu răng mặt nhai còn có khả năng hình thành do ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác. Chẳng hạn do bệnh lý amidan, viêm xoang, trào ngược dạ dày ảnh hưởng, do thiếu fluor, cắn nhai các vật kém vệ sinh, tật nghiến răng khiến men răng cứng bị bào mòn,…

Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết
Nhận biết sớm các bất thường và can thiệp điều tri

Sâu răng mặt nhai hình thành các triệu chứng bất thường qua các giai đoạn sẽ ngày càng trở nên nghiêm trọng. Cụ thể:

  • Ban đầu, vi khuẩn tấn công hình thành các tổn thương nhỏ trên mặt nhai, lỗ hổng li ti, màu đen,… Tuy nhiên ở giai đoạn này răng không bị đau nhức nên nhiều người chủ quan không điều trị kiểm soát sớm.
  • Tình trạng sâu răng trở nên ngày càng nặng hơn, gây ra nhiều tổn thương trên răng, lỗ hổng ngày càng lớn. Kèm theo đó là cơn đau nhức răng âm ỉ xuất hiện, nướu có dấu hiệu sưng đỏ.
  • Răng mặt nhai bị hại khuẩn tấn công chuyển thành màu ngà, nhiều chỗ bị đen, khoang miệng phát ra mùi hôi khó chịu bên cạnh các cơn đau nhức xuất hiện thường xuyên.
  • Trường hợp nặng hơn, men răng cứng bị bào mòn, làm lộ ngà răng, tủy răng khiến răng vô cùng nhạy cảm. Lợi sưng to kèm đau nhức khó chịu, răng lung lay và dễ rụng.

Đây là những triệu chứng cảnh báo sâu răng nói chung và sâu răng mặt nhai nói riêng. Bạn đọc có thể nhận biết và chủ động đến gặp nha sĩ để kiểm tra và điều trị. Trường hợp hư hỏng răng mặt nhai và lan rộng viêm nhiễm ra các vị trí khác gây không ít triệu chứng và phát sinh các vấn đề nặng nề hơn.

Tham khảo thêm: Sâu Răng Số 6 Phải Xử Lý Thế Nào? Có Nên Nhổ Không?

Sâu răng mặt nhai có nguy hại không?

Sâu răng mặt nhai nguy hại như thế nào? Thắc mắc được nhiều người quan tâm, nhất là những đối tượng đang gặp phải tình trạng này. Tương tự như các trường hợp sâu răng thường gặp, mặt nhai bị hư hỏng, sâu răng gây bào mòn men răng, làm lộ ngà răng, tủy răng khiến răng trở nên vô cùng nhạy cảm.

Khi đó, việc ăn uống, sinh hoạt hàng ngày của bạn cũng trở nên khó khăn hơn. Ngoài ra, còn nhiều vấn đề khác phát sinh nếu trường hợp răng sâu không được kiểm soát, phát sinh các biến chứng nặng nề hơn.

Sâu răng mặt nhai có nguy hại không?
Sâu răng không được kiểm soát lan rộng ra các răng lân cận, gây hư hỏng răng, mất răng và nhiều biến chứng

Đặc biệt là trường hợp vi khuẩn tấn công sâu làm phát sinh nhiều bệnh lý liên quan khác như viêm tủy răng, viêm nha chu, viêm lợi, áp xe nướu răng,… Bên cạnh đó, mùi hôi miệng nồng nặc khiến cho người bệnh thiếu tự tin, răng hư hỏng gây mất thẩm mỹ.

Những ảnh hưởng kể trên tác động cả mặt tâm lý lẫn sức khỏe của người bệnh. Bởi sâu răng gây đau nhức, răng nhai không hoạt động như bình thường khiến việc ăn uống khó, tạo cảm giác biếng ăn, sợ ăn uống. Lâu dần, cơ thể bị thiếu hụt chất dinh dưỡng dẫn đến suy nhược và nhiều vấn đề khác.

Chính vì thế, nếu bạn gặp phải các triệu chứng hư hỏng răng mặt nhai nên chủ động đến gặp bác sĩ, kiểm tra và kiểm soát sâu răng. Không chủ quan khiến tình trạng sâu răng nghiêm trọng kéo theo nhiều hệ lụy cho sức khỏe, đời sống hàng ngày.

Phương pháp kiểm soát sâu răng mặt nhai

Hiện nay với sự phát triển của y học hiện đại, các kỹ thuật điều trị nha khoa trở nên tân tiến hơn, đáp ứng điều trị cả các ca khó, tổn thương nặng. Theo đó, việc chữa sâu răng mặt nhai cũng không còn là vấn đề quá nan giải, tùy mỗi trường hợp bác sĩ sẽ chỉ định giải pháp điều trị phù hợp.

Tuy nhiên bạn nên chủ động đến bệnh viện hoặc nha khoa uy tín để kiểm tra, theo dõi tình trạng sâu răng để có giải pháp can thiệp an toàn. Đối với tình trạng nhẹ có thể không cần áp dụng biện pháp chuyên sâu, chủ động chăm sóc, vệ sinh răng miệng kết hợp dùng thuốc hoặc mẹo chữa tại nhà.

Phương pháp kiểm soát sâu răng mặt nhai 
Chủ động kiểm tra và khắc phục các vấn đề nha khoa

Ngược lại, đối với tình trạng nặng hơn người bệnh sẽ được tiến hành thủ thuật nha khoa chuyên sâu nhằm loại bỏ tác nhân gây hại, duy trì chức năng cho răng nhai. Dưới đây là những phương án được áp dụng:

Chăm sóc tại nhà

Dành cho trường hợp sâu răng mặt nhai nhẹ, mới khởi phát. Các biện pháp tại nhà có tác dụng kiểm soát, ức chế hoạt động của vi khuẩn gây hại lên răng, giữ răng miệng sạch sẽ. Theo đó, mỗi ngày bạn nên đều đặn đánh răng 2 – 3 lần, đánh sáng và tối, đánh răng sau khi ăn để loại bỏ mảng bám, thức ăn thừa trên răng.

Nếu có dấu hiệu đau nhức răng nhẹ có thể áp dụng các mẹo chữa tại nhà, giảm cảm giác khó chịu. Bạn có thể sử dụng các loại thảo dược thiên nhiên để giúp răng sạch, khỏe, ngăn ngừa sâu răng mặt nhai tiến triển nặng. Tham khảo như:

  • Dùng lá trà xanh: Trong lá trà chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là chất chống oxy hóa giúp ức chế hoạt động của hại khuẩn và loại bỏ chúng ra khỏi khoang miệng. Mỗi ngày bạn dùng lá trà xanh tươi nấu lấy nước súc miệng sau khi vệ sinh cá nhân để làm sạch, giảm mùi hôi và ngừa sâu răng mặt nhai phát triển.
  • Dùng lá ổi non: Biện pháp này cũng được áp dụng phổ biến. Lá ổi có vị chát, tác dụng làm sạch mảng bám trên răng, giúp ngăn nguy cơ sâu răng tiến triển nặng nề hơn. Cách dùng đơn giản, bạn chỉ cần sử dụng lá ổi non rửa sạch rồi nhai trực tiếp. Hoặc tương tự như cách làm với lá trà, nấu lá ổi với chút muối, lấy nước súc miệng để giúp khoang miệng sạch sẽ hơn, tránh nguy cơ hại khuẩn lưu trú tiếp tục tấn công răng gây hại.
  • Sử dụng tỏi: Ngoài hai cách làm trên, tình trạng sâu răng mặt nhai có thể được khắc phục tại nhà chỉ bằng củ tỏi nhỏ. Trong tỏi chứa hàm lượng chất chống oxy hóa, kháng sinh, giúp loại bỏ tác nhân gây hại, sát khuẩn cho bề mặt răng đang bị tổn thương. Bạn chỉ cần sử dụng một củ tỏi tươi, rửa sạch rồi giã dập, đắp trực tiếp lên vùng răng đang bị sâu để giảm triệu chứng đau nhức, loại bỏ tác nhân gây hại.

Kết hợp áp dụng mẹo chữa dân gian và chăm sóc, bảo vệ răng miệng sạch khỏe. Vệ sinh cá nhân, điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt sao cho phù hợp hơn. Ngoài ra, để đảm bảo an toàn bạn nên đến gặp nha sĩ kiểm tra, theo dõi mức độ điều trị tại nhà, trường hợp sâu răng diễn biến nặng sẽ có biện pháp can thiệp kịp lúc, tránh biến chứng.

Tham khảo thêm: Các mức độ sâu răng từ nhẹ tới nặng và cách điều trị phù hợp

Điều trị nha khoa

Áp dụng ngay các phương pháp nha khoa khi triệu chứng sâu răng mặt nhai diễn biến nặng, mức độ hư hỏng khó điều trị bằng các biện pháp tại nhà. Tùy từng trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định giải pháp điều trị tương ứng. Dưới đây là một số cách:

Phương pháp kiểm soát sâu răng mặt nhai 
Điều trị chuyên sâu hơn cho trường hợp sâu răng mặt nhai nặng
  • Sử dụng liệu pháp fluor: Đây là liệu pháp được áp dụng phổ biến, đặc biệt phù hợp với trường hợp sâu răng mặt nhai nhẹ. Bác sĩ sẽ vệ sinh khoang miệng, làm sạch bề mặt răng, sau đó sử dụng máng đeo chứa gel bôi fluor. Biện pháp có tác dụng loại bỏ vi khuẩn, cải thiện sâu răng nhẹ và ngăn ngừa các bệnh lý nha khoa khác.
  • Lấy tủy, trám răng: Trường hợp vi khuẩn tấn công vào sâu trong tủy răng, phần hư hỏng sẽ được bác sĩ loại bỏ, sau đó làm sạch lỗ hổng trên răng và trám hàn bít lại bằng vật liệu an toàn. Cách này giúp răng vẫn bảo tồn được hình dạng và chức năng nhai, không cần thay thế, loại bỏ hoàn toàn răng.
  • Nhổ răng và thay thế: Tuy nhiên đối với những chiếc răng bị hư hỏng nghiêm trọng sẽ phải loại bỏ răng thật, sau đó bác sĩ sẽ thay mới bằng răng giả để tránh sai lệch cấu trúc hàm, ảnh hưởng chức năng nhai. Mỗi trường hợp bác sĩ sẽ chỉ định giải pháp tương ứng, giúp khắc phục tốt nhất và an toàn nhất tình trạng sâu răng mặt nhai.

Ngoài các biện pháp được thực hiện kể trên, người bệnh có thể được chỉ định kết hợp các phương án điều trị đi kèm cho các bệnh lý liên quan khác. Chẳng hạn sử dụng thuốc, điều trị viêm amidan, trào ngược,… Để bệnh sớm cải thiện, bạn đọc cần kết hợp điều trị và chăm sóc tốt, phòng tránh tác dụng phụ hoặc biến chứng xảy ra trong quá trình điều trị.

Tham khảo thêm: Bé 2 tuổi bị sâu răng phải làm sao và 5 cách khắc phục hiệu quả nhất

Chăm sóc phòng ngừa tái phát

Sâu răng nói chung và sâu răng mặt nhai nói riêng là tình trạng có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào. Trường hợp sâu răng nhẹ, được kiểm soát vẫn có khả năng tái phát hoặc trở nên nghiêm trọng nếu không được điều trị, chăm sóc đúng cách.

Chăm sóc phòng ngừa tái phát
Chăm sóc răng miệng, điều chỉ chế độ ăn uống bảo vệ một hàm răng chắc khỏe

Chính vì thế, bạn nên chủ động điều chỉnh thói quen sống, sinh hoạt và ăn uống phù hợp hơn, bảo vệ sức khỏe răng miệng. Dưới đây là một số lưu ý, bạn đọc tham khảo:

  • Vệ sinh răng miệng đúng cách, dùng bàn chải đánh răng phù hợp, sử dụng kem đánh răng ngừa sâu răng. Đánh răng mỗi ngày 2 – 3 lần, đặc biệt nên vệ sinh sạch sẽ trước khi đi ngủ để đảm bảo thức ăn thừa không đọng lại kẽ răng khiến vi khuẩn có điều kiện sinh sôi.
  • Ăn uống đúng cách, đầy đủ chất. Hạn chế ăn đêm, ăn khuya các món quá ngọt, nước ngọt chứa ga, đồ ăn béo, nhiều dầu mỡ,… Thay vào đó bạn nên uống đủ nước, ăn những thực phẩm tốt cho sức khỏe như hoa quả tươi, trái cây,…
  • Xây dựng thói quen sống lành mạnh, không cắn nhai đồ vật cứng, hạn chế nghiến răng khi stress, khi ngủ. Ngoài ra, bạn nên giữ tinh thần thoải mái, lạc quan, hạn chế áp lực, căng thẳng ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Đề kháng yếu, hệ miễn dịch kém là cơ hội để hại khuẩn tấn công, gây hại cho răng miệng và các cơ quan khác.
  • Chủ động đến gặp nha sĩ, kiểm tra tình trạng răng miệng định kỳ, trường hợp phát hiện bất thường, bác sĩ sẽ ngăn chặn và điều trị khắc phục bằng biện pháp phù hợp.

Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn đọc giải đáp các thắc mắc về tình trạng sâu răng mặt nhai. Nếu phát hiện muộn và không can thiệp điều trị sớm, tình trạng hư hỏng răng trở nên nghiêm trọng hơn có thể phát sinh nhiều biến chứng. Do đó bạn không nên chủ quan, thay vào đó cần chăm sóc và phòng tránh sâu răng bảo vệ sức khỏe.

Có thể bạn quan tâm

Lá chanh chữa sâu răng có được không?

Lá Chanh Chữa Sâu Răng – Mẹo Dân Gian Áp Dụng Nhiều

Lá chanh chữa sâu răng, hỗ trợ loại bỏ hại khuẩn gây hư hỏng răng nhờ chứa các thành phần...

cach-chua-sau-rang-bang-la-bang-3

Cách Chữa Sâu Răng Bằng Lá Bàng Đơn Giản Đến Bất Ngờ

Cách chữa sâu răng bằng lá bàng là mẹo dân gian đã được ông bà ta lưu truyền từ nhiều...

Con Sâu Răng Là Gì? Có Thật Không? Thực Hư Thế Nào?

Con sâu răng được mọi người nhắc đến có thật sự tồn tại hay không là vấn đề được bàn...

Đau răng sâu là do đâu?

Đau Răng Sâu Là Do Đâu? Các Cách Làm Giảm Đau Nhanh

Đau răng sâu là một trong những biểu hiện nhiều người gặp phải. Nguyên nhân là do vi khuẩn tấn...

Dùng lá tía tô chữa sâu răng có hiệu quả không?

Cách Chữa Sâu Răng Bằng Lá Tía Tô Có Hiệu Quả Khó Tin

Chữa sâu răng bằng lá tía tô là mẹo dân gian được áp dụng từ xưa đến nay. Nguyên liệu...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *