Sâu Răng Số 6 Phải Xử Lý Thế Nào? Có Nên Nhổ Không?
Sâu răng số 6 là một trong các trường hợp sâu răng xảy ra khá phổ biến, có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào từ người lớn đến trẻ nhỏ. Sâu răng số 6 cần được theo dõi, khắc phục để phòng tránh các rủi ro biến chứng không mong muốn.
Răng số 6 bị sâu là do đâu?
Như các bạn đã biết, răng số 6 là vị trí răng hàm có chức năng nhai thức ăn, giúp thức ăn được nghiền nhỏ, giảm áp lực lên hệ tiêu hóa. Mỗi hàm sẽ có 2 chiếc răng số 6 trong nhóm răng nhai, vậy tính cả hai hàm trên và dưới sẽ có 4 chiếc răng số 6 đảm nhận chức năng cắn, nhai thức ăn.
Vị trí của răng bạn có thể xác định dễ dàng bằng cách đếm từ phía răng cửa đầu tiên cho đến phía trong hàm, răng nằm ở vị trí số 6. Các răng số 6 ở hai hàm sẽ nằm ở vị trí đối xứng với nhau. Khác với răng hàm trên, những chiếc răng số 6 ở hàm dưới sẽ có 2 chân răng, trong khi hàm trên sẽ là 3.
Cấu tạo của răng to, mặt nhai rộng để nghiền nát thức ăn. Cũng chính vì thế, bên trong răng số 6 sẽ chứa nhiều ống tủy hơn những chiếc răng khác. Tuy nhiên, do tiếp xúc trực tiếp với thức ăn, đảm nhận nhiệm vụ nhai cắn thức ăn nên răng số 6 cũng là vị trí dễ bị sâu răng nhất.
Tình trạng sâu răng có thể xuất hiện với bất kỳ ai, trong đó nhóm đối tượng có thói quen ăn uống, vệ sinh cá nhân không đảm bảo chiếm tỷ lệ cao nhất. Ngoài ra, còn nhiều yếu tố gây sâu răng khác, dưới đây là một vài nguyên nhân chính:
- Ăn nhiều đồ ăn béo, ngọt, dai dính răng nhưng không làm vệ sinh răng miệng sạch sẽ.
- Thường xuyên cắn nhai các món quá cứng, thô khiến nướu răng, men răng cứng dần mài mòn tạo điều kiện cho hại khuẩn tấn công.
- Stress, áp lực, căng thẳng cũng là nguyên do khiến cơ thể bị suy nhược tạo cơ hội cho hại khuẩn từ bên ngoài tấn công cơ thể gây bệnh, trong đó sâu răng số 6 là một trường hợp có khả năng xảy ra.
- Đánh răng bằng bàn chải cứng, đánh răng mạnh, không vệ sinh răng miệng sạch sẽ khiến răng tích tụ mảng bám, hại khuẩn lưu trú trong khoang miệng lâu dần bào mòn men răng, dẫn đến nhiều hệ lụy.
- Ảnh hưởng từ các bệnh lý khác như trào ngược dạ dày thực quản, bệnh viêm họng, viêm amidan,… khiến vi khuẩn di chuyển lên khoang miệng, tấn công gây hư hỏng răng.
Cần xác định mức độ sâu răng số 6, tìm hiểu nguyên nhân và có hướng xử lý cho phù hợp. Đối với tình trạng sâu răng do thói quen, bên cạnh áp dụng phác đồ điều trị người bệnh cần chủ động thay đổi thói quen để nâng cao hiệu quả điều trị. Trường hợp nặng, sâu răng gây hư hỏng nghiêm trọng sẽ được bác sĩ chỉ định can thiệp các thủ thuật chuyên sâu.
Tham khảo thêm: Cách Chữa Sâu Răng Bằng Lá Bàng Đơn Giản Đến Bất Ngờ
Dấu hiệu nhận biết sâu răng số 6
Tương tự như các trường hợp sâu răng tại vị trí khác, sâu răng số 6 cũng gây ra các triệu chứng như xuất hiện lỗ hổng trên răng, đau nhức, sưng nướu, ảnh hưởng đến khả năng cắn, nhai thức ăn,… Ngoài ra, trường hợp nặng bệnh nhân còn gặp các triệu chứng toàn thân khác.
Đến gặp bác sĩ nha khoa khi phát hiện các biểu hiện sâu răng ngày càng trở nên nặng nề hơn. Cụ thể:
- Vị trí chấm đen trên răng số 6 xuất hiện rõ nét hơn, vết thương dần to ra, sâu vào bên trong răng. Răng bị xỉn màu, nhìn kém thẩm mỹ.
- Vi khuẩn sâu răng khi đã tấn công sâu khiến men răng cứng mài mòn, lộ ngà răng, tủy răng làm răng nhạy cảm hơn. Khi đó nếu ăn nhai những món ăn kích thích sẽ khiến răng bị buốt, ê và đau nhức khó chịu, đặc biệt là đồ ăn cay nóng, đồ ăn lạnh.
- Ngoài biểu hiện trên răng, phần nướu răng cũng bị sưng to, thậm chí có khả năng tích tụ dịch mủ khi bệnh sâu răng diễn biến ngày càng nặng nề hơn. Lúc này nếu bệnh nhân dùng tăm tre xỉa răng hoặc cắn phải đồ ăn cứng có thể gây chảy máu, chảy dịch mủ khiến khoang miệng có mùi tanh hôi khó chịu.
- Hơi thở có mùi lạ một trong những biểu hiện cho thấy bạn có nguy cơ bị sâu răng.
- Tình trạng nặng người bệnh có các biểu hiện toàn thân như sốt cao, mệt mỏi, biếng ăn,…
Nhận biết triệu chứng sâu răng diễn biến để có cách can thiệp xử lý sớm. Bởi, trường hợp răng số 6 bị sâu đồng nghĩa với khả năng nhai nghiền thức ăn kém đi, điều này kéo dài có ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống hàng ngày và sức khỏe.
Sâu răng số 6 nguy hiểm như thế nào?
Tình trạng sâu răng số 6 nguy hiểm như thế nào? Như các bạn đã biết, sâu răng nói chung và sâu răng số 6 nói riêng nếu không được kiểm soát về lâu dài sẽ phát sinh nhiều biến chứng. Dưới đây là những tác hại thường gặp nếu bạn kéo dài sâu răng số 6 không điều trị:
- Suy giảm chức năng nhai: Răng số 6 có chức năng nhai nghiền thức ăn, khi bị hư hỏng, vi khuẩn tấn công sâu vào bên trong khiến cơn đau xuất hiện thường xuyên, điều này làm chức năng nhai của răng giảm dần, người bệnh cảm thấy đau nhức khi cắn.
- Rụng mất răng, thoái hóa xương hàm: Sâu răng chuyển biến nặng khiến răng chết hoàn toàn, rụng mất răng. Ngoài ra, vi khuẩn tấn công sâu xương hàm khiến khu vực này bị viêm nhiễm, dần thoái hóa. Người bệnh gặp khó khăn khi ăn, cơ thể suy nhược kéo theo nhiều vấn đề nguy hại khác.
- Biến dạng khuôn mặt: Sâu răng vị trí răng nhai khiến cho hàm ê cứng không hoạt động linh hoạt như bình thường. Bên cạnh đó, nguy cơ răng rụng mất khiến cho cấu trúc khớp nhai bị rối loạn. Lâu dần, khuôn mặt người bệnh có dấu hiệu bị lệch, xệ do mất răng.
- Viêm nhiễm sâu: Tình trạng vi khuẩn tấn công tủy, phá hủy tủy răng ngày càng nặng nề khiến răng chết do không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng. Vi khuẩn một khi tấn công vào máu có thể lan rộng hơn, làm tổn hại những cơ quan xa. Trường hợp viêm nhiễm não bộ, hệ tim mạch thậm chí còn có khả năng đe dọa tính mạng của người bệnh.
Bên cạnh những rủi ro kể trên, trường hợp sâu răng số 6 không được điều trị, tiến triển theo chiều hướng xấu có thể phát sinh nhiều hệ lụy khác. Chẳng hạn gây ra các bệnh lý nha khoa nặng hơn, viêm nhiễm tổn thương các răng lân cận, các cơ quan xa,… Vì thế bạn cần kiểm tra và chủ động điều trị sâu răng số 6 càng sớm càng tốt.
Tham khảo thêm: Chữa Sâu Răng Bằng Lá Trầu Không – 4 Mẹo Hay Ít Ai Biết
Phương pháp chẩn đoán và điều trị sâu răng số 6
Bác sĩ tiến hành kiểm tra, chẩn đoán tình trạng sâu răng số 6 cũng như các răng lân cận. Trường hợp nhẹ, tổn thương trên răng không quá nặng nề sẽ được chỉ định phương pháp tái khoáng phục hình răng, trám răng.
Ngược lại khi phát hiện sâu răng đã nặng nề, có biểu hiện biến chứng các giải pháp chuyên sâu hơn sẽ được thực hiện nhằm bảo vệ an toàn sức khỏe cho người bệnh. Dưới đây là các phương pháp được áp dụng:
- Tái khoáng men răng: Bác sĩ sử dụng các chất giúp tái khoáng răng số 6 bị sâu răng, bù vào những phần bị sâu răng tấn công, bổ sung khoáng chất giúp răng chắc khỏe hơn. Biện pháp cũng góp phần giúp ngăn chặn sâu răng, tránh nguy cơ vi khuẩn lan rộng ra những chiếc răng khác.
- Phương pháp trám răng: Răng số 6 bị sâu răng tổn thương không quá nghiêm trọng sẽ được làm sạch, loại bỏ hại khuẩn sau đó trám bít vị trí sâu răng. Việc hàn trám sẽ giúp răng phục hình, duy trì chức năng mà không cần can thiệp điều trị quá chuyên sâu hay nhổ bỏ răng.
- Bọc răng sứ: Áp dụng phương pháp bọc sứ cho đối tượng sâu răng nghiêm trọng hơn, cấu trúc răng bị thay đổi không thể áp dụng phương pháp trám răng phục hồi. Phần răng thật sẽ được mài mòn, sau đó răng sứ đã được đúc khuôn vừa vặn với hàm được trồng lên vị trí răng thật. Cách này giúp trị răng sâu, đồng thời duy trì được tính thẩm mỹ cho cả hàm răng.
- Phẫu thuật: Phương pháp áp dụng cho đối tượng sâu răng nặng, tổn thương chân răng, nướu răng nghiêm trọng không thể điều trị bằng biện pháp thông thường. Phẫu thuật nhổ bỏ răng và loại bỏ viêm nhiễm giúp bệnh nhân ngăn chặn những biến chứng nguy hiểm gây hại đến tính mạng.
Tùy từng trường hợp, mức độ sâu răng số 6 ở mỗi người mà bác sĩ sẽ chỉ định giải pháp điều trị phù hợp. Bạn nên tuân thủ theo hướng dẫn điều trị. Đặc biệt bệnh nhân không nên tự ý sử dụng thuốc bừa bãi để tránh gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng sức khỏe.
Sâu răng số 6 có nên nhổ không?
Nhiều người thắc mắc vậy sâu răng số 6 có nên nhổ không? Trường hợp nhổ răng như đã đề cập chỉ áp dụng khi mức độ hư hỏng răng nặng nề, không thể tiếp tục bảo tồn. Duy trì răng hư hỏng có thể khiến viêm nhiễm lan rộng, ảnh hưởng đến các răng lân cận và nhiều rủi ro phát sinh biến chứng.
Vì thế, trong trường hợp nghiêm trọng, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng để bảo vệ sức khỏe cho người bệnh. Răng sâu bị loại bỏ có thể sẽ được thay thế bằng răng giả, tránh ảnh hưởng đến khớp nhai. Dưới đây là các quy trình cơ bản của việc nhổ răng số 6 bị sâu, bạn đọc tham khảo:
- Khám, chẩn đoán mức độ sâu răng số 6 người bệnh đang gặp phải, chỉ định phương án xử lý. Tư vấn điều trị cho bệnh nhân, người bệnh sẽ được kiểm tra huyết áp, đường huyết, thăm hỏi về những bệnh lý, thuốc đang sử dụng,…
- Sau khi thống nhất phương án điều trị, bệnh nhân sẽ được vệ sinh răng miệng, sau đó làm gây tê tại vị trí răng sâu. Trường hợp nặng có thể bác sĩ phải dùng gây mê để bệnh nhân không gặp đau đớn trong quá trình thực hiện.
- Tiếp đến bác sĩ sẽ tiến hành nhổ răng số 6 cho bệnh nhân. Có các cách là nhổ bằng kim nha khoa hoặc nhổ bằng máy. Mỗi phương pháp sẽ có ưu và nhược điểm riêng.
- Vết thương nhổ răng sẽ được khâu miệng lại, cầm máu, người bệnh được chỉ định dùng kèm theo thuốc sau khi nhổ răng để kháng viêm, kháng khuẩn.
- Vị trí răng bị nhổ bỏ thường được trồng vào răng giả thay thế, phương pháp phổ biến là cấy ghép implant giúp việc ăn nhai của người bệnh được duy trì, tránh nguy cơ lệch các vị trí răng lân cận.
Nhổ răng tại phòng khám hoặc bệnh viện uy tín, chất lượng có bác sĩ giỏi thực hiện. Bởi răng số 6 chứa nhiều ống tủy, mạch máu nên việc nhổ bỏ răng đòi hỏi người có trình độ chuyên môn vững để xử lý những tình huống xảy ra trong quá trình thực hiện.
Tham khảo thêm: Chữa Sâu Răng Bằng Tỏi với 4 Cách Hay Trong Dân Gian
Chăm sóc và phòng tránh sâu răng số 6
Sâu răng số 6 là một trong những tình trạng hư hỏng răng nhiều người gặp phải hiện nay. Nếu phát hiện mà không điều trị, sâu răng có thể lan rộng, tấn công sâu phát sinh nhiều biến chứng nguy hiểm. Đặc biệt nguy cơ vi khuẩn vào máu có thể đe dọa tính mạng của bệnh nhân.
Do đó, bạn đọc nên chủ động thăm khám, điều trị càng sớm càng tốt. Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ, đồng thời chăm sóc, phòng ngừa sâu răng tái phát. Dưới đây là một vài lưu ý:
- Vệ sinh răng miệng bằng kem đánh răng, bàn chải đánh răng phù hợp. Mỗi ngày chải răng 2 – 3 lần, đánh răng nhẹ nhàng không tác động lực quá mạnh.
- Đối với bệnh nhân trong quá trình chữa sâu răng, thông thường bác sĩ sẽ chỉ định sản phẩm kem đánh răng phù hợp giúp tăng hiệu quả loại bỏ vi khuẩn. Kết hợp dùng nước súc miệng làm sạch khoang miệng toàn diện hơn.
- Điều chỉnh thói quen ăn uống, hạn chế ăn đồ ngọt, đồ ăn quá béo, đồ nhiều dầu mỡ, cay nóng. Ưu tiên những thực phẩm lành tính, tốt cho sức khỏe như rau củ quả, trái cây tươi. Uống nhiều nước.
- Sắp xếp thời gian làm việc phù hợp, ngủ đủ giấc, hạn chế căng thẳng, áp lực. Dành thời gian để cơ thể nghỉ ngơi, thư giãn.
- Khám nha khoa định kỳ, kiểm tra tình trạng răng miệng, lấy cao răng giúp ngăn ngừa rủi ro vi khuẩn lưu trú tiếp tục tấn công gây tái phát bệnh.
Những thông tin về sâu răng số 6 trong bài viết cho biết những dấu hiệu, tác hại nếu bệnh kéo dài không chữa trị. Do đó, khi nhận thấy răng có triệu chứng bất thường, bạn nên đến gặp bác sĩ, kiểm tra và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.
Có thể bạn quan tâm
- Chữa Sâu Răng Bằng Lá Trầu Không – 4 Mẹo Hay Ít Ai Biết
- Cách Chữa Sâu Răng Bằng Lá Ổi Hiệu Quả Mà Lại Dễ Dùng
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!