Cách Chữa Sâu Răng Cho Người Lớn Hay – Áp Dụng Nhiều

Bệnh sâu răng ở người trưởng thành nếu không được điều trị kịp thời có thể gây viêm tủy, đau nhức dữ dội hoặc nghiêm trọng hơn là mất răng. Chính vì vậy, việc tìm ra cách chữa sâu răng cho người lớn hiệu quả nhanh là mong muốn của nhiều người.

Nguyên nhân gây sâu răng ở người lớn

Sâu răng là một vấn đề thường gặp về nha khoa đặc trưng bởi tình trạng cấu trúc răng bị tổn thương và xuất hiện các lỗ nhỏ trên bề mặt răng do vi khuẩn gây ra. Bệnh phổ biến hơn ở trẻ em nhưng người lớn cũng có thể bị sâu răng.

Cách Chữa Sâu Răng Cho Người Lớn
Xác định đúng nguyên nhân sẽ giúp chữa sâu răng cho người lớn hiệu quả hơn

Có nhiều yếu tố thuận lợi khiến cho vi khuẩn có cơ hội phát triển và dẫn đến sâu răng ở người lớn. Bao gồm:

  • Mảng bám, cao răng: Là môi trường lý tưởng để vi khuẩn phát triển, khiến chúng tấn công vào men răng và tạo thành lỗ sâu răng.
  • Vệ sinh răng miệng kém: Không đánh chải răng thường xuyên hoặc vệ sinh răng miệng sơ sài khiến vi khuẩn gây sâu răng phát triển.
  • Ăn nhiều đồ ngọt: Chất ngọt sẽ lên men trong miệng tạo điều kiện cho vi khuẩn dễ dàng phát triển.
  • Kết cấu răng: Tình trạng sâu răng dễ xảy ra ở người lớn có kết cấu răng mọc lệch, răng bị sứt mẻ hoặc men răng không cứng cáp.
  • Uống ít nước: Khô miệng, ít nước bọt làm tăng gánh nặng lên tiêu hóa và khiến cho mảng bám không được làm sạch, từ đó làm tăng nồng độ axit trong khoang miệng dẫn đến nguy cơ bị sâu răng cho người lớn rất cao.
  • Lớn tuổi: Do ảnh hưởng của quá trình lão hóa tự nhiên, men răng sẽ ngày càng bị ăn mòn và nướu cũng tụt dần, không còn bảo vệ được chân răng. Chính vì vậy, vi khuẩn dễ dàng tấn công và dẫn đến sâu răng.
  • Trào ngược dạ dày thực quản: Axit trong dạ dày trào ngược lên trên miệng sẽ gây bào mòn men răng và tạo điều kiện cho vi khuẩn dễ dàng tấn công tạo ra các lỗ thủng trên bề mặt răng.

→Xem thêm: Chữa Sâu Răng Bằng Lá Trầu Không – 4 Mẹo Hay Ít Ai Biết

Quá trình phát triển của sâu răng ở người lớn

Cũng như ở nhiều đối tượng khác, bệnh sâu răng ở người lớn phát triển qua các giai đoạn sau:

Giai đoạn I: Hình thành mảng bám, sâu men răng

  • Vệ sinh răng miệng không sạch sẽ khiến mảng bám răng được hình thành và tạo ra môi trường phát triển lý tưởng cho vi khuẩn.
  • Vi khuẩn tấn công vào men răng dẫn đến mất khoáng.
  • Bề mặt răng bị tổn thương thường chuyển sang màu vàng nâu hoặc đen.
  • Răng trở nên nhạy cảm và ê buốt khi tiếp xúc với các thức ăn nóng, lạnh.

Giai đoạn II: Ngà răng bị sâu và phát triển lỗ sâu lớn hơn

  • Khi mất đi lớp men răng bảo vệ, vi khuẩn tiếp tục tấn công vào trong ngà răng khiến cho lớp răng này bị viêm.
  • Lỗ sâu răng được hình thành và lớn dần theo phạm vi ảnh hưởng của vi khuẩn.
  • Răng có cảm giác ê buốt rõ ràng và dữ dội hơn, nhất là khi dùng các thức ăn quá nóng, quá lạnh hoặc khi bị thức ăn nhét vào lỗ sâu răng.

Giai đoạn III: Nhiễm trùng tủy

  • Đây là giai đoạn tiến triển nặng của bệnh sâu răng ở người lớn
  • Sau khi lớp ngà răng bị ăn mòn hoàn toàn, vi khuẩn tiếp tục tấn công vào trong lớp tủy nằm sâu bên trong và gây viêm tủy.
  • Người trưởng thành có thể nhận thấy nhiều triệu chứng rõ ràng như đau nhức, tê buốt răng thường xuyên.
  • Răng xuất hiện lỗ sâu to
  • Có thể gặp một số biến chứng như áp xe răng, nhiễm trùng nướu, viêm xương hàm…

Giai đoạn IV: Chết tủy

  • Viêm tủy nặng kéo dài sẽ gây chết tủy
  • Chân răng, xương ổ răng hay các bộ phận xung quanh chóp răng cũng bị tổn thương.
  • Người bệnh bị đau nhức dữ dội.
  • Có thể bị tiêu xương, mất răng.
sâu răng ở người lớn
Ở giai đoạn cuối, sâu răng ở người lớn gây chết tủy dẫn đến các cơn đau nhức dữ dội.

Sâu răng ở người lớn có nguy hiểm không?

Ở mức độ nhẹ, sâu răng hầu như không gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe cũng như đời sống của người trưởng thành. Tuy nhiên, cũng chính vì vậy mà nhiều người chủ quan, không tiến hành điều trị sớm khiến cho lỗ sâu ngày càng to hơn dẫn đến viêm tủy, đau nhức răng dữ dội. Tình trạng này gây khó khăn cho việc nhai thức ăn và làm tăng nguy cơ gặp phải các biến chứng khác như:

Nguy hiểm hơn, ổ nhiễm trùng có thể lây lan từ răng sâu vào trong máu hoặc đến các cơ quan lân cận gây nhiễm trùng máu, viêm mắt hoặc thậm chí là viêm màng não gây ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng.

Do vậy, ngay khi có dấu hiệu nghi ngờ bị sâu răng, người trưởng thành nên tới các phòng khám nha khoa để được thăm khám và điều trị từ sớm nhằm bảo tồn răng và duy trì sức khỏe răng miệng.

 Cách chữa sâu răng cho người lớn

Để chẩn đoán sâu răng ở người lớn, bác sĩ chỉ cần sử dụng kính lúp quan sát bề mặt răng để tìm kiếm các dấu hiệu liên quan như điểm đen hay lỗ răng sâu… Qua thăm khám, bác sĩ cũng đánh giá mức độ nghiêm trọng của sâu răng để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

Những phương pháp đang được áp dụng để chữa sâu răng cho người lớn bao gồm:

1. Cách chữa sâu răng cho người lớn tại nhà

Trường hợp bị nhẹ, dân gian có nhiều mẹo tự nhiên để chữa sâu răng cho người lớn. Bạn có thể tham khảo một số cách dưới đây:

Vệ sinh răng miệng đúng cách: 

Chăm sóc, vệ sinh răng miệng đúng cách có thể giúp ức chế quá trình phát triển của sâu răng. Liên quan đến vấn đề này, bạn cần lưu ý:

  • Đánh chải kỹ các mặt răng ít nhất 2 lần mỗi ngày để làm sạch mảng bám răng.
  • Thay bàn chải đánh răng mới sau mỗi 3 tháng 
  • Xây dựng thói quen súc miệng với nước muối pha loãng
  • Dùng chỉ nha khoa thay thế cho tăm nhọn
cách chữa sâu răng cho người lớn tại nhà
Súc miệng hàng ngày bằng nước muối giúp ngăn ngừa và hỗ trợ chữa trị sâu răng cho người lớn

Sử dụng nước súc miệng chữa sâu răng cho người lớn:

Các sản phẩm nước súc miệng chứa chất diệt khuẩn cũng được khuyến cáo sử dụng cho người trưởng thành bị sâu răng. Chúng có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, làm sạch khoang miệng, chống hôi miệng và giúp men răng chắc khỏe hơn.

Các loại nước súc miệng đang được bày bán rất nhiều trên thị trường. Để cải thiện tình trạng sâu răng, bạn có thể lựa chọn các sản phẩm chứa hoạt chất Chlorhexidine, Hexetidine hoặc được bổ sung tinh dầu gừng, bạc hà. Chúng sẽ giúp ức chế sâu răng tiến triển và mang đến hơi thở thơm mát, sảng khoái.

– Cách chữa sâu răng cho người lớn tại nhà bằng tỏi:

Bạn chỉ cần giã nát 1 – 2 tép tỏi, đắp trực tiếp bã lên bề mặt răng bị sâu rồi để khoảng 15 phút sau mới nhổ ra và súc miệng lại.

Dùng nha đam:

Sau khi đánh răng sạch sẽ, hãy lấy một ít gel nha đam thoa lên lỗ răng sâu và để khoảng 10 phút. Áp dụng mỗi ngày 2 – 3 lần để giảm đau nhức răng và ức chế sâu răng tiến triển.

2. Điều trị sâu răng cho người lớn bằng các phương pháp y khoa

Những cách chữa sâu răng cho người lớn tại nhà hầu như không cho hiệu quả đối với các trường hợp bị nặng. Nếu thấy răng bị sâu nhiều, lỗ sâu ngày càng to hơn và gây cảm giác đau nhức, ê buốt, bạn nên đi khám nha khoa để được điều trị bằng các phương pháp chuyên sâu. Bao gồm:

Trám răng:

Đây là phương pháp được áp dụng phổ biến trong điều trị sâu răng cho người lớn. Khi thực hiện, bác sĩ sẽ sử dụng dụng cụ nha khoa xử lý sạch ổ sâu để loại bỏ vi khuẩn. Sau đó, một vật liệu trám bằng composite, xi măng silicat hay amalgam sẽ được dùng để bít kín lỗ răng sâu. Cuối cùng, bác sĩ tiến hành xử lý bề mặt trám sao cho giống với cấu trúc răng tự nhiên nhất và không còn gây cảm giác cộm, vướng.

Chữa tủy răng:

Khi vi khuẩn gây sâu răng tấn công vào trong tủy, người trưởng thành sẽ thường xuyên phải đối mặt với những cơn đau nhức dữ dội hoặc gặp nhiều vấn đề quanh chóp răng. Bác sĩ sẽ đề nghị điều trị tủy bằng cách mở ống tủy ra và loại bỏ sạch các mô bị viêm. Sau đó tạo hình ống tủy và dùng vật liệu trám bít kín lại.

chữa sâu răng cho người lớn
Điều trị tủy là phương pháp được chỉ định khi bệnh sâu răng ở người lớn gây viêm tủy.

Sau khi điều trị tủy xong, người bệnh có thể phục hình răng sứ nhằm đảm bảo tính thẩm mỹ và duy trì được chức năng nhai.

Bọc răng:

Với các trường hợp có chân răng yếu, lỗ sâu quá to mà chưa tổn thương đến tủy răng, bác sĩ có thể đề nghị bọc răng bọc răng. Vật liệu bọc răng có thể được làm từ chất liệu sứ hay kim loại.

Nhổ răng sâu:

Nhổ răng là cách chữa sâu răng cho người lớn được lựa chọn sau cùng cho các trường hợp bị bệnh ở mức độ nghiêm trọng. Lúc này, chân răng bị mất hoặc lỏng lẻo cần nhổ bỏ ngay để tránh cho ổ viêm nhiễm lan rộng.

Cách phòng ngừa sâu răng ở người lớn

Sâu răng ở người lớn sau khi trám vẫn có thể tái phát trở lại. Để giảm thiểu nguy cơ bị sâu lại răng cũ hoặc sâu các răng khác, người trưởng thành có thể thực hiện các phương pháp sau:

  • Đánh răng và súc miệng kỹ sau mỗi bữa ăn hoặc chải răng tối thiểu 2 lần trong ngày để bề mặt răng luôn sạch sẽ, không tồn đọng mảng bám, vi khuẩn.
  • Hạn chế ăn đồ ngọt hoặc các thức ăn chứa nhiều tinh bột
  • Dùng chỉ nha khoa để thức ăn bám dính trong kẽ răng được làm sạch dễ dàng hơn.
  • Súc miệng bằng các sản phẩm chuyên dụng hoặc dùng nước muối pha loãng sau mỗi lần đánh răng hoặc sau khi ăn xong để khoang miệng được làm sạch hoàn toàn và ức chế vi khuẩn phát triển.
  • Hạn chế ăn vặt
  • Tránh hút thuốc lá hoặc uống nhiều bia rượu
  • Thăm khám nha khoa định kỳ để sớm phát hiện và chữa sâu răng cho người lớn kịp thời.

Có thể bạn quan tâm

Sâu răng hàm là gì?

Sâu Răng Hàm Là Gì? Hình Thành Thế Nào? Có Nên Nhổ?

Sâu răng hàm có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào từ trẻ em đến người trưởng thành. Tình trạng sâu răng ở khu vực này có thể...
Thực hư về mẹo chữa sâu răng bằng rượu cau

Chữa Sâu Răng Bằng Rượu Cau Có Hiệu Quả Thật Không?

Chữa sâu răng bằng rượu cau là phương pháp dân gian được nhiều người truyền tai nhau. Mẹo chữa sử...

Đau răng sâu là do đâu?

Đau Răng Sâu Là Do Đâu? Các Cách Làm Giảm Đau Nhanh

Đau răng sâu là một trong những biểu hiện nhiều người gặp phải. Nguyên nhân là do vi khuẩn tấn...

Sâu răng lây lan như thế nào?

Sâu Răng Có Lây Không? Thực Hư Là Đúng Hay Sai?

Sâu răng có lây không? Vấn đề này được nhiều người quan tâm và muốn tìm lời giải đáp. Theo...

cach-chua-sau-rang-bang-la-bang-3

Cách Chữa Sâu Răng Bằng Lá Bàng Đơn Giản Đến Bất Ngờ

Cách chữa sâu răng bằng lá bàng là mẹo dân gian đã được ông bà ta lưu truyền từ nhiều...

Răng số 6 bị sâu là do đâu?

Sâu Răng Số 6 Phải Xử Lý Thế Nào? Có Nên Nhổ Không?

Sâu răng số 6 là một trong các trường hợp sâu răng xảy ra khá phổ biến, có thể xuất...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *