Rụng tóc: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Rụng tóc là một hiện tượng rối loạn xảy ra khi số lượng tóc mới mọc ít hơn nhiều so với số tóc rụng. Nguyên nhân gây rụng tóc có thể là kết quả của di truyền, thay đổi nội tiết tố hoặc do thuốc. Bất cứ ai cũng có thể mắc bệnh rụng tóc, tuy nhiên căn bệnh này thường xuất hiện phổ biến ở nam giới.

Bệnh rụng tóc
Nếu thấy tóc rụng nhiều hơn mức bình thường và lượng tóc trên da đầu mỏng dần, bạn nên thăm khám, rất có thể bạn đang mắc phải chứng rụng tóc.

1. Rụng tóc là gì?

Rụng tóc là do các protein (keratin) chết đi và được thay mới. Điều này có nghĩa là ngay tại vị trí tóc rụng, tóc mới sẽ mọc thay thế vào chỗ đã rụng. Theo các chuyên gia da liễu, rụng tóc được xem là một hiện tượng tự nhiên bình thường và không gây bất kỳ ảnh hưởng nghiêm trọng nào đến sức khỏe. Tuy nhiên, nếu tóc bị rụng với số lượng nhiều và diễn ra một cách thường xuyên, rụng tóc có thể không phải là hiện tượng tự nhiên mà là biểu hiện của một bệnh lý liên quan nào đó.

Rụng tóc được chia làm 3 loại riêng biệt, cụ thể:

  • Rụng tóc từng vùng, chủ yếu là các mảng hói trên đầu.
  • Rụng tóc toàn thể: Mất hoàn toàn tóc trên da đầu:
  • Rụng tóc (lông) toàn thân: Mất toàn bộ lông trên cơ thể

2. Triệu chứng rụng tóc

Tùy thuộc nguyên nhân gây bệnh mà rụng tóc có thể có những dấu hiệu và triệu chứng nhận biết khác nhau. Rụng tóc có thể xảy ra một cách đột ngột, tạm thời hoặc vĩnh viễn. Chúng gây ảnh hưởng đến da đầu, thậm chí là toàn bộ cơ thể. Dưới đây là một số triệu chứng của bệnh rụng tóc:

  • Rụng tóc từ từ trên đỉnh đầu: Là một trong những biểu hiện rụng tóc khá phổ biến, ảnh hưởng đến cả nam và nữ. Ở nam giới, các triệu chứng thể hiện rõ ràng như tóc bắt đầu lõm xuống trán theo đường giống chữ M. Còn ở phụ nữ, phần đường chân tóc trên trán không có dấu hiệu rụng nhưng phần mở rộng của tóc lại bị ảnh hưởng, bắt đầu rụng dần.
  • Xuất hiện đốm hói tròn hoặc loang lổ: Trong trường hợp rụng tóc này, da đầu có cảm giác ngứa hoặc đau sau khi tóc bị rụng.
  • Tóc đột nhiên bị nới lỏng: Dấu hiệu này dễ nhận biết thông qua hiện tượng tóc bị rụng sau khi bạn chải hoặc gội đầu. Tóc cũng dễ dàng bị rụng ngay cả khi bạn nắm và giật nhẹ. Với loại rụng tóc này thường không gây hói đầu nhưng tóc của bạn sẽ bắt đầu mỏng dần.
  • Rụng tóc toàn thân: Nếu bạn đang áp dụng các biện pháp điều trị y tế như hóa trị ung thư, có thể dẫn đến hiện tượng rụng tóc trên khắp cơ thể. Tuy nhiên, sau quá trình điều trị, tóc thường mọc trở lại.

Khi nào bạn nên đi khám bác sĩ da liễu?

Người bệnh nên tiến hành gặp bác sĩ khi tóc rụng một cách đột ngột hoặc loang lổ. Bên cạnh đó, nếu nhận thấy tóc có dấu hiệu rụng nhiều hơn bình thường, bạn cũng nên thăm khám càng sớm càng tốt. Bởi ngoài hiện tượng rụng tóc tự nhiên, tóc bị rụng nhiều có thể là dấu hiệu cơ thể muốn cảnh báo bạn đang mắc phải bệnh lý nào đó cần được điều trị ngay lập tức, đặc biệt là ung thư.

3. Nguyên nhân gây rụng tóc

Bình thường, mọi người thường mất đi khoảng 100 sợi tóc mỗi ngày. Điều này thường không làm bạn chú ý, vì nhờ lớp tóc mới mọc lại mà tóc trên da đầu không mỏng đi. Và rụng tóc chỉ dễ dàng phát hiện khi chu kỳ mọc và rụng bị gián đoạn, tóc rụng nhiều hơn so với tóc mới mọc lại.

Có rất nhiều nguyên nhân gây rụng tóc nhưng bệnh thường xảy ra do các tác nhân chính sau đây:

  • Di truyền: Một trong những nguyên nhân gây rụng tóc phổ biến hiện nay là do yếu tố di truyền. Nếu người thân của bạn có dấu hiệu rụng tóc hói đầu, bạn cũng có nguy cơ cao mắc phải tình trạng bệnh này. Và tiền sử gia đình chính là yếu tố giúp xác định độ tuổi rụng tóc của bạn.
  • Thay đổi nội tiết tố: Mất cân bằng nội tiết tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh rụng tóc ở bạn. Phụ nữ mang thai, đang cho con bú hoặc đang bước vào giai đoạn mãn kinh là đối tượng dễ gặp phải các vấn đề rắc rối về tóc, đặc biệt là rụng tóc. Ngoài ra, người bị bệnh về tuyến giáp cũng có thể làm thay đổi nội tiết tố dẫn đến bệnh về tóc.
Nguyên nhân gây rụng tóc
Căng thẳng trong thời gian dài hoặc sốc tinh thần đột ngột có thể dẫn đến chứng rụng tóc.
  • Do thuốc và các chất bổ sung: Rụng tóc có thể là do tác dụng phụ của một số loại thuốc, chẳng hạn như thuốc điều trị bệnh trầm cảm, ung thư, bệnh cao huyết áp, viêm khớp, gút và các bệnh liên quan đến tim,…
  • Căng thẳng: Ở trường hợp này, rụng tóc chỉ là tạm thời. Tóc có thể hết rụng ngay sau khi người bệnh lấy lại được tinh thần.
  • Do phương pháp làm tóc: Nếu thường xuyên tạo và làm đẹp tóc, đặc biệt là những biện pháp làm đẹp kéo, uốn, duỗi,… có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm nang lông, gây rụng tóc.

Các yếu tố rủi ro làm tăng nguy cơ rụng tóc

Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ rụng tóc như sau:

  • Cân nặng, nhất là ở những người giảm cân đột ngột.
  • Người bị bệnh tiểu đường, bệnh lupus
  • Tuổi tác
  • Nhiễm trùng da
  • Do rối loạn cưỡng chế kéo tóc
  • Do chế độ dinh dưỡng kém dẫn đến thiếu hụt chất, gây rụng tóc

4. Chẩn đoán rụng tóc như thế nào?

Trước khi chẩn đoán, bác sĩ thường kiểm tra triệu chứng lâm sàng và yếu tố lịch sử gia đình thông qua một vài câu hỏi. Sau đó, họ có thể yêu cầu bạn thực hiện một vài xét nghiệm cụ thể để chắc chắn hơn về kết quả chẩn đoán. Chẳng hạn như:

  • Xét nghiệm máu: Giúp bác sĩ xem xét rụng tóc có phải do bệnh lý gây ra.
  • Sinh thiết da đầu: Bác sĩ sẽ lấy một mẫu da từ đầu hoặc từ vài sợi tóc để kiểm tra nguyên nhân gây rụng tóc có phải do nhiễm trùng gây ra hay không.
  • Kính hiển vi ánh sáng: Dụng cụ này giúp bác sĩ phát hiện các rối loạn có thể xảy ra ở trục tóc.
  • Thử nghiệm lực kéo: Bác sĩ sẽ nhẹ nhàng kéo vài chục sợi tóc để kiểm tra xem có bao nhiêu sợi bị rụng. Cách làm này giúp xác định thời gian, độ tuổi bị rụng tóc.

5. Điều trị bệnh rụng tóc

Tùy thuộc vào mức độ tóc rụng mà bác sĩ sẽ khuyên bạn áp dụng phương pháp điều trị rụng tóc phù hợp. Chẳng hạn, đối với tình trạng rụng tóc loang lổ, tóc có thể mọc lại sau đó mà không cần bất kỳ phương pháp điều trị nào. Tuy nhiên, trong số trường hợp khác, phương pháp chữa trị chứng rụng tóc bao gồm thuốc và phẫu thuật giúp làm chậm rụng tóc, đồng thời thúc đẩy mọc tóc.

#. Thuốc

Thông thường, nếu rụng tóc do bệnh lý gây ra, sử dụng thuốc điều trị bệnh là điều cần thiết. Thuốc có thể bao gồm thuốc ức chế hệ miễn dịch hoặc thuốc giảm viêm. Tuy nhiên, trong trường hợp, một số loại thuốc lại gây phản ứng phụ dẫn đến rụng tóc, bác sĩ sẽ khuyên người bệnh nên ngưng sử dụng thuốc ít nhất ba tháng.

Dưới đây là một số loại thuốc không kê đơn và không kê đơn được dùng để điều trị bệnh rụng tóc (hói đầu) do di truyền:

+ Minoxidil (Rogaine)

Đây là một loại thuốc không cần kê toan thường được sử dụng để điều trị chứng rụng tóc hói đầu ở cả nam và nữ. Loại thuốc này được bào chế dưới dạng chất lỏng. Bạn chỉ cần dùng chúng bôi hai lần mỗi ngày vào vùng da đầu bị rụng tóc.

Lúc đầu, Minoxidil (Rogaine) có thể khiến tóc bạn bị rụng nhiều nhưng tóc mới sẽ mọc ra ngay sau đó. Và bạn cần ít nhất là 6 tháng điều trị để ngăn ngừa rụng tóc và kích thích tóc mọc lại. Tuy nhiên, Minoxidil (Rogaine) cũng có thể gây tác dụng phụ dẫn đến kích ứng da đầu, da mặt và tay, nhịp tim đập nhanh. Do đó, khi sử dụng bạn nên cẩn thận tránh bôi lên mặt. Đặc biệt, vệ sinh tay sạch sẽ sau khi thoa thuốc.

Thuốc điều trị bệnh rụng tóc
Thông thường để điều trị rụng tóc bác sĩ thường sử dụng các phương pháp như thuốc hoặc liệu pháp laser hay phẫu thuật cấy tóc.

+ Finasteride (Propecia)

Loại thuốc này thường được kê đơn dùng điều trị chứng rụng tóc ở nam giới. Tuy nhiên, kết quả điều trị còn tùy thuộc vào mỗi người. Bởi có nhiều người dùng Finasteride (Propecia) giúp ngăn ngừa tóc bị rụng và giúp tóc mọc lại nhanh. Nhưng số khác, tóc mọc trở lại khá chậm.

Hơn nữa, thuốc có thể không họa động tốt cho nam giới trên 60 tuổi. Và Finasteride (Propecia) cũng có thể gây tác dụng phụ hiếm gặp như tăng nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt, làm giảm ham muốn tình dục. Do đó, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

#. Phẫu thuật cấy tóc

Phẫu thuật cấy tóc thường được áp dụng trong trường hợp tóc rụng vĩnh viễn hoặc rụng ở phần đỉnh đầu. Trong quá trình cấy tóc, các bác sĩ da liễu hoặc bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ sẽ giúp loại bỏ những mảng da nhỏ chứa một vài sợi tóc từ phía sau hoặc bên cạnh da đầu. Sau đó, họ sẽ cấy nang tóc vào phần bị hói. Bạn có thể thực hiện một hoặc nhiều cuộc phẫu thuật cấy tóc để đạt được kết quả như mong muốn.

#. Liệu pháp laser

Một vài nghiên cứu nhỏ chỉ ra rằng liệu pháp laser có tác dụng trong việc giúp giảm tình trạng rụng tóc và cải thiện mật độ tóc.

5. Biện pháp phòng ngừa rụng tóc

Rụng tóc do di truyền thường không có biện pháp ngăn ngừa nhưng người bệnh có thể thực hiện các biện pháp đơn giản sau đây để làm giảm rụng tóc.

  • Tránh không búi tóc chặt như tết bím hoặc búi tóc đuôi ngựa,…
  • Không nên xoắn và chà xát hay kéo tóc.
  • Sử dụng dầu gội phù hợp với tóc. Khi chải tóc nên dùng chiếc lược có răng rộng để ngăn ngừa rụng tóc.
  • Tránh xa các phương pháp làm đẹp tóc như uốn, nhuộm, bấm hoặc kéo tóc.
  • Nên bảo vệ cơ thể khỏi ánh nắng mặt trời.
  • Một số nghiên cứu cho thấy, thuốc lá có mối liên quan đến hiện tượng hói đầu ở nam giới. Do đó, bạn nên từ bỏ thuốc lá ngay bây giờ để ngăn ngừa rụng tóc.
  • Nếu bạn đang trong giai đoạn điều trị hóa trị, bạn nên hỏi bác sĩ về nắp làm mát để làm giảm nguy cơ rụng tóc.

Rụng tóc tự nhiên thường không gây ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng nếu rụng tóc do bệnh lý gây ra, bạn nên thăm khám ngay lập tức. Nếu có bất kỳ câu hỏi nào liên quan đến bệnh, bạn nên liên hệ bác sĩ để được tư vấn cụ thể.

ThuocDanToc.vn không đưa ra bất kỳ lời khuyên cũng như chẩn đoán hay phương pháp điều trị y khoa.

rụng tóc do thiếu chất gì

Rụng tóc thường xuyên do cơ thể thiếu chất gì?

Rụng tóc là một trong những vấn đề thường gặp đang khiến không ít người lo lắng. Có rất nhiều nguyên nhân khiến tóc bạn bị rụng thường xuyên, và...

Những điều cần biết về rụng tóc do di truyền

Rụng tóc do di truyền còn được gọi là chứng hói tiến triển, xảy ra ở cả nam và nữ...

Hói đầu khi còn trẻ – Nỗi lo lắng của thanh niên thời đại

Hói đầu khi còn trẻ có thể phát sinh do thiếu máu, di truyền, căng thẳng thần kinh kéo dài...

Tóc của trẻ sơ sinh có những đặc điểm gì?

Trẻ sơ sinh bị rụng tóc trước trán – Có phải hói?

Trẻ sơ sinh rụng tóc trước trán là vấn đề khiến nhiều ông bố và bà mẹ hoang mang, lo...

Rụng tóc theo mùa

Rụng tóc theo mùa diễn ra khi nào? Cách phòng tránh

Theo các chuyên gia da liễu, rụng tóc là một dạng thay thế của các protein (keratin) mới tại vị trí...

Rụng tóc do nội tiết tố nam – Cách nhận biết, điều trị

Rối loạn nội tiết tố nam được xác định là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến tình trạng...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *