Nội mạc tử cung là gì? Bao nhiêu là bình thường?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ BÁC SĨ ĐỖ THANH HÀ – Khoa Phụ sảnTrưởng khoa phụ Bệnh viện Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Nội mạc tử cung là lớp niêm mạc bao phủ toàn bộ bề mặt của tử cung, nằm ở phía bên trong, mềm và xốp. Lớp niêm mạc này được đánh giá là một trong những cấu trúc quan trọng của người phụ nữ, có liên quan trực tiếp đến sức khỏe và khả năng sinh sản của nữ giới. Cụ thể độ dày/ mỏng của lớp niêm mạc tử cung có khả năng quyết định quá trình làm tổ của trứng đã được thụ tinh và sự phát triển của thai nhi.

Nội mạc tử cung là gì? Bao nhiêu là bình thường?
Tìm hiểu nội mạc tử cung là gì? Bao nhiêu là bình thường? Phương pháp xử lý nội mạc tử cung bất thường

Nội mạc tử cung là gì?

Nội mạc tử cung còn được gọi là niêm mạc tử cung. Đây chính là một là lớp niêm mạc bao phủ toàn bộ bề mặt của tử cung, nằm ở phía bên trong, mềm và xốp. Sự phát triển của niêm mạc tử cung phụ thuộc vào nồng độ hormone estrogen trong cơ thể của người phụ nữ.

Niêm mạc tử cung là cấu trúc quan trọng của người phụ nữ, có liên quan trực tiếp đến sức khỏe và khả năng sinh sản của nữ giới. Theo kết quả nghiên cứu độ dày mỏng của lớp niêm mạc tử cung có khả năng quyết định quá trình làm tổ của trứng đã được thụ tinh và sự phát triển của thai nhi.

Nhờ vào sự tác động của nồng độ hormone sinh dục nữ estrogen, nội mạc tử cung sẽ phát triển và trở nên dày lên. Độ dày này tùy thuộc vào từng thời điểm cụ thể trong tháng. Trong đó lớp niêm mạc tử cung dày lên là biểu hiện cho thấy cơ quan này đã sẵn sàng cho việc nuôi dưỡng và bảo vệ trứng đã thụ tinh trong thời gian trứng làm tổ. Quá trình này sẽ xảy ra ở mỗi chu kỳ kinh nguyệt.

Tuy nhiên nếu trứng không được thụ tinh và không làm tổ, lớp niêm mạc tử cung sẽ bong tróc, sau đó được đẩy ra ngoài cơ thể cùng với máu tạo ra kinh nguyệt. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến hiệu tượng hành kinh ở nữ.

Trong trường hợp quá trình thụ thai diễn ra thì hormone sinh dục nữ estrogen sẽ tiếp tục tác động vào sự phát triển của niêm mạc tử cung. Từ đó khiến lớp niêm mạc này dày hơn để bảo vệ trứng và nuôi dưỡng thai nhi.

Cấu tạo của nội mạc tử cung

Cấu tạo của nội mạc tử cung gồm 2 phần, đó là mô đệm và mô trụ tuyến, gồm 2 lớp là lớp lông (lớp nội mạc tuyến) và lớp đáy (lớp nội mạc căn bản). Trong đó lớp nội mạc căn bản mỏng, độ dày không thay đổi theo chu kỳ kinh nguyệt. Ngược lại lớp nội mạc tuyến thường xuyên thay đổi độ dày do chịu sự tác động của nội tiết tố trong chu kỳ kinh nguyệt.

Ở phụ nữ, độ dày của nội mạc tử cung được gọi là bình thường khi lớp niêm mạc tử cung dày từ 8 đến 12mm ở giữa chu kỳ kinh nguyệt (trong giai đoạn gần ngày rụng trứng) và độ có dày 3 đến 4mm sau khi vừa hành kinh.

Cấu tạo của nội mạc tử cung
Cấu tạo của nội mạc tử cung gồm hai phần đó là mô trụ tuyến và mô đệm, gồm hai lớp là lớp nội mạc tuyến và lớp nội mạc căn bản

Chức năng của nội mạc tử cung

Nội mạc tử cung đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc thụ thai và bảo vệ sự phát triển của thai nhi trong suốt quá trình mang thai ở phụ nữ. Mỗi tháng, lớp niêm mạc tử cung sẽ dày lên do chịu sự tác động của hormone sinh dục nữ. Khi đó cơ quan này sẵn sàng tiếp nhận trứng đã thụ tinh làm tổ.

Nếu sự thụ tinh ở nữ giới không diễn ra, lớp nội mạc tử cung sẽ nhanh chóng bong tróc, di chuyển ra khỏi cơ thể và gây ra sự hành kinh. Sau khi những ngày hành kinh kết thúc, lớp niêm mạc tử cung sẽ nhanh tái tạo mới và phát triển đúng với sinh lý bình thường.

Trong thời gian mang thai, lớp niêm mạc tử cung sẽ ngày càng dày lên, sau đó trở thành một lớp rất đặc biệt với tên gọi là màng rụng. Màng rụng có tác dung bảo vệ phôi thai, cung cấp chất dinh dưỡng giúp nhau thai và phôi thai phát triển. Do phôi thai làm tổ, được bảo vệ và phát triển trong lòng tử cung nên mức độ dày/ mỏng của nội mạc tử cung đều ảnh hưởng đến khả năng thụ thai của người phụ nữ.

Nội mạc tử cung bao nhiêu là bình thường?

Đối với sức khỏe sinh sản của người phụ nữ, độ dày của nội mạc tử cung là một yếu tố có khả năng tác động trực tiếp đến khả năng thụ thai và sinh con của người phụ nữ. Đối với một người phụ nữ trưởng thành, độ dày nội mạc tử cung bình thường là:

  • Ngày bình thường: Niêm mạc tử cung có độ dày từ 7 đến 8mm.
  • Sau khi hành kinh: Niêm mạc tử cung có độ dày từ 3 đến 4mm.
  • Giai đoạn sát ngày rụng trứng, giữa chu kỳ kinh: Niêm mạc tử cung có độ dày từ 8 đến 12mm.
  • Giai đoạn sắp hành kinh: Niêm mạc tử cung có độ dày từ 12 đến 16mm. Trong giai đoạn này, lớp niêm mạc tử cung sẽ bong ra ngoài nếu quá trình thụ thai không xảy ra, sau đó tạo thành kinh nguyệt.

Trong một vài trường hợp ít gặp, độ dày của niêm mạc tử cung có dấu hiệu tăng lên trên 10mm, duy trì ở mỗi tháng. Trong một số trường hợp khác, độ dày của niêm mạc tử cung chi đạt mức 3mm, độ dày này duy trì ngay cả trong những ngày bình thường.

Nội mạc tử cung bao nhiêu là bình thường?
Niêm mạc tử cung có độ dày từ 12 đến 16mm trong giai đoạn sắp hành kinh và từ 3 đến 4mm sau khi hành kinh là bình thường

Nội mạc tử cung 10mm là dày hay mỏng?

Về bản chất, nội mạc tử cung là một lớp mỏng. Dưới sự tác động liên tục của hormone trong thời kỳ mang thai cùng nhiều yếu tố thay đổi khác trong cơ thể, nội mạc tử cung sẽ nhanh chóng dày lên và trở thành màng rụng. Màng rụng hoạt động tương tự như một lớp màng chắn giúp thai nhi an toàn trong cổ tử cung và cung cấp chất dinh dưỡng cho thai nhi. Vì thế, có thể nói độ dày của lớp niêm mạc tử cung mang tính quyết định trong quá trình làm tổ và phát triển của thai nhi.

Độ dày của lớp niêm mạc tử cung khác nhau ở từng giai đoạn cụ thể. Tuy nhiên dựa trên độ dày chuẩn thì 10mm không phải là mỏng nhưng cũng chưa được đánh giá là lớp niêm mạc tử cung dày. Niêm mạc tử mỏng khi có độ dày từ 7 đến 8mm. Niêm mạc tử dày khi có độ dày từ trên 20mm

Độ dày niêm mạc tử cung làm ảnh hưởng đến khả năng thụ thai như thế nào?

Khả năng thụ thai của nữ giới sẽ bị ảnh hưởng khi niêm mạc tử cung mỏng quá mức hoặc dày quá mức.

1. Niêm mạc tử cung mỏng quá mức

Niêm mạc tử mỏng khi có độ dày từ 7 đến 8mm. Lúc này việc thụ thai sẽ trở nên khó khăn. Nguyên nhân là do niêm mạc tử cung mỏng khiến phôi thai không thể bám vào lòng tử cung và không thể làm tổ.

Trong một số trường hợp, quá trình thụ thai, làm tổ và hình thành thai nhi vẫn diễn ra mặc dù niêm mạc tử cung quá mỏng. Tuy nhiên do nội mạc tử cung quá mỏng nên không thể cung cấp đầy đủ dưỡng chất để phục vụ cho quá trình nuôi dưỡng bào thai phát triển. Điều này làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của bào thai.

Mặt khác, đối với những trường hợp có niêm mạc tử cung mỏng, khả năng giữ lại thai trong tử cung và duy trì sự phát triển trong suốt quá trình mang thai vẫn rất khó khăn. Điều này xảy ra là do lớp niêm mạc tử cung mỏng quá mức không thể bảo vệ và không đủ khả năng giữ thai nhi lại. Khi đó thai nhi sẽ có nguy cơ cao bị bong ra dẫn đến sảy thai hoặc gây ra hiện tượng thai chết lưu.

Niêm mạc tử cung mỏng quá mức khiến phôi thai không thể bám vào lòng tử cung và không thể làm tổ
Niêm mạc tử cung mỏng quá mức khiến phôi thai không thể bám vào lòng tử cung và không thể làm tổ, khó thụ thai

2. Niêm mạc tử cung dày quá mức

Niêm mạc tử cung dày quá mức là tình trạng lớp niêm mạc tử cung có độ dày trên 20mm. Đối với những trường hợp có niêm mạc tử cung quá dày thường rất dễ mắc chứng rong kinh, vô kinh, rối loạn phóng noãn hoặc đa nang buồng trứng. Chính vì thế khả năng thụ thai ở trường hợp này là điều rất khó.

Niêm mạc tử cung dày quá mức là do nội tiết tố estrogen trong cơ thể của người phụ nữ được sản xuất quá mức, kích thích sự phát triển của lớp niêm mạc tử cung và khiến lớp niêm mạc dày lên. Điều này khiến quá trình làm tổ của thai nhi bị ảnh hưởng.

Từ những thông tin trên có thể thấy, nếu nồng độ hormone sinh dục nữ estrogen bị đẩy lên quá cao khiến niêm mạc tử cung dày quá mức, nữ giới sẽ đối mặt với nhiều vấn đề không mong muốn và làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng sinh sản. Vì thế nữ giới cần kiểm tra định kỳ và áp dụng các phương pháp xử lý khi cần thiết.

Những yếu tố làm ảnh hưởng đến độ dày của nội mạc tử cung

Do chịu sự tác động của nhiều yếu tố nên nội mạc tử cung có thể mỏng hơn hoặc dày hơn so với bình thường. Trong đó niêm mạc tử cung mỏng thường xuất hiện trong những trường hợp sau:

  • Nồng độ hormone sinh dục nữ estrogen trong cơ thể thấp.
  • Nữ giới duy trì lối sống ít tập luyện thể thao và ít vận động.
  • Mắc những bệnh lý liên quan đến tử cung như viêm nhiễm, u, polyp…
  • Thực hiện nạo hút thai nhiều lần.
  • Nữ giới bị thiếu máu.
  • Xuất hiện biến chứng sau phẫu thuật hay những thủ thuật ở tử cung và gây ra tình trạng dính niêm mạc tử cung.

Những yếu tố tác động khiến niêm mạc tử cung dày quá mức:

  • Niêm mạc tử cung dày quá mức chủ yếu là do nồng độ hormone estrogen trong cơ thể của nữ giới tăng quá mức. Từ đó gây ra sự tăng sinh quá mức của niêm mạc tử cung.
  • Mắc bệnh buồng trứng đa nang.
  • Béo bì làm tăng nguy cơ dày lên của lớp niêm mạc tử cung.
  • Sử dụng liên tục những loại thuốc có chứa estrogen không kèm theo progesterone.
Nồng độ hormone sinh dục nữ estrogen
Sự tăng hoặc giảm quá mức nồng độ hormone sinh dục nữ estrogen làm ảnh hưởng đến độ dày của nội mạc tử cung

Phương pháp điều trị nội mạc tử cung bất thường giúp nâng cao khả năng sinh con

Khả năng sinh con của nữ giới sẽ được nâng cao khi những bất thường về nội mạc tử cung được giải quyết. Chính vì thế khi nhận thấy khó thụ thai hoặc cơ thể những dấu hiệu bất thường liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt (rong kinh, vô kinh…) nữ giới cần liên hệ với bác sĩ chuyên khoa sản phụ để được thăm khám và điều trị.

Thông thường các phương pháp điều trị niêm mạc tử cung bất thường sẽ dựa vào mức độ dày/ mỏng của niêm mạc tử cung. Cụ thể:

1. Điều trị niêm mạc tử cung mỏng

Thông thường những phương pháp dùng trong điều trị niêm mạc tử cung mỏng sẽ dựa vào các nguyên nhân gây bệnh, gồm: Nạo phá thai khiến lớp niêm mạc tử cung bị tổn thương, thiếu hụt estrogen, mô tuyến của lớp niêm mạc tử cung bị rối loạn và phát triển bên trong cơ thành của tử cung, thiếu máu… Vì thế sau khi có kết quả thăm khám, bác sĩ chuyên khoa sẽ lựa chọn pháp đồ điều trị thích hợp với từng nguyên nhân.

Đối với trường hợp thiếu hụt estrogen, bác sĩ chuyên khoa có thể yêu cầu bệnh nhân sử dụng liệu pháp hormone nhằm cải thiện nội tiết tố. Từ đó giúp làm dày và đảm bảo sự phát triển bình thường.

Đối với những trường hợp thiếu máu hoặc tổn thương niêm mạc tử cung do nạo phá thai, bệnh nhân sẽ được áp dụng một số biện pháp bổ sung sắt để kích thích cơ thể tạo hồng cầu. Đồng thời sử dụng thuốc làm dịu tổn thương tại niêm mạc tử cung và nâng cao khả năng mang thai của nữ giới.

2. Điều trị niêm mạc tử cung dày

Tình trạng tăng sinh niêm mạc tử cung thường xảy ra ở phụ nữ béo phì, mắc bệnh buồng trứng đa nang hoặc dùng những loại thuốc chứa estrogen liên tục trong thời gian dài mà không kèm theo progesterone. Trong đó niêm mạc tử cung dày quá mức chủ yếu là do nồng độ hormone estrogen trong cơ thể của nữ giới tăng quá mức.

Đối với trường hợp này, bệnh nhân sẽ được áp dụng liệu pháp hormone để điều chỉnh nồng độ hormone sinh dục nữ cũng như tái thiết lập sự cân bằng giữa progesterone và estrogen. Phương pháp điều trị này sẽ giúp làm tăng khả năng thụ thai ở nữ giới.

Điều trị niêm mạc tử cung dày
Điều trị niêm mạc tử cung dày bằng cách dùng thuốc để tái thiết lập sự cân bằng giữa progesterone và estrogen

Bài viết là thông tin xoay quanh vấn đề “Nội mạc tử cung là gì? Bao nhiêu là bình thường? Phương pháp điều trị nội mạc tử cung bất thường”. Thông qua những thông tin này, hi vọng người bệnh có thể hiểu hơn về cấu tạo, vị trí và vai trò của nội mạc tử cung. Đồng thời nắm bắt được những vấn đề có thể xảy ra khi niêm mạc tử cung dày hoặc mỏng quá mức. Điều này sẽ giúp có những phương pháp điều trị thích hợp, điều chỉnh sự phát triển của niêm mạc và giúp nâng cao khả năng thụ thai.

Bài viết liên quan:

Hơn 90% phụ nữ hiện nay đang điều trị bệnh phụ khoa sai cách, dẫn đến bệnh thường xuyên tái phát, gây ra tình trạng loạn khuẩn. Nếu bạn cũng đang phải "sống chung" với bệnh Phụ khoa, cùng tìm hiểu ngay giải pháp sau đây!
bài thuốc chữa viêm nội mạc tử cung từ dân gian

Các bài thuốc chữa viêm nội mạc tử cung từ dân gian

Áp dụng các bài thuốc dân gian chữa viêm nội mạc tử cung là giải pháp được nhiều người lựa chọn. Cách này mặc dù rất lành tính và dễ...

Mổ u lạc nội mạc tử cung khi nào? Điều cần biết

Mổ u lạc nội mạc tử cung khi nào? Có nên mổ không? Biện pháp chăm sóc sau mổ là...

điều trị lạc nội mạc tử cung bằng đông y

TOP 5 Cách điều trị lạc nội mạc tử cung bằng Đông y

Có thể áp dụng cách điều trị lạc nội mạc tử cung bằng đông y để hỗ trợ kiểm soát...

Nguyên nhân gây viêm nội mạc tử cung sau sinh

Viêm nội mạc tử cung sau sinh: Dấu hiệu, điều trị

Viêm nội mạc tử cung sau sinh là bệnh phụ khoa phổ biến. Bởi, tử cung sau khi trải qua...

Lạc nội mạc tử cung khi mang thai có ảnh hưởng gì?

Lạc nội mạc tử cung là bệnh phụ khoa thường gặp. Bệnh có thể xảy ra ở nhiều độ tuổi...

bài thuốc chữa viêm nội mạc tử cung từ dân gian

Các bài thuốc chữa viêm nội mạc tử cung từ dân gian

Áp dụng các bài thuốc dân gian chữa viêm nội mạc tử cung là giải pháp được nhiều người lựa...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.