Lạc nội mạc tử cung khi mang thai có ảnh hưởng gì?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ BÁC SĨ ĐỖ THANH HÀ – Khoa Phụ sảnTrưởng khoa phụ Bệnh viện Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Lạc nội mạc tử cung là bệnh phụ khoa thường gặp. Bệnh có thể xảy ra ở nhiều độ tuổi khác nhau. Tuy nhiên lạc nội mạc tử cung dễ xuất hiện ở nữ giới chưa sinh con, có kinh nguyệt sớm, chu kỳ kinh nguyệt ngắn và mãn kinh muộn. Trong một số trường hợp, bệnh xảy ra ở phụ nữ đang mang thai. Lạc nội mạc tử cung khi mang thai có thể làm tăng nguy cơ sảy thai hoặc sinh non ở thai phụ. Bên cạnh đó bệnh còn làm tăng nguy cơ nhau tiền đạo và gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng khác.

Lạc nội mạc tử cung khi mang thai có ảnh hưởng gì?
Tìm hiểu bệnh lạc nội mạc tử cung khi mang thai có ảnh hưởng gì? Triệu chứng, nguyên nhân, cách xử lý và phòng ngừa

Lạc nội mạc tử cung khi mang thai là gì?

Lạc nội mạc tử cung là tình trạng các mô nội mạc vốn tồn tại ở tử cung lại xuất hiện và phát triển ở nhiều vị trí khác bên ngoài tử cung. Nghiên cứu cho thấy, lạc nội mạc tử cung thường được tìm thấy ở vùng chậu, cụ thể như hai bên buồng trứng, ống dẫn trứng, trên mô nâng đỡ tử cung, mặt sau của tử cung, bàng quang hoặc đường tiêu hóa dưới. Hiếm gặp hơn, lạc nội mạc tử cung được phát hiện ở các tạng của vùng tiểu khung.

Lạc nội mạc tử cung ở buồng trứng sẽ tạo ra những u nội mạc tử cung và làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng sinh sản của nữ giới. Ngoài ra những cơ quan sinh sản có thể bị tổn thương, bị cản trở cơ học hoặc bị kích thích khi chịu ảnh hưởng bởi bệnh lý này. Từ đó gây khó khăn cho việc thụ thai và mang thai ở phụ nữ.

Tuy nhiên ở một số trường hợp, nữ giới bị lạc nội mạc tử cung khi mang thai. Khi đó lạc nội mạc tử cung không chỉ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của sản phụ mà còn làm tăng nguy cơ sảy thai và phát sinh nhiều vấn đề khác.

Nguyên nhân gây lạc nội mạc tử cung khi mang thai

Nguyên nhân gây lạc nội mạc tử cung khi mang thai vẫn chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên nguy cơ nữ giới bị bệnh lạc nội mạc tử cung trong thời kỳ mang thai sẽ tăng cao bởi sự tác động của những yếu tố sau:

  • Bất thường về hệ miễn dịch: Những bất thường liên quan đến hệ miễn dịch sẽ khiến cơ thể bị mất cân bằng, không thể phát hiện những mô nội mạc tử cung đang dần phát triển bên ngoài tử cung và không thể phá hủy chúng.
  • Tế bào nội mạc tử cung dịch chuyển: Dịch hoặc những mạch máu của mô có thể tác động khiến những tế bào nội mạc tử cung dịch chuyển và phát triển bất thường ở những phần khác của cơ thể.
  • Có tiền sử phẫu thuật: Sẹo để lại do một số loại phẫu thuật như phẫu thuật tế bào nội mạc tử cung, phẫu thuật cắt tử cung… có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh lạc nội mạc tử cung.
  • Sự biến đổi của tế bào phúc mạc: Theo các nhà khoa học, các yếu tố miễn dịch hoặc nồng độ hormone trong cơ thể có thể đẩy nhanh quá trình biến đổi thành tế bào nội mạc tử cung của tế bào phúc mạc.
  • Kinh nguyệt trào ngược: Kinh nguyệt trào ngược diễn ra trước khi quá trình thụ thai và mang thai là một trong những yếu tố phổ biến làm tăng nguy cơ mắc bệnh lạc nội mạc tử cung khi mang thai. Khi kinh nguyệt trào ngược, những tế bào nội mạc tử cung bong tróc và di chuyển ra ngoài cùng với dòng máu kinh nguyệt sẽ bị đẩy ngược lên khu vực chậu và ống dẫn trứng thay vì thoát ra khỏi cơ thể. Lúc này những tế bào lạc nội mạc tử cung sẽ bám vào bề mặt của những cơ quan thuộc về khu vực chậu và thành khu vực chậu, sau đó tiếp tục phát triển, dày lên một cách bất thường và chảy máu trong chu kỳ kinh nguyệt.
  • Có tiền sử bị lạc nội mạc tử cung trước mang thai: Lạc nội mạc tử cung khi mang thai thường xảy ra ở những người có tiền sử bị lạc nội mạc tử cung trước đó. Điều này xảy ra là do nữ giới áp dụng các phương pháp bảo tồn hoặc phẫu thuật nội soi khiến các u lạc nội mạc còn sót lại và không được điều trị dứt điểm. Khi các u lạc nội mạc tử cung phát triển, bệnh sẽ tái phát.
Nguyên nhân gây lạc nội mạc tử cung khi mang thai
Lạc nội mạc tử cung khi mang thai xảy ra do nữ giới có tiền sử bị lạc nội mạc tử cung trước đó, bất thường về hệ miễn dịch…

Đối tượng nguy cơ của bệnh lạc nội mạc tử cung khi mang thai

Những đối tượng được liệt kê dưới đây sẽ có nguy cơ mắc bệnh lạc nội mạc tử cung trong thời mang thai cao hơn so với thông thường. Cụ thể:

  • Những người phụ nữ mang thai và sinh con muộn
  • Có kinh nguyệt sớm (xảy ra trước 11 tuổi)
  • Chu kỳ kinh nguyệt ngắn (diễn ra dưới 27 ngày)
  • Có tiền sử gia đình mắc bệnh (mẹ, chị hoặc em)
  • Chảy máu nhiều và diễn ra trên 7 ngày trong chu kỳ kinh nguyệt
  • Có chỉ số BMI thấp
  • Nồng độ hormone estrogen trong cơ thể cao
  • Xuất hiện một số bất thường liên quan đến hệ thống cơ quan sinh sản
  • Bất kỳ nguyên nhân nào khiến lượng máu kinh không thoát ra ngoài cơ thể được.

Dấu hiệu nhận biết lạc nội mạc tử cung khi mang thai

Nữ giới tạm thời không còn chu kỳ kinh nguyệt khi mang thai. Chính vì thế những triệu chứng của bệnh lạc nội mạc tử cung có thể biến mất hoặc giảm nhẹ (cụ thể như ra huyết nặng, đau…). Tuy nhiên điều này không được áp dụng cho tất cả các trường hợp. Nguyên nhân là do ở một số trường hợp bị lạc nội mạc tử cung khi mang thai, các triệu chứng hoàn toàn không thuyên giảm, đôi khi các triệu chứng còn xuất hiện nặng hơn so với bình thường.

Tất cả những điều trên phụ thuộc vào từng cá thể, tình trạng sức khỏe, mức độ thay đổi nội tiết tố, sinh lý và phản ứng của cơ thể khi mang thai.

Phần lớn các trường hợp, đau ở vùng chậu được xác định là triệu chứng ban đầu của những bệnh nhân mắc bệnh lạc nội mạc tử cung kể cả phụ nữ đang mang thai. Tuy nhiên ở phụ nữ mang thai, cơn đau thường diễn ra âm ỉ khiến thai phụ khó chịu. Đôi khi thai phụ có thể bị đau nặng hơn so với thông thường tùy thuộc vào thể trạng của mỗi người. Trong khi đó những người phụ nữ bình thường thường bị đau nhiều trong giai đoạn hành kinh. Mức độ nghiêm trọng của cơn đau thường tăng dần theo thời gian.

Ngoài ra khi bị lạc nội mạc tử cung, thai phụ sẽ nhận thấy một số triệu chứng khó chịu sau:

  • Đau vùng bụng và đau phía dưới lưng.
  • Đau khi đi tiểu
  • Đau khi di chuyển
  • Đau khi quan hệ tình dục
  • Thường xuyên mệt mỏi
  • Rối loạn đường tiêu hóa dẫn đến tiêu chảy hoặc táo bón, buồn nôn…
Triệu chứng đau của bệnh lạc nội mạc tử cung có thể biến mất hoặc giảm nhẹ
Triệu chứng của lạc nội mạc tử cung biến mất hoặc giảm nhẹ do nữ giới tạm thời không còn chu kỳ kinh nguyệt khi mang thai

Lạc nội mạc tử cung khi mang thai có ảnh hưởng gì?

Lạc nội mạc tử cung khi mang thai có thể làm phát sinh nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến quá trình sinh nở và đe dọa đến sức khỏe thai nhi. Cụ thể như sinh non, sảy thai và nhau tiền đạo.

1. Lạc nội mạc tử cung và nguy cơ sảy thai

Một số cuộc nghiên cứu đã được thực hiện và kết luận rằng nguy cơ sảy thai ở những người phụ nữ đang mang thai mắc chứng lạc nội mạc tử cung sẽ cao hơn rất nhiều so với những thai phụ không mắc bệnh, ngay cả những người bị lạc nội mạc tử cung ở mức độ nhẹ.

Cụ thể những người phụ nữ bị lạc nội mạc tử cung khi mang thai sẽ có nguy cơ sảy thai lên đến 35,8%, trong khi đó nguy cơ sảy thai ở những người phụ nữ bình thường chỉ đạt mức 22%.

Hiện tại vẫn chưa có một phương pháp điều trị nào có khả năng ngăn cản được sảy thai khi tình trạng này xuất hiện. Tuy nhiên thai phụ cần nắm bắt được những thông tin quan trọng xoay quanh biểu hiện và dấu hiệu của sảy thai để sớm nhận biết và kịp thời nhờ đến sự trợ giúp y tế. Từ đó giúp quá trình phục hồi diễn ra suôn sẻ và đạt hiệu quả tốt nhất.

Đối với những trường hợp mang thai dưới 12 tuần, những triệu chứng giúp nhận biết sảy thai cũng tượng như các biểu hiện xảy ra khi đến kỳ kinh nguyệt. Cụ thể như:

  • Đau bụng
  • Chảy máu âm đạo
  • Đau vùng lưng dưới
  • Đôi khi thai phụ có thể nhận thấy rất nhiều mảnh mô được xuất ra ngoài.

Đối với những trường hợp mang thai trên 12 tuần, những triệu chứng của tình trạng sảy thai cũng tương tự như trên. Tuy nhiên mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng sẽ cao hơn so với thông thường.

2. Lạc nội mạc tử cung và nguy cơ sinh non

Kết quả nghiên cứu cho thấy những người phụ nữ bị lạc nội mạc tử cung khi mang thai sẽ có nguy cơ sinh non trước tuần 37 của thai kỳ cao hơn 1,5 lần so với những người phụ nữ mang thai nhưng không mắc bệnh. Thai phụ sinh con trước tuần thứ 37 của thai kỳ thì được xác định là sinh non.

Những em bé sinh non thường có xu hướng nhẹ cân sau khi sinh. Bên cạnh đó trẻ còn thường xuyên đối mặt với những vấn đề về sự phát triển và sức khỏe tổng thể. Thai phụ có thể nhận biết tình trạng chuyển dạ và sinh non thông qua một số biểu hiện và dấu hiệu sau:

  • Thường xuyên xuất hiện những cơn co tử cung. Đối với biểu hiện này, thai phụ có thể cảm thấy đau nhiều ở vùng chậu hoặc không phát sinh triệu chứng đau.
  • Dịch tiết âm đạo bất thường, dịch tiết trở nên đặc như mủ hoặc có máu lẫn vào trong dịch.
  • Có cảm giác nặng hoặc tăng áp lực ở khung vực tiểu cung.

Nếu bị lạc nội mạc tử cung khi mang thai kèm theo một trong những biểu hiện nêu trên, thai phụ cần gặp bác sĩ chuyên khoa để được tiến hành kiểm tra và xử lý ngay lập tức.

Phụ nữ bị lạc nội mạc tử cung khi mang thai sẽ có nguy cơ sinh non
Phụ nữ bị lạc nội mạc tử cung khi mang thai sẽ có nguy cơ sinh non cao gấp 1,5 lần so với người bình thường

3. Lạc nội mạc tử cung và nguy cơ nhau tiền đạo

Một trong những bộ phận gắn liền với quá trình mang thai của người phụ nữ là bánh thau. Chức năng chính của bộ phận này là cung cấp đầy đủ dưỡng chất và oxy cho bào thai để đảm bảo thai nhi phát triển một cách khỏe mạnh.

Đối với những người bình thường, mặt trên hoặc đỉnh của tử cung chính là vị trí của bánh nhau. Tuy nhiên ở những thai phụ có nhau tiền đạo, bánh nhau bám ở những vị trí thấp hơn so với thông thường, cụ thể như cổ tử cung. Điều này gây ra nhiều vấn đề không mong muốn.

Trong quá trình chuyển dạ, nhau tiền đạo sẽ bong ra sớm so với thông thường. Điều này khiến máu chảy bất thường và máu chảy một cách nghiêm trọng. Đồng thời đe dọa đến cả tính mạng của cả thai nhi lẫn thai phụ.

Những người phụ nữ bị lạc nội mạc tử cung khi mang thai sẽ có nguy c mắc chứng nhau tiền đạo cao hơn so với thông thường. Trong các triệu chứng đi kèm, chảy máu âm đạo chính là triệu chứng chính của tình trạng nhau tiền đạo. Khi đó máu sẽ có màu đỏ tươi. Trong trường hợp bị chảy máu quá nặng, thai phụ cần được đưa đến bệnh viện để cấp cứu ngay lập tức.

Biện pháp xử lý bệnh lạc nội mạc tử cung khi mang thai

Thông thường ở những bệnh nhân bị lạc nội mạc tử cung, bác sĩ chuyên khoa sẽ xem xét về việc áp dụng liệu pháp nội tiết tố hoặc/ và phương pháp phẫu thuật để cải thiện bệnh lý và bảo tồn khả năng sinh sản cho phụ nữ. Tuy nhiên đối với những người phụ nữ mang thai bị lạc nội mạc tử cung, cả hai phương pháp điều trị này đều không được chỉ định.

Đối với những trường hợp bị lạc nội mạc tử cung khi mang thai, bác sĩ chuyên khoa có thể chỉ định một số loại thuốc giảm đau phù hợp để làm giảm nhẹ triệu chứng. Tuy nhiên bác sĩ sẽ cân nhắc kỹ về việc lựa chọn và chỉ định những loại thuốc an toàn. Đồng thời chỉ định liều dùng an toàn để đảm bảo sức khỏe của thai nhi luôn được ổn định.

Ngoài ra thai phụ sẽ được yêu cầu sử dụng thuốc kết hợp với những biện pháp tự chăm sóc tại nhà. Điều này sẽ giúp nâng cao hiệu quả điều trị lạc nội mạc tử cung của các phương pháp chuyên sâu. Đồng thời giúp ổn định sức khỏe của cả thai phụ và thai nhi.

Sử dụng thuốc giảm đau phù hợp để giảm nhẹ triệu chứng
Sử dụng thuốc giảm đau phù hợp với thai phụ để giảm nhẹ triệu chứng do bệnh lạc nội mạc tử cung gây ra

Một số biện pháp chăm sóc được khuyến khích áp dụng:

  • Tắm bồn nước ấm: Xông hơi với nước ấm và tắm bồn nước ấm có thể giúp làm nhẹ đi triệu chứng đau bụng, mang đến cảm giác thoải mái và dễ chịu cho phụ nữ mang thai.
  • Ăn uống đủ chất: Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng khi mắc bệnh lạc nội mạc tử cung trong thời kỳ mang thai. Đặc biệt thai phụ được khuyến khích bổ sung nhiều thực phẩm giàu vitamin C, vitamin A, vitamin E, thực phẩm giàu chất xơ, axit béo omega-3, thực phẩm giàu chất sắt và protein có lợi. Đặc biệt thai phụ nên uống đủ 2,5 lít nước mỗi ngày, nên ăn nhiều rau xanh, trái cây, sữa chua và các loại quả mọng. Những loại thực phẩm này không chỉ tốt cho sức khỏe sản phụ mà còn tốt cho thai nhi, giúp thai nhi phát triển tốt, phòng ngừa sảy thai và sinh non trong trường hợp bị lạc nội mạc tử cung khi mang thai. Bên cạnh đó việc ăn nhiều rau xanh, trái cây, sữa chua, thực phẩm giàu vitamin C và chất xơ còn giúp thai phụ đẩy lùi các triệu chứng của bệnh, nâng cao hiệu quả của các phương pháp điều trị lạc nội mạc tử cung và phòng ngừa mắc viêm nội mạc tử cung.
  • Duy trì thói quen luyện tập: Thực hiện một số bài tập phù hợp với phụ nữ mang thai hoặc đi bộ nhẹ nhàng để làm giãn cơ lưng, giúp các cơ và xương khớp trở nên linh hoạt. Từ đó giúp làm giảm triệu chứng đau lưng và những biểu hiện khó chịu khác liên quan đến lạc nội mạc tử cung.
  • Chườm ấm: Chườm ấm cũng là một trong những biện pháp giúp cải thiện triệu chứng đau vùng lưng do lạc nội mạc tử cung hiệu quả. Để thực hiện bạn có thể dùng một túi nước ấm áp lên lưng khoảng 10 phút. Thực hiện từ 2 đến 3 lần/ ngày sẽ nhận thấy cơ đau thuyên giảm rõ rệt. Tránh sử dụng cho vùng bụng.

Biện pháp phòng ngừa bệnh lạc nội mạc tử cung khi mang thai

Không có biện pháp giúp ngăn ngừa hoàn toàn sự tiến triển của bệnh lạc nội mạc tử cung khi mang thai. Tuy nhiên thai phụ vẫn có thể áp dụng một số biện pháp được liệt kê dưới đây để giúp hạn chế nguy cơ mắc bệnh, cụ thể:

  • Thường xuyên luyện tập thể dục với những bài tập nhẹ nhàng và phù hợp với phụ nữ mang thai như đi bộ, bơi lội, yoga… Việc duy trì thói quen luyện tập sẽ giúp bạn kiểm soát tốt lượng mỡ thừa trên cơ thể, nâng cao sức khỏe tổng thể và làm giảm nguy cơ mắc bệnh lạc nội mạc tử cung.
  • Tránh sử dụng đồ uống có cồn như rượu bia, đồ uống chứa chất kích thích như cà phê, trà đặc…
  • Ăn uống lành mạnh và đủ chất, nên ăn nhiều rau xanh, thịt, các loại cá béo, trứng, sữa và trái cây trong thời kỳ mang thai để nâng cao sức khỏe, giúp thai nhi phát triển ổn định và góp phần làm giảm nguy cơ mắc bệnh lạc nội mạc tử cung.
  • Uống đủ 2,5 lít nước. Nên uống thêm nước ép rau củ và trái cây.
  • Thường xuyên khám sức khỏe tổng thể theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa để sớm phát hiện những bất thường và kịp thời xử lý.
Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao
Thường xuyên luyện tập thể dục để làm giảm nguy cơ mắc bệnh lạc nội mạc tử cung khi mang thai

Những người phụ nữ bị lạc nội mạc tử cung khi mang thai hoàn toàn có thể sinh ra những đứa trẻ khỏe mạnh. Bệnh lạc nội mạc tử cung sẽ khiến quá trình thụ thai và ổn định sức khỏe của thai nhi trở nên khó khăn hơn. Bên cạnh đó bệnh còn có khả năng gây ra nhiều vấn đề, biến chứng trong quá trình mang thai và sinh nở.

Chính vì thế, thai phụ cần lưu ý khám sức khỏe định kỳ và quản lý thai nghén để sớm phát hiện ra những biểu hiện bất thường. Sau đó can thiệp xử lý kịp thời để phòng ngừa sảy thai, sinh non, nhau tiền đạo và đảm trẻ nhỏ sau khi sinh ra được khỏe mạnh.

Hơn 90% phụ nữ hiện nay đang điều trị bệnh phụ khoa sai cách, dẫn đến bệnh thường xuyên tái phát, gây ra tình trạng loạn khuẩn. Nếu bạn cũng đang phải "sống chung" với bệnh Phụ khoa, cùng tìm hiểu ngay giải pháp sau đây!
bài thuốc chữa viêm nội mạc tử cung từ dân gian

Các bài thuốc chữa viêm nội mạc tử cung từ dân gian

Áp dụng các bài thuốc dân gian chữa viêm nội mạc tử cung là giải pháp được nhiều người lựa chọn. Cách này mặc dù rất lành tính và dễ...
Phác đồ điều trị viêm nội mạc tử cung của Bộ Y Tế

Phác đồ điều trị viêm nội mạc tử cung của Bộ Y Tế

Phác đồ điều trị viêm nội mạc tử cung được chỉ định dựa trên tình trạng thực tế của mỗi...

Mổ u lạc nội mạc tử cung khi nào? Điều cần biết

Mổ u lạc nội mạc tử cung khi nào? Có nên mổ không? Biện pháp chăm sóc sau mổ là...

Lạc nội mạc tử cung có mang thai, sinh con được không?

Lạc nội mạc tử cung có mang thai, sinh con được không?

Lạc nội mạc tử cung có con được không hiện đang là nỗi băn khoăn của nhiều người bệnh, nhất...

Nguyên nhân gây viêm nội mạc tử cung sau sinh

Viêm nội mạc tử cung sau sinh: Dấu hiệu, điều trị

Viêm nội mạc tử cung sau sinh là bệnh phụ khoa phổ biến. Bởi, tử cung sau khi trải qua...

Nội mạc tử cung là gì? Bao nhiêu là bình thường?

Nội mạc tử cung là lớp niêm mạc bao phủ toàn bộ bề mặt của tử cung, nằm ở phía...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.