Viêm nội mạc tử cung có được mang thai, có an toàn?
Viêm nội mạc tử cung có được mang thai không? Thắc mắc này được nhiều chị em phụ nữ quan tâm hiện nay. Bởi, khi nội mạc tử cung bị viêm nhiễm có thể gây trở ngại cho vấn đề thụ thai. Trường hợp viêm nhiễm nặng, các tổn thương lan rộng thậm chí có thể đe dọa chức năng sinh sản, gây vô sinh – hiếm muộn cho nữ giới.
Nội mạc tử cung có ảnh hưởng gì đến khả năng mang thai?
Nội mạc tử cung có vai trò quan trọng trong cơ quan sinh sản nữ giới. Chúng là lớp mô niêm mạc nằm bao phủ toàn bộ bề mặt tử cung. Nội mạc có vai trò quan trọng đối với việc thụ tinh, mang thai của chị em phụ nữ, chịu tác động trực tiếp của hormone estrogen.
Theo cơ chế diễn ra bình thường của quá trình thụ thai, trứng được thụ tinh sẽ di chuyển và bám vào niêm mạc ở trên thành tử cung, sau đó làm tổ. Trong quá trình mang thai, lớp niêm mạc cũng dần dày hơn, đồng thời thay đổi cả cấu trúc nguyên thủy nhằm tạo “ngôi nhà” để nuôi bào thai phát triển.
Ngược lại, trường hợp không xảy ra quá trình thụ thai, lớp niêm mạc sẽ bong tróc và theo máu kinh ra khỏi cơ thể. Có thể nói, nội mạc tử cung là bộ phận nhạy cảm nhưng cũng đảm nhận vai trò quan trọng trong hệ thống sinh sản nữ giới.
Khi gặp phải tác động nhỏ, nội mạc có thể bị tổn thương làm ảnh hưởng đến quá trình thụ thai và làm tổ trong tử cung của phôi thai. Ngoài ra, trường hợp lớp niêm mạc quá mỏng cũng khiến cho kinh nguyệt bất thường. Lúc này, mặc dù trứng đã được thụ tinh nhưng sẽ khó khăn để bám được vào thành tử cung làm tổ.
Không những thế, trường hợp niêm mạc tử cung quá dày cũng khiến cho nội tiết tố rối loạn. Thậm chí, một số chị em gặp phải tình trạng vô kinh, mất kinh, u nang buồng trứng,…Những yếu tố này là mối đe dọa nghiêm trọng đối với việc mang thai và sinh nở của chị em phụ nữ.
Tham khảo thêm: TOP 5 Cách điều trị lạc nội mạc tử cung bằng Đông y
Viêm nội mạc tử cung có được mang thai không?
Bệnh viêm nội mạc tử cung hình thành khi lớp niêm mạc bị tổn thương, lở loét, nhiễm trùng hay bị những loại hại khuẩn, nấm và ký sinh trùng tấn công. Có nhiều nguyên nhân gây bệnh viêm nội mạc tử cung. Trong đó, phổ biến là việc phụ nữ không giữ vệ sinh vùng kín sạch sẽ, quan hệ tình dục không đảm bảo an toàn, biến chứng của các can thiệp ngoại khoa,…
Khi mắc viêm nội mạc tử cung, người bệnh sẽ nhận thấy những biểu hiện như rối loạn kinh nguyệt, đau bụng dưới dữ dội, xuất hiện những viêm nhiễm ở vị trí phần phụ,…Những vấn đề này là một trong các tác nhân cản trở quá trình thụ thai, ảnh hưởng khả năng sinh sản của người bệnh.
Nhiều chị em phụ nữ khi rơi vào tình trạng này thường có thắc mắc liệu rằng viêm nội mạc tử cung có được mang thai không? Đặc biệt là đối với những bệnh nhân nằm trong độ tuổi sinh sản, mong muốn mang thai.
Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, khi bị viêm nội mạc tử cung, để có thể mang thai thì phải phụ thuộc vào khá nhiều yếu tố. Sau khi điều trị khỏi bệnh, chị em vẫn mang thai lại như bình thường. Trường hợp không can thiệp kịp thời, nguy cơ biến chứng sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng thụ thai, chị em không nên chủ quan.
Cụ thể, khi những tổn thương lan rộng, viêm nội mạc tử có thể kéo theo nhiều vấn đề phụ khoa khác. Nhất là tình trạng viêm cổ tử cung, ung thư niêm mạc tử cung hoặc khiến nữ giới mất khả năng mang thai, vô sinh thứ phát.
Sớm phát hiện bệnh ở giai đoạn đầu khả năng điều trị bệnh của bạn sẽ càng cao. Trường hợp bệnh chuyển biến phức tạp, điều trị nội khoa không còn hiệu quả, bác sĩ sẽ cân nhắc để người bệnh điều trị can thiệp ngoại khoa. Tuy nhiên, những phương pháp xâm lấn lại là một trong những mối đe dọa cho việc thụ thai tự nhiên của chị em phụ nữ.
Vì bệnh có thể ảnh hưởng đến khả năng mang thai nên chị em nên sớm thăm khám và điều trị. Trường hợp chị em mong muốn mang thai nhưng đang mắc bệnh viêm nội mạc nên điều trị trước khi thụ tinh. Bởi những triệu chứng có thể gây hại cho sức khỏe của mẹ và bé. Bạn đọc nên thông báo với bác sĩ nhu cầu này để bác sĩ lựa chọn hướng điều trị cho phù hợp.
Điều trị viêm nội mạc tử cung bằng cách nào?
Dưới sự phát triển của y học hiện đại ngày nay, việc điều trị viêm nội mạc tử cung đã dần trở nên thuận lợi và hiệu quả hơn. Bác sĩ sẽ xem xét nguyên nhân, tình trạng bệnh của mỗi người để đưa ra phác đồ sao cho phù hợp nhất. Các hướng điều trị thường là:
- Điều trị nội khoa: Trường hợp người bệnh khởi phát viêm nội mạc tử cung giai đoạn nhẹ sẽ được bác sĩ chỉ định sử dụng một số loại thuốc tân dược để điều trị. Các dạng phổ biến là thuốc đặt, uống, bôi hoặc rửa vùng kín. Người bệnh nên tuân thủ liều lượng và hướng dẫn mà bác sĩ chuyên khoa chỉ định.
- Điều trị bằng mẹo dân gian: Một số thảo dược có trong thiên nhiên mang lại hiệu quả điều trị viêm nhiễm phụ khoa khá an toàn và hiệu quả. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ phù hợp với đối tượng bệnh nhẹ. Khi bạn nhận thấy viêm nội mạc tử cung có biến chứng, xuất hiện nhiều triệu chứng bất thường bạn nên nhanh chóng đến bệnh viện để được kiểm tra và điều trị.
- Trị bằng đông y: Ngoài sử dụng phương pháp dân gian, bạn cũng có thể tham khảo các bài thuốc đông y chữa bệnh viêm nội mạc cổ tử cung. Lựa chọn cơ sở thăm khám đông y uy tín, điều trị theo hướng dẫn sẽ giúp bạn sớm phục hồi sức khỏe, kiểm soát bệnh tật.
- Can thiệp ngoại khoa: Trường hợp bệnh không còn đáp ứng điều trị nội khoa, bác sĩ sẽ cân nhắc để bạn điều trị bằng biện pháp ngoại khoa. Theo đó, các thủ thuật y khoa như phẫu thuật, laser, đốt điện,…sẽ được áp dụng. Chúng giúp tiêu diệt mầm bệnh, tế bào tổn thương và loại bỏ ra khỏi cơ thể. Chị em nên lựa chọn địa chỉ thăm khám và điều trị uy tín và chất lượng để bảo vệ an toàn sức khỏe.
Nhằm hạn chế những nguy cơ không mong muốn xảy đến đối với sức khỏe sinh sản, chị em nên thăm khám y tế ngay khi nhận thấy vùng kín có những thay đổi bất thường. Đồng thời, khi được chẩn đoán viêm nội mạc cổ tử cung, bạn đọc nên tuân thủ điều trị theo phác đồ.
Tuyệt đối tránh tự ý mua và sử dụng thuốc tây hoặc kết hợp các loại thuốc khi chưa được bác sĩ hướng dẫn. Bởi, tương tác thuốc có thể gây hại cho sức khỏe và tính mạng của người bệnh.
Tham khảo thêm: Lạc nội mạc tử cung có gây ung thư? Nguy hiểm cỡ nào?
Phòng ngừa bệnh viêm nội mạc tử cung
Để bảo vệ chức năng sinh sản chị em phụ nữ nên chủ động phòng ngừa những bệnh viêm nhiễm phụ khoa, trong đó có bệnh viêm nội mạc cổ tử cung. Cụ thể như sau:
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, nhất là trong những ngày hành kinh, trước và sau khi quan hệ tình dục,…Sử dụng dung dịch vệ sinh nhẹ dịu, không nên dùng loại chứa các chất tẩy rửa mạnh.
- Không cố gắng thụt rửa sâu vào bên trong âm đạo, hoặc lạm dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ.
- Lựa chọn quần lót phù hợp, thấm hút tốt, mặc quần áo thông thoáng, tránh mặc đồ bó sát trong thời gian dài.
- Quan hệ tình dục đảm bảo an toàn, không thực hiện những động tác mạnh bạo khiến vùng kín bị tổn thương. Chung thủy quan hệ vợ chồng để tránh mắc các bệnh xã hội nguy hiểm.
- Không nên nạo phá thai, nếu cần thiết nên lựa chọn cơ sở uy tín để thực hiện. Bởi, những tác động xâm lấn không đảm bảo vệ sinh, kỹ thuật, chăm sóc tốt có thể biến chứng gây hại cho sức khỏe sinh sản về sau.
- Có chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt khoa học để có sức khỏe ổn định, phòng bệnh phụ khoa.
- Khám phụ khoa định kỳ được bác sĩ khuyến khích. Vì thông qua thăm khám, bạn có thể sớm nhận biết những vấn đề ở vùng kín và điều trị. Khi có dấu hiệu bệnh viêm nhiễm, nhất là viêm nội mạc cổ tử cung bạn nên chủ động đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được hỗ trợ xử lý.
Hy vọng thông qua bài viết, bạn đọc đã có câu trả lời cho thắc mắc: “Viêm nội mạc tử cung có được mang thai?”. Để bảo vệ sức khỏe sinh sản, bạn đọc nên thăm khám phụ khoa sớm, điều trị đúng cách sẽ giúp cơ thể sớm phục hồi, phòng tránh những biến chứng.
Có thể bạn quan tâm
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!