Bị loãng xương uống thuốc gì để giảm các triệu chứng?

Loãng xương là một trong những vấn đề xương khớp thường gặp cùng với quá trình lão hóa chung của cơ thể. Căn bệnh này khiến cho xương trở nên giòn và dễ bị gãy. Ngoài việc bổ sung dinh dưỡng và rèn luyện thân thể thì sử dụng thuốc cũng là cách tốt giúp bạn làm giảm các triệu chứng loãng xương.

Loãng xương uống thuốc gì
Nên uống thuốc gì khi bị loãng xương đến giảm nhanh các triệu chứng bệnh

Quốc dược Phục cốt khang là bài thuốc sở hữu nhiều ưu điểm ĐẦU TIÊN và DUY NHẤT về công thức, thành phần trong điều trị bệnh xương khớp tại Việt Nam. [Tìm hiểu ngay]

Bị loãng xương uống thuốc gì để nhanh chóng cải thiện bệnh

Các loại thuốc điều trị loãng xương thường là thuốc kê toa theo chỉ định từ bác sĩ. Thông thường, bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng bệnh để lên toa thuốc phù hợp với bạn. Một số loại thuốc chữa trị loãng xương dưới đây hiện đang được sử dụng phổ biến:

1. Nhóm thuốc Bisphosphonate

Bisphosphonates là loại thuốc chính thường được dùng phổ biến trong ngăn ngừa và điều trị bệnh loãng xương. Hầu như các thuốc nhóm này đều được dùng theo đường uống, chỉ có một số ít là dùng tiêm tĩnh mạch.

Thuốc Bisphosphonates có tác dụng ức chế và làm chậm quá trình mất xương. Nó có khả năng ức chế hoạt động của các tế bào phá vỡ xương, trong khi vẫn cho phép các nguyên bào xương tiếp tục tạo xương mới.

Một số thuốc nhóm Bisphosphonates rất thông dụng như:

  • Alendronate: Dùng hằng ngày hoặc hàng tuần
  • Risedronate: Dùng tương tự như Alendronate
  • Ibandronate: Được dùng hàng tháng
  • Axit zoledronic: Dùng tiêm tĩnh mạch 1 lần/1năm để điều trị loãng xương và 1 lần/2năm với mục đích phòng ngừa.
Uống thuốc gì khi bị loãng xương
Ibandronate là loại thuốc nhóm Bisphosphonates thường được dùng điều trị bệnh loãng xương

Các loại thuốc Bisphosphonates đường uống đều nên sử dụng vào buổi sáng khi bụng đói. Dùng thuốc với nước lọc, không ăn hoặc uống trong khoảng 1 giờ sau khi sử dụng thuốc.

Mặc dù có tác dụng làm chậm quá trình mất xương và ngăn ngừa nguy cơ gãy xương nhưng Bisphosphonates cũng có thể khiến bạn gặp các tác dụng không mong muốn.

  • Ợ nóng
  • Đau bụng
  • Buồn nôn
  • Tim đập nhanh
  • Tổn thương xương hàm

2. Teriparatide

Đây là loại thuốc thường được dành riêng cho đàn ông tuổi trung niên và phụ nữ sau thời kỳ mãn kinh bị loãng xương. Teriparatide có tác dụng tốt với những đối tượng bị loãng xương do sử dụng thuốc Steroid thường xuyên.

Teriparatide chính là một loại hormone nhân tạo được sử dụng theo đường tiêm mỗi ngày. Thuốc có tác dụng trực tiếp vào các tế bào làm tăng mật độ xương.

Teriparatide được các chuyên gia xương khớp đánh giá là hiệu quả hơn so với Bisphosphonates. Teriparatide có thể làm cải thiện đáng kể mật độ xương ở khu vực cột sống một cách nhanh chóng.

Tuy nhiên, nếu sử dụng Teriparatide ở liều cao sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc ung thư xương. Và loại thuốc này được khuyến cáo là chỉ nên sử dụng tối đa trong vòng 2 năm.

3. Denosumab

Denosumab là một loại thuốc sinh học mới thuộc nhóm kháng thể đơn dòng. Thuốc này cũng được sử dụng dưới dạng tiêm với liều lượng 2 lần/năm. Nó có thể ngăn chặn hoạt động của các tế bào phá vỡ xương, từ đó giúp làm giảm mất xương.

Loãng xương uống thuốc gì
Denosumab được dùng dưới dạng tiêm có tác dụng ức chế tế bào phá vỡ xương

Sử dụng thuốc không chỉ giúp giữ mật độ xương mà còn ngăn ngừa gãy xương. Dùng đúng liều Denosumab mà bác sĩ chỉ định sẽ giúp giảm gãy xương cột sống tới 68%, gãy xương hông 40% và các xương khác là 20%.

Tuy nhiên, Denosumab lại có thể khiến hàm lượng canxi của cơ thể bị giảm. Chính vì thế, loại thuốc này chống chỉ định với những người có mức canxi máu thấp.

4. Raloxifene

Raloxifene có thể ngăn ngừa và điều trị loãng xương nhờ vào khả năng hoạt động như Estrogen để bảo vệ xương. Thuốc này có thể giúp làm giảm nguy cơ gãy xương cột sống.

Ngoài tác dụng làm giảm các triệu chứng loãng xương, Raloxifene còn có thể giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch hay ung thư vú.

Sử dụng thuốc Raloxifene trong điều trị loãng xương bạn có thể gặp phải một số vấn đề không mong muốn như:

  • Đối mặt với nguy cơ gãy các vị trí xương ngoài cột sống
  • Tăng nguy cơ đông máu cũng như đột quỵ
  • Các tác dụng phụ: chuột rút ở chân, đau khớp, nóng trong người…

5. Calcitonin

Loại thuốc này có tác dụng tương đối tốt trong việc làm chậm tốc độ mất xương. Trong một số trường hợp, Calcitonin còn được sử dụng sau khi gãy xương nhờ khả năng làm giảm đau xương.

Uống thuốc gì khi bị loãng xương
Khi bị loãng xương bác sĩ có thể chỉ định bạn dùng Calcitonin nếu cơ địa không dung nạp các thuốc khác

Calcitonin phù hợp nhất với phụ nữ đã mãn kinh được trên 5 năm. Thuốc này cũng là một lựa chọn thay thế cho những người có cơ địa không thể dung nạp các thuốc điều trị loãng xương khác.

Calcitonin mặc dù ít hiệu quả hơn Bisphosphonates nhưng lại đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh chuyển hóa canxi của cơ thể.

Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng Calcitonin, bạn cần chú ý đến một số tác dụng phụ mà thuốc có thể gây ra như:

  • Chảy nước mũi
  • Chảy máu cam
  • Các kích ứng mũi khác

Những lưu ý cần biết khi sử dụng các loại thuốc điều trị loãng xương

1. Dùng thuốc đúng liều lượng và tần suất

Các loại thuốc điều trị loãng xương đều là thuốc kê theo đơn, bạn cần sử dụng theo đúng chỉ định từ bác sĩ. Thông thường, bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng bệnh cũng như cơ địa của bạn để cân nhắc về liều dùng và liệu trình.

Một số thuốc có thể sử dụng kéo dài nhưng không ít thuốc chỉ có thể dùng trong một thời gian nhất định. Dùng thuốc đúng liều lượng và tần suất sẽ giúp nâng cao hiệu quả điều trị và tránh được các vấn đề không mong muốn.

Ngược lại, nếu bạn dùng thuốc không đúng cách, những tác dụng phụ sẽ dễ dàng phát sinh. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc về dùng bởi bạn có thể sẽ gặp phải nguy hiểm.

Thuốc điều trị loãng xương
Cần sử dụng các loại thuốc điều trị loãng xương theo đúng liều lượng và tần suất mà bác sĩ chỉ định

2. Không quá phụ thuộc vào thuốc

Thuốc không hoàn toàn là phương pháp điều trị duy nhất. Quá phụ thuộc sẽ khiến cơ thể bạn trở nên bị động. Bạn có thể nâng cao hiệu quả điều trị bằng cách phối hợp với các biện pháp hỗ trợ khác.

  • Bổ sung dinh dưỡng: Một chế độ dinh dưỡng khoa học sẽ là liều thuốc hữu hiệu cho hệ thống xương khớp của bạn, nhất là khi bạn đang bị loãng xương. Hãy chắc chắn rằng bạn đang cung cấp đủ vitamin D và canxi cho cơ thể mỗi ngày.
  • Rèn luyện thể chất: Hoạt động thể chất thường xuyên sẽ tăng cường sức khỏe xương khớp. Nó giúp xương đàn hồi tốt hơn để giảm mất xương hay nguy cơ gãy xương.
  • Dừng hút thuốc: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trong khói thuốc lá có rất nhiều chất độc làm gia tăng tốc độ mất xương. Bỏ hút thuốc chính là cách tốt để bạn ngăn ngừa nguy cơ loãng xương.

3. Khi nào nên ngưng thuốc

Biết ngưng thuốc đúng lúc luôn là cách giúp bạn bảo vệ tốt hơn cho sức khỏe của mình. Đối với các loại thuốc điều trị loãng xương, bạn nên ngưng sử dụng khi:

  • Bác sĩ yêu cầu bạn thực hiện điều này
  • Dùng thuốc đúng chỉ định nhưng triệu chứng không thuyên giảm
  • Xảy ra các tác dụng phụ nghiêm trọng

Bài viết đã cung cấp những thông tin mang tính tham khảo trước vấn đề uống thuốc gì khi bị loãng xương. Trong quá trình dùng thuốc, nếu cơ thể gặp phải bất cứ triệu chứng bất thường nào, bạn hãy báo ngay cho bác sĩ để nhận sự chăm sóc kịp thời.

ThuocDanToc.vn không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị y khoa.

Tin bài nên đọc

Hiệu quả điều trị bệnh xương khớp của bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang được chuyên gia đánh giá cao và người bệnh phản hồi tích cực. [Xem ngay phản hồi của người bệnh về bài thuốc]
Ở những người cao tuổi, sức khỏe đã giảm sút, cơ thể thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết, suy giảm nội tiết tố,... dẫn đến dễ mắc bệnh loãng xương.

Bệnh loãng xương có chữa khỏi hoàn toàn được không

Bệnh loãng xương chỉ diễn ra âm thầm và không có triệu chứng cụ thể. Khi bệnh đã nặng, cơ thể sẽ có những biến chứng như đau cột sống,...

Cảnh giác với chứng loãng xương ở người trẻ tuổi

Những tưởng bệnh loãng xương chỉ có ở người già nhưng ngay cả những đối tượng mới ngoài 20 tuổi...

Nên đo mật độ loãng xương ở đâu tốt? Mách bạn 10 địa chỉ uy tín

Đo mật độ loãng xương là một trong những biện pháp kiểm tra để điều trị và phòng các bệnh...

Các nguyên nhân gây bệnh loãng xương bạn cần biết rõ để phòng tránh

Loãng xương có thể khiến xương trở nên xốp, giòn và dễ gãy ngay cả khi bạn va chạm nhẹ...

Loãng xương là gì và cách điều trị

Loãng xương là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Tổ chức Loãng xương Quốc tế cho biết, loãng xương (Osteoporosis) biểu thị cho một tình trạng về xương thường gặp...

Tổng hợp các loại sữa dành cho người bệnh loãng xương

Với bệnh nhân bị loãng xương thì việc cung cấp dưỡng chất rất quan trọng, nhất là canxi. Vậy nên...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.