9 Triệu chứng bệnh loãng xương ai cũng cần biết để điều trị kịp thời
Loãng xương được xem là căn bệnh có nguy cơ tiềm ẩn cao. Bởi, vào những giai đoạn đầu trước khi tình trạng xương bị gãy người bệnh thường bỏ qua những dấu hiệu cảnh báo nguy cơ mình bị loãng xương. Do đó, việc nhận biết sớm những triệu chứng bệnh loãng xương sẽ giúp người bệnh dễ điều trị hơn.
Các triệu chứng bệnh loãng xương
1. Nướu của bạn bị thu hẹp
Đây thường là dấu hiệu cảnh báo bạn bị loãng xương nhưng ít được quan tâm nhất. Theo cấu tạo thì răng của chúng ta sẽ được liên kết với xương hàm và nếu hàm bị loãng xương sẽ dẫn đến tình trạng nướu bị thoái hóa và thu hẹp dần.
Theo một số nghiên cứu về mật độ loãng xương ở phụ nữ, nếu xương hàm bị loãng cũng đồng nghĩa với việc xương ở cột sống thắt lưng cũng có nguy cơ bị loãng.
Vì vậy, nếu bạn có dấu hiệu nướu bị thu hẹp hãy đến ngay nha sĩ yêu cầu chụp X-quang để kiểm tra xem mình có bị loãng xương hàm hay không.
2. Giảm độ chắc chắn khi cầm, nắm một vật
Trong một nghiên cứu về phụ nữ ở độ tuổi sau mãn kinh cho thấy độ chắc chắn khi cầm nắm một vật có thể đo được mật độ xương tổng thể có bị loãng hay không.
Sau quá trình mãn kinh thì lượng estrogen của phụ nữ sẽ giảm đáng kể dẫn theo việc mật độ xương cũng suy yếu dần. Từ đó việc cầm, nắm trở nên hời hợt và kém chắc chắn hơn.
3. Móng tay yếu và giòn
Tại một Trung tâm nghiên cứu để xương chắc khỏe hơn, người ta nhận thấy rằng khi bạn bổ sung dưỡng chát giúp xương chắc khỏe thì móng tay của bạn cũng sẽ phát triển và khỏe mạnh hơn ban đầu.
Trong điều kiện phát triển bình thường (không tiếp xúc với hóa chất, không dùng tay để đào vườn,..), các nhà khoa học đã chứng minh được việc quan sát tình trạng móng tay sẽ giúp bạn dễ phát hiện mình bị loãng xương.
Nếu móng tay của bạn có dấu hiệu như yếu, dễ gãy,… có thể bạn đang mắc phải bệnh loãng xương.
4. Đau cơ và đau xương
Theo thời gian, cơ thể chúng ta sẽ cảm thấy đau nhức ở nhiều vị trí và đa số mọi người đều cho rằng đó là việc bình thường khi mình già đi. Tuy nhiên, nó được xem là dấu hiệu bệnh loãng xương.
Nguyên nhân là do cơ thể bị thiếu một lượng vitamin D nghiêm trọng, mà nó lại có vai trò rất quan trọng trong quá trình tạo xương.
5. Chuột rút
Ngoài ra, bạn cũng không nên xem thường triệu chứng chuột rút. Chuột rút ở chân vào ban đêm cảnh báo nồng độ canxi, magiê và kali của bạn đã giảm quá thấp.
Tình trạng này kéo dài sẽ khiến bạn bị loãng xương nghiêm trọng. Lúc này bạn nên bổ sung magiê, canxi trước khi đi ngủ.
6. Giảm chiều cao hoặc khom lưng
Khi bạn bắt đầu già đi chiều cao bị giảm là rất phổ biến. Biểu hiện rõ nhất để thấy chiều cao bạn đang bị giảm chính là tình trạng khom lưng.
Khom lưng là do sự suy yếu của các cơ quanh cột sống của bạn. Vì nguyên lý hoạt động của cơ và xương là đồng nhất nên sẽ dẫn đến tình trạng xương của bạn cũng có nguy cơ loãng theo.
7. Thể lực suy yếu
Loãng xương sẽ làm cho sức mạnh cơ bắp và khả năng cân bằng cơ thể suy giảm dần. Điều này dẫn đến thể lực chung của cơ thể trở nên suy yếu dần. Khả năng cân bằng cũng kém đi dễ gây té ngã.
Việc luyện tập thể dục đều đặn và bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho xương sẽ giúp cơ thể trở nên khỏe mạnh hơn mỗi ngày.
8. Khó khăn khi đứng dậy
Ở một độ tuổi nào đó bạn sẽ cảm thấy việc đứng lên, ngồi xuống thật sự rất vất vả nếu không có sự trợ giúp từ bên ngoài. Khi bạn muốn đứng lên khỏi ghế luôn luôn phải dùng tay lấy lực đẩy ghế mới có thể đứng dậy. Đây chính là dấu hiệu bệnh loãng xương bạn cần quan tâm.
9. Gãy xương
Đây là dấu hiệu bệnh loãng xương dễ phát hiện và phổ biến nhất.
Thông thường, bạn bị gãy xương do tác dụng lực quá mạnh vào xương như tai nạn, rơi từ cao xuống, chấn thương cho chơi thể thao. Nhưng, khi chỉ cần một tác động nhẹ như vấp ngã, va phải vật nhẹ cũng khiến xương bạn bị gãy thì đây chính là dấu hiệu bệnh loãng xương.
Ngoài các dấu hiệu biểu hiện bên ngoài dễ nhận biết trên thì những dấu hiệu sau đây cũng đang cảnh báo bạn bị loãng xương:
- Nồng độ canxi trong xương thấp.
- Kết quả kiểm tra mật độ khoáng xương từ -2,5 trở xuống.
- Thiếu vitamin D.
Làm gì để phòng ngừa bệnh loãng xương?
- Bệnh loãng xương nên được phòng ngừa ngay từ ban đầu bằng cách:
- Duy trì thói quen luyện tập thể dục hằng ngày giúp loại bỏ các bệnh về xương, khớp.
- Bổ sung chất đạm đầy đủ cho cơ thể.
- Giữ cho cơ thể mức trọng lượng phù hợp sẽ tốt cho xương. Thiếu cân cũng làm nguy cơ loãng xương cao hơn.
- Bổ sung từ 1.000mg – 1.200mg canxi mỗi ngày từ các sản phẩm như sữa ít béo, thực phẩm từ đậu nành, ngũ cốc,…
- Bổ sung vitamin D cho cơ thể.
Nhận biết sớm các triệu chứng của bệnh loãng xương sẽ giúp quá trình điều trị bệnh hiệu quả hơn. Vì vậy, hãy quan tâm đến sức khỏe của mình từ những điều nhỏ nhất.
Có thể bạn quan tâm:
- Người bệnh loãng xương nên ăn gì và kiêng gì để cải thiện bệnh?
- 10 Loại sữa tốt cho người bị loãng xương, nên uống mỗi ngày
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!