Khám vô sinh khi nào? Cần làm những xét nghiệm gì?
Sau hơn 1 năm kết hôn và không sử dụng bất kỳ biện pháp tránh thai nào cũng như quan hệ tình dục đều đặn mà chưa có thai là dấu hiệu ban đầu của tình trạng vô sinh hiếm muộn. Lúc này, các cặp vợ chồng nên nhanh chóng tiến hành thăm khám vô sinh để có những phác đồ điều trị phù hợp nhằm nhanh chóng thụ thai.
Tầm quan trọng của việc khám vô sinh, hiếm muộn
Một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng vô sinh ngày càng tăng là do nhiều cặp vợ chồng sau khi cưới chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc thăm khám sức khỏe sinh sản.
Phần lớn, sự tập trung của họ chủ yếu vào các khoản chi phí đời sống hằng ngày và công việc. Vì thế mà khả năng sinh sản ngày một giảm đi theo độ tuổi đối với nữ giới. Điều này đồng nghĩa với việc, khả năng mang thai của người thường sẽ giảm dần sau độ tuổi trên 35.
Hơn thế nữa, với các tác động xấu từ bên ngoài và điều kiện sinh hoạt cũng làm ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe sinh sản cũng như việc thụ thai. Bởi việc thụ thai thành công không phải lúc nào cũng thật sự dễ dàng. Đặc biệt là tình trạng vô sinh thứ phát ở nữ thường liên quan đến việc nạo phá thai hay cơ thể có tiền sử mắc phải một số bệnh phụ khoa mà chưa được điều trị triệt để.
Vì thế, việc thăm khám sức khỏe sinh sản cũng như phát hiện sớm tình trạng vô sinh hiếm muộn sẽ giúp người mắc phải có khả năng chữa trị lành cao. Đồng thời, gia tăng khả năng thụ thai thành công sau những lần quan hệ không sử dụng biện pháp tránh thai.
Bên cạnh đó, việc thăm khám vô sinh hiếm muộn còn giúp bạn biết rõ tình trạng sức khỏe sinh sản của bản thân và cả người bạn đời của mình. Không những vậy, dựa vào những triệu chứng cụ thể, thăm khám lâm sàng và các xét nghiệm cận lâm sàng khác, các bác sĩ chuyên khoa sẽ giúp bạn tìm rõ nguyên nhân gây vô sinh. Từ đó, đề ra hướng điều trị tích cực cùng với những giải pháp hiệu quả nhất.
Mặt khác, việc điều trị vô sinh hiếm muộn không phải điều trị ngày một ngày hai như các bệnh lý thông thường khác mà tốn của bạn rất nhiều thời gian và tiền bạc. Đặc biệt, chúng đòi hỏi bạn có sự kiên trì nhất định thông qua việc không bỏ ngang quá trình điều trị hay nản chí gây suy sụp tinh thần của cả hai.
Chính vì thế, nếu có bất cứ sự nghi ngờ nào về tình trạng sức khỏe sinh sản của bản thân hay có nhu cầu mong muốn có con từ phía vợ chồng, bạn cần chủ động tìm gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và có giải pháp điều trị tốt nhất.
Tham khảo thêm: Thực trạng vô sinh ở Việt Nam hiện nay – Báo động
Khi nào nên khám vô sinh, hiếm muộn?
Sau khoảng hơn 1 năm kết hôn nhưng hai vợ chồng chưa có tin vui về việc mang thai khi không có bất kỳ kế hoạch nào hay không sử dụng các phương pháp tránh thai trong những lần quan hệ, thậm chí quan hệ tình dục đều đặn khoảng 2 – 3 lần/ tuần nhưng không có dấu hiệu mang thai thì tốt nhất bạn nên thăm khám.
Đối với phụ nữ trên 35 tuổi thì khoảng thời gian thăm khám sức khỏe sinh sản rút ngắn khoảng 6 tháng thay vì 1 năm. Bởi vì lúc này, cơ thể của người phụ nữ trên 35 sẽ bị thay đổi nhiều, cùng với đó là khả năng mang thai giảm dần.
Bên cạnh đó, cả nam và nữ giới cũng nên chủ động khám sức khỏe sinh sản sau khi quan hệ tình dục mà không có khả năng mang thai. Nguyên nhân chính có thể xuất phát từ một số căn bệnh tiềm ẩn trong cơ thể. Cụ thể hơn:
– Nữ giới khi nào nên khám vô sinh?
Người phụ nữ nên khám sức khỏe sinh sản khi cơ thể gặp phải một số trường hợp sau:
- Đã cố gắng mang thai hơn 1 năm nhưng không có kết quả;
- Quan hệ tình dục với người bạn đời không sử dụng biện pháp an toàn nhưng không có dấu hiệu mang thai;
- Trên 35 tuổi đã quan hệ tình dục nhưng không thể mang thai sau 6 tháng cố gắng thụ thai;
- Mắc phải một số triệu chứng liên quan đến cơ quan sinh sản như: nội mạc tử cung, tắc nghẽn vòi trứng, sẹo vòi trứng,…;
- Có kết quả xét nghiệm dương tính với bệnh lậu hoặc chlamydia;
- Rối loạn kinh nguyệt hoặc xuất hiện một số triệu chứng bất thường trong những ngày có kinh.
– Nam giới khi nào nên khám vô sinh?
Tương tự ở nữ giới, nam giới cũng nên chủ động thăm khám sức khỏe sinh sản khi cơ thể rơi vào một số triệu chứng sau:
- Tinh trùng loãng, có màu không đục hoặc có mùi hôi khó chịu;
- Hình dạng tinh trùng bất thường;
- Số lượng tinh trùng xuất ra thấp và chất lượng tinh trùng kém. Hai yếu tố này không đảm bảo cho việc thụ thai thành công;
- Gặp vấn đề về rối loạn cương dương, thường xuyên đau phần bìu;
- Có tiền sử mắc phải một số bệnh nhiễm trùng làm ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản, chẳng hạn như bệnh: lậu, quai bị, giang mai,…;
- Tính chất công việc tiếp xúc với nhiều chất độc hại, chất tẩy rửa, hóa chất, chất phóng xạ làm ảnh hưởng đến chất lượng của tinh binh.
Tham khảo thêm: Những gì bạn cần biết về chứng suy sinh dục ở nam giới
Những xét nghiệm cần làm khi khám vô sinh
Trên thực tế, nguyên nhân gây vô sinh hiếm muộn không chỉ xuất phát từ người vợ hay người chồng mà cũng có khả năng từ cả hai. Vì thế, khi khám vô sinh, cả hai vợ chồng nên cùng nhau thăm khám để biết chính xác ai có khả năng sinh sản thấp. Dựa vào kết quả để có hướng điều trị phù hợp. Phần lớn, các bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định nam hoặc nữ giới tiến hành một số xét nghiệm để bổ trợ cho việc chẩn đoán bệnh. Cụ thể là những xét nghiệm sau:
Một số xét nghiệm khi khám vô sinh nữ cần thực hiện
– Xét nghiệm máu toàn bộ (CBC):
Là một trong những xét nghiệm cơ bản cho những trường hợp vô sinh. Thủ thuật xét nghiệm này được tiến hành để đánh giá sức khỏe tổng thể. Điều này cho phép bác sĩ xác định chính xác tình trạng thiếu máu, nhiễm trùng hay bị bạch cầu hay không. Cụ thể hơn, xét nghiệm máu toàn bộ cho biết:
- Số lượng bạch cầu: Bạch cầu là các tế bào máu trắng có chức năng kháng viêm;
- Số lượng hồng cầu: Là các tế bào máu màu đỏ mang oxy nuôi dưỡng cơ thể;
- Số lượng tiểu cầu: Là các tế bào máu có tác dụng đông máu;
- Hematocrit: Là các protein vận chuyển oxy trong hồng cầu;
- Hemoglobin: Là tỷ lệ của hồng cầu so với thành phần chất lỏng hoặc huyết tương trong máu.
– Xét nghiệm tỷ lệ hồng cầu lắng (ESR):
Là thủ thuật xét nghiệm máu để biết chính xác độ viêm nhiễm trong cơ thể. Đây không hẳn là một thủ thuật chẩn đoán độc lập, song hỗ trợ bác sĩ theo dõi sự tiến triển của tình trạng viêm nhiễm. Kết quả chẩn đoán sẽ dựa vào sự lắng đọng của máu.
Nếu sự lắng đọng càng nhanh thì nguy cơ bị viêm nhiễm càng lớn. Bởi vì, tình trạng viêm nhiễm sẽ khiến cho các tế bào liên kết lại dày đặc hơn so với người khỏe mạnh.
– Xét nghiệm đường huyết:
Chỉ số đường huyết cũng có thể chi phối đến cơ hội mang thai của nữ giới. Chính vì thế, việc kiểm tra chỉ số đường huyết và insulin cũng đóng vai trò khá quan trọng để xác định chính xác nguy cơ vô sinh.
– Xét nghiệm VDRL:
Là xét nghiệm tìm kháng thể giang mai. Xét nghiệm này sử dụng kháng nguyên chế từ tim bò đem phản ứng với huyết thanh của người cần kiểm tra. Nếu phản ứng cho kết quả là kết tủa thì kết luận dương tính, đồng nghĩa với bệnh nhân bị giang mai.
Tuy nhiên, căn bệnh này thường không làm ảnh hưởng đến chức năng sinh sản nhưng nếu không được tiến hành điều trị kịp thời có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.
– Xét nghiệm Rubella IgG:
Loại xét nghiệm này cho biết nếu đang miễn dịch với virus Rubella thì không nhất thiết phải khám vô sinh. Trên thực tế, phần lớn phụ nữ đã được miễn dịch với loại virus này trước khi thụ thai.
– Xét nghiệm hormone tuyến giáp:
Một trong những loại hormone tuyến giáp điển hình như: T3, T4 và TSH. Nếu nồng độ các hormone này vượt ngưỡng cho phép thì có thể kết luận tuyến giáp hoạt động vượt mức cho phép. Và yếu tố này cũng làm ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng mang thai.
– Xét nghiệm nội tiết tố nữ:
Xét nghiệm nội tiết tố nữ được thực hiện nhằm khảo sát tình trạng hoạt động của buồng trứng. Bên cạnh đó, thủ thuật này còn giúp dự đoán được khả năng dự trữ noãn của người phụ nữ.
Hơn thế nữa, xét nghiệm nội tiết tố còn giúp theo dõi sự phát triển của nang noãn và rụng trứng. Đặc biệt, thủ thuật có thể cho viết được mức độ hormone sinh sản và nguy cơ vô sinh do sự can thiệp rụng trứng không phù hợp. Việc xét nghiệm nội tiết tố nữ được chia thành nhiều bài kiểm tra nhỏ, bao gồm:
- Xét nghiệm Prolactin: Prolactin là một loại hormone cần thiết có chức năng duy trì khả năng sinh sản của người phụ nữ. Bên cạnh đó, hormone này còn ức chế một số hormone sinh sản khác, bao gồm: hormone kích thích nang (FSH), hormone bài tiết (GnRH),… Nếu kết quả cho biết nồng độ hormone cao thì quá trình rụng trứng sẽ bị ảnh hưởng, dẫn đến tình trạng vô sinh;
- Xét nghiệm hormone E2 hoặc Estrogen: Là một loại hormone sinh dục quan trọng ở nữ giới. Xét nghiệm này thường được thực hiện vào ngày thứ 2 hoặc thứ 3 của chu kỳ kinh nguyệt;
- Xét nghiệm hormone LH: Tương tự như bài xét nghiệm hormone E2, thủ thuật này cũng được thực hiện vào ngày thứ 2 hoặc thứ 3 của chu kỳ kinh nguyệt. Và đây cũng chính là nội tiết tố đóng vai trò quan trọng cho quá trình sinh sản;
- Xét nghiệm hormone FSH: Ở nữ giới, hormone FSH có tác dụng kích thích noãn bào phát triển. Các đối tượng mắc hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) thường có nồng độ FSH thấp và điều này gây ra tình trạng không rụng trứng, từ đó dẫn đến vô sinh. Xét nghiệm này thường được thực hiện vào ngày thứ 3 của chu kỳ kinh nguyệt;
- Xét nghiệm hormone AMH: Là loại hormone có liên quan trực tiếp đến số lượng nang noãn nguyên thủy trong buồng trứng. Nồng độ AMH sẽ cho biết chính xác số lượng nang noãn non có trong buồng trứng. Nếu nồng độ AMH thấp thì khả năng vô sinh sẽ cao và ngược lại. Xét nghiệm hormone AMH sẽ được thực hiện bất kỳ ngày nào của chu kỳ.
Tham khảo thêm: Cách điều trị vô sinh hiếm muộn bằng đông y
– Thử nghiệm vitamin D3 và vitamin B12:
Các chuyên gia cho biết, mức vitamin D3 trong cơ thể của người nữ giới có liên quan mật thiết tình trạng vô sinh. Do đó, khi khám vô sinh, nữ giới có thể cần phải làm xét nghiệm này. Bên cạnh đó, cũng có một số trường hợp khác được bác sĩ yêu cầu đo lượng vitamin B12 (hay còn được gọi là folate) để xác định chính xác nguy cơ thiếu máu.
Một số xét nghiệm khi khám vô sinh nam cần thực hiện
– Xét nghiệm nội tiết tố:
Một số hormone sinh dục nam điển hình như: testosterone, các hormone hướng sinh dục (FSH, LH,…). Phần lớn, các hormone này được sản xuất từ tuyến yên, đóng vai trò chủ chốt trong quá trình phát triển giới tính và sản xuất tinh trùng. Nếu hệ thống nội tiết tố trong cơ thể gặp phải sự bất thường nào cũng cơ thể góp phần gây ra tình trạng vô sinh.
– Xét nghiệm nước tiểu sau khi xuất tinh:
Thủ thuật này cho phép bác sĩ phát hiện lượng tinh trùng có trong nước tiểu sau khi xuất tinh di chuyển ngược vào bàng quang thay vì di chuyển ra khỏi dương vật, quá trình này còn được gọi là xuất tinh ngược.
– Xét nghiệm yếu tố di truyền:
Khi nồng độ tinh trùng cực thấp hoặc không có sự hiện diện của tinh trùng ở các trường hợp thì có thể tìm thấy ở các trường hợp bất thường về di chuyển như: hội chứng Klinefelter, mất đoạn nhiễm sắc thể Y,… Và bài xét nghiệm này cũng có thể cho biết tình trạng vô sinh ở nam giới.
– Xét nghiệm chức năng tinh trùng chuyên biệt:
Là thủ thuật giúp kiểm tra tình trạng sống sót của tinh trùng sau khi xuất tinh cũng như mức độ tinh trùng có thể xâm nhập vào trứng. Tuy nhiên, bài xét nghiệm này rất ít khi được thực hiện và thường không có sự thay đổi đáng kể nào cho khuyến nghị điều trị.
– Sinh thiết tinh hoàn:
Thủ thuật sinh thiết tinh hoàn cho phép bác sĩ đánh giá cấu trúc dòng tế bào sinh tinh. Nếu kết quả cho thấy quá trình sản xuất tinh trùng là bình thường thì vấn đề tắc nghẽn hay một số vấn đề liên quan đến khả năng vận chuyển tinh trùng gây ra tình trạng vô sinh.
– Siêu âm bìu:
Thủ thuật cho phép bác sĩ xem xét và phát hiện khối giãn tĩnh mạch thừng tinh hoặc các vấn đề khác trong tinh hoàn liên quan đến bệnh vô sinh ở nam giới.
– Siêu âm trực tràng:
Là thủ thuật sử dụng đầu dò có kích thước nhỏ đã được bôi trơn, sau đó đưa vào trực tràng để kiểm tra và đánh giá cấu trúc của tuyến tiền liệt. Thủ thuật này cũng cho phép bác sĩ đánh giá túi tinh, ống phóng tinh và tình trạng tắc nghẽn nếu có.
Các bước khám vô sinh hiếm muộn cơ bản
Thông thường, khám vô sinh ở cả nam và nữ bao gồm các bước khám cơ bản sau:
– Bước 1: Làm thủ tục đăng ký khám và điều trị bệnh
Sau khi lựa chọn địa chỉ điều trị vô sinh phù hợp, bạn cần di chuyển đến đơn vị và làm thủ tục thăm khám vô sinh hiếm muộn. Đồng thời, nộp một số giấy tờ tùy thân nếu có yêu cầu. Sau đó, tìm gặp bác sĩ chuyên khoa được chỉ định.
– Bước 2: Thăm khám ban đầu
Để hiểu rõ hơn tình trạng sức khỏe sinh sản của bệnh nhân, bác sĩ sẽ tiến hành tra hỏi một số câu hỏi cơ bản để nắm rõ những thông tin cần thiết hỗ trợ cho việc chẩn đoán. Một số câu hỏi thường gặp như:
- Tuổi tác, nghề nghiệp, tình trạng hôn nhân;
- Khoảng thời gian kết hôn đến thời điểm hiện tại là bao lâu;
- Tần suất quan hệ tình dục của hai vợ chồng;
- Tiền sử mang thai, sảy thai, nạo phá thai hay từng mang thai ngoài tử cung hay không (đối với nữ giới);
- Tình trạng rối loạn kinh nguyệt và thời gian bắt đầu có kinh đến khi hết kinh;
- Thời gian xuất tinh khi quan hệ tình dục (đối với nam giới);
- Lần sử dụng biện pháp phòng tránh thai gần nhất, đó là là biện pháp gì, có an toàn hay không,…;
- Tiền sử mắc bệnh làm ảnh hưởng đến khả năng sinh sản: quai bị, thủy đậu, bệnh lây qua đường tình dục,…;
- Có tiền sử mắc các bệnh viêm nhiễm sinh dục không;
- Các loại thuốc sử dụng hiện tại và khoảng thời gian gần đây nhất,…
Tham khảo thêm: Bài thuốc chữa vô sinh bằng hoa ngọc lan – Điều cần biết
– Bước 3: Thăm khám lâm sàng
Sau khi nắm rõ một số thông tin cơ bản về tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, bác sĩ sẽ tiến hành khám lâm sàng kiểm tra vô sinh thông qua việc khám sức khỏe tổng quát và khám bộ phận sinh dục. Cụ thể hơn:
- Khám tổng quát: Quan sát đặc điểm của một số cơ quan sinh dục, ngực, lông, tóc,… Ngoài ra, một số trường hợp khám tổng quát giúp bác sĩ xác định nguyên nhân gây vô sinh như béo phì, tuyến vú chậm phát triển hay một số vấn đề xuất phát từ nội tiết tố;
- Khám bộ phận sinh dục: Bác sĩ tiến hành thăm khám trực tiếp những tổn thương ở đường sinh dục, chủ yếu là các bệnh viêm nhiễm gây vô sinh. Đồng thời, phát hiện các triệu chứng bất thường về khả năng cương dương, khối u phụ khoa,…
– Bước 4: Tiến hành xét nghiệm theo chỉ định
Để giúp việc chẩn đoán bệnh chính xác hơn, bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định bệnh nhân làm một số xét nghiệm. Một số xét nghiệm chủ yếu đánh giá nội tiết tố cơ thể, kiểm tra máu, kiểm tra tinh dịch, xét nghiệm bệnh quan hệ tình dục hay các xét nghiệm cần thiết khác.
– Bước 5: Kết luận cuối cùng và đưa ra giải pháp phù hợp
Dựa vào các xét nghiệm, bác sĩ có thể xác định chính xác nguyên nhân gây vô sinh. Đồng thời, đánh giá khả năng sinh sản của nam và nữ giới. Thông qua đó, bác sĩ đưa ra một số lời khuyên cũng như phương hướng điều trị phù hợp nhằm giúp vợ chồng mau có con.
Khám vô sinh hiếm muộn hết bao nhiêu tiền?
Trên thực tế, Bộ Y tế chưa đưa ra mức khám vô sinh chung áp dụng cho các đơn vị y tế. Do đó, mỗi đơn vị tự ấn định mức giá cụ thể sao cho phù hợp với chính sách.
Thông thường, mỗi cặp vợ chồng khi khám vô sinh sẽ phải chi trả nhiều khoản phí khác nhau. Khoản phí này sẽ có sự chênh lệch bởi chúng còn bị chi phối bởi nhiều yếu tố khác nhau. Đối với các trường hợp phức tạp, cần làm nhiều xét nghiệm mới cho ra kết quả chính xác thì cần chi phí nhiều hơn so với các cặp vợ chồng khác.
Hiện nay, chi phí khám vô sinh hiếm muộn cho cả hai vợ chồng trung bình khoảng 4.000.000 – 6.000.000 đồng ở các bệnh viện công lập hoặc tư nhân. Tại các bệnh viện chuẩn quốc tế thì mức giá có thể cao hơn nhiều so với con số này.
Tham khảo thêm: Sóng wifi có gây vô sinh không? Làm sao tránh?
Một số lưu ý khi khám vô sinh hiếm muộn ở cả nam và nữ
Để không sai lệch kết quả chẩn đoán cũng như phòng tránh sai sót trong việc thăm khám vô sinh hiếm muộn, nam giới hay nữ giới hoặc cặp vợ chồng cần lưu ý đến một số vấn đề sau:
- Cả hai vợ chồng cùng đi thăm khám;
- Trước khi khám vô sinh, cần kiêng quan hệ tình dục ít nhất 2 ngày;
- Đối với nữ giới, chỉ khám vô sinh sau khoảng 2 – 3 ngày hết sạch kinh;
- Vệ sinh sạch sẽ vùng kín bằng nước muối sinh lý và nên mặc trang phục rộng rãi và thoáng mát để tạo sự thoải mái;
- Tuyệt đối không sử dụng bất kỳ chất kích thích nào trước khi thăm khám;
- Chuẩn bị một tâm lý ổn định, không quá lo lắng cũng như tránh tạo áp lực cho đối phương. Tốt nhất nên nghĩ việc khám vô sinh như thăm khám các bệnh lý thông thường khác;
- Mang theo một số giấy tờ tùy thân để phòng một số trường hợp bác sĩ yêu cầu. Một số trường hợp cần mang theo giấy đăng ký kết hôn nếu có nhu cầu điều trị hiếm muộn;
- Đặt lịch hẹn khám để phòng tránh trường hợp chờ đợi lâu;
- Trong quá trình thăm khám, bạn nên chủ động cung cấp một số thông tin cần thiết cho bác sĩ nhằm giúp cho quá trình chẩn đoán bệnh được nhanh chóng.
Khám vô sinh không phải là nghĩa vụ của người vợ hay người chồng mà cả hai vợ chồng hiếm muộn mong muốn có con cái. Việc điều trị càng sớm thì mức độ thành công sẽ đạt ở mức cao hơn. Bên cạnh đó, cũng không ít trường hợp vô sinh không rõ nguyên nhân, vì thế, vợ chồng nên kịp thời thăm khám hoặc sử dụng một số biện pháp hỗ trợ sinh sản cần thiết.
Có thể bạn quan tâm
- 10 cây thuốc nam chữa vô sinh, hiếm muộn được tin dùng
- 7 bệnh viện khám vô sinh hiếm muộn tốt tại Hà Nội
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!