Hắc lào ở mông: Nguyên nhân, triệu chứng & điều trị

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Hắc lào ở mông là bệnh nấm da thường gặp ở quốc gia nhiệt đới nóng ẩm, vệ sinh kém. Người bệnh có triệu chứng đặc trưng là da xuất hiện vòng tròn có dát đỏ và ngứa. Hắc lào ở mông không khó điều trị nhưng đòi hỏi bệnh nhân cần kiên trì dùng thuốc đúng chỉ định của chuyên gia và thay đổi lối sống, phong cách sinh hoạt phù hợp.

Hắc lào ở mông
Hắc lào ở mông có hình vòng tròn giống như một chiếc nhẫn với đường viền màu đỏ.

Hắc lào là gì?

Hắc lào là một bệnh nhiễm trùng da do nấm. Bệnh dễ lây lan sau khi tiếp xúc với da của người bệnh hoặc thông qua việc dùng chung một số vật dụng cá nhân.

Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC), hắc lào thường xuất hiện ở những bộ phận sau:

  • Thân mình, chân hoặc cánh tay (được gọi là tinea corporis)
  • Bàn chân (được gọi là athlete’s foot)
  • Háng, đùi, mông (jock itch)
  • Da đầu (tinea capitis)
  • Râu (tinea barbae)
  • Tay (tinea manuum)
  • Móng chân hoặc móng tay (tinea unguium)

Trong đó, hắc lào ở mông được gây ra bởi một loại nấm gọi là dermatophytes. Loại nấm này phát triển, hình thành một vòng tròn trên da có hình dạng giống như một chiếc nhẫn với đường viền màu đỏ. Hắc lào ở mông thường xuất hiện vào mùa hè, người ở vùng khí hậu ấm áp, ẩm ướt có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn những khu vực còn lại.

Xem thêmBệnh hắc lào có tự khỏi được không, bao lâu thì hết?

Hắc lào ở mông có triệu chứng như thế nào?

Người bị hắc lào ở mông thường xuất hiện các triệu chứng sau:

  • Ngứa ở mông
  • Phần da ở mông có vệt màu đỏ, có viền rõ rệt
  • Đường viền lấm tấm mụn nước
  • Ngứa hơn khi đổ nhiều mồ hôi
  • Khi bị bội nhiễm, tổn thương trên da có thể có mủ, viêm đỏ, chàm hóa.

Nguyên nhân gây hắc lào ở mông

Nguyên nhân gây bệnh hắc lào ở mông là do cơ thể nhiễm một loại nấm tên là dermatophytes. Nấm gây bệnh có kích thước rất nhỏ, chỉ có thể quan sát dưới kính hiển vi. Loại nấm này thường phát triển nhanh và mạnh trong môi trường nóng và ẩm ướt.

Nấm có thể lây lan từ người này sang người khác thông qua con đường:

  • Tiếp xúc trực tiếp với da của người bị nhiễm nấm
  • Sử dụng chung vật dụng cá nhân (khăn, quần áo) với người bệnh.

Các yếu tố tăng nguy cơ hắc lào ở mông

  • Mặc quần áo chật, bó sát
  • Bệnh nhân tiểu đường, người thừa cân, béo phì
  • Sinh sống ở khu vực có thời tiết nóng ẩm, môi trường ẩm ướt
  • Dùng chung vật dụng cá nhân.
  • Tiếp xúc trực tiếp với da của người bị nhiễm nấm ở mông hoặc động vật bị nhiễm bệnh
  • Tham gia các môn thể thao có tiếp xúc trực tiếp với da
  • Hệ thống miễn dịch bị suy yếu
  • Đã từng nhiễm nấm trước đó.

Bạn cần biết: Hắc lào có lây không? Lây qua đường nào?

Chẩn đoán bệnh hắc lào ở mông

Khi đến cơ sở y tế thăm khám bệnh, bác sĩ sẽ quan sát triệu chứng biểu hiện trên da, hỏi thăm một số vấn đề liên quan như: thời gian phát bệnh, những loại thuốc nào đang dùng… để đưa ra những nhận định sơ bộ.

Bác sĩ có thể cạo một mảng da nhỏ ở mông đem đi soi dưới kính hiển vi hoặc gởi về phòng xét nghiệm để xác định nguyên nhân, từ đó đưa ra kết luận và giải pháp điều trị.

Điều trị hắc lào ở mông

Hắc lào ở mông có thể được điều trị bằng thuốc không kê đơn hoặc dùng thuốc theo toa chỉ định của bác sĩ. Thông thường, những loại kem bôi trị nấm có thể làm sạch tổn thương trên da sau 2 – 4 tuần điều trị.

cách trị hắc lào ở mông
Dùng thuốc bôi da điều trị tại chỗ là cách điều trị hắc lào ở mông phổ biến.

Một số loại thuốc chống nấm được dùng phổ biến hiện nay như: clotrimazole hoặc miconazole…, bôi 1 – 2 lần/ ngày, dùng trong 2 – 4 tuần.

Bệnh nhân cũng có thể dùng Itraconazole 200 mg lần/ ngày hoặc terbinafine 250 mg lần/ ngày trong 3 đến 6 tuần có thể cần thiết ở những bệnh nhân bị viêm hoặc nhiễm trùng lan rộng.

Khi tổn thương lan rộng, bạn có thể dùng kết hợp một số loại thuốc uống như Griseofulvin, itraconazole, ketoconazol, fluconazole… kết hợp với thuốc bôi tại chỗ.

Nếu tình trạng viêm kéo dài hơn hai tuần kể cả khi bạn đã dùng thuốc điều trị ngoài da mà vẫn không được cải thiện, bạn nên đến cơ sở y tế thăm khám lại. Các bác sĩ có thể chỉ định bạn dùng thuốc chống nấm khác mạnh hơn để khắc phục.

Bỏ túi: TOP 11 loại thuốc trị hắc lào tốt nhất hiện nay – Dứt điểm bệnh

Phong cách sống và sinh hoạt giúp phòng ngừa hắc lào ở mông

Để phòng ngừa hắc lào ở mông tái phát và tránh bệnh trở nên nghiêm trọng hơn, bạn cần lưu ý những điều sau trong sinh hoạt hằng ngày:

  • Dùng thuốc đúng chỉ định của chuyên gia.
  • Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, tắm gội mỗi ngày.
  • Tránh gãi ở vùng da bị nhiễm bệnh.
  • Mặc quần lót cotton và quần áo rộng.
  • Thay đồ lót thường xuyên, đặc biệt là sau khi đổ mồ hôi.
  • Nên tắm sau khi tập thể thao hay tham gia những hoạt động tiết nhiều mồ hôi.
  • Giặt giũ quần áo sạch sẽ mỗi khi tập thể dục.
  • Không dùng chung quần áo, khăn tắm với người khác.

Trên đây là một số thông tin tổng quát về bệnh hắc lào ở mông và hướng điều trị. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, nên tham khảo ý kiến chuyên gia để được tư vấn phương pháp điều trị tốt nhất.

ThuocDanToc.vn không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán và phương pháp điều trị y khoa.

Có thể bạn quan tâm

bị hắc lào nặng

Dấu hiệu bị hắc lào nặng và cách chữa trị

Hắc lào là bệnh da liễu không nguy hiểm nhưng tổn thương da có xu hướng lan rộng và diễn...

Hắc lào trên da đầu: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Cách hiểu đơn giản nhất về bệnh hắc lào trên da đầu là bệnh nhiễm nấm xuất hiện ở vùng...

Bệnh lang ben và hắc lào khác nhau như thế nào?

Phân biệt bệnh lang ben – hắc lào và cách xử lý

Do đều là bệnh ngoài da và có những biểu hiện tương tự nhau, vì thế để phân biệt bệnh...

Bà bầu bị hắc lào: Cách chữa tự nhiên và thuốc an toàn

Bà bầu bị hắc lào thường là do bị lây nhiễm nấm Dermatophytes khi tiếp xúc với người mang mầm...

Lác đồng tiền ở trẻ em: Hình ảnh nhận biết và cách trị

Lác đồng tiền ở trẻ em là một dạng viêm da xảy ra phổ biến ở những trẻ có độ...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *