Thuốc điều trị nấm trong miệng Miconazole Nitrate 100 mg

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Miconazole Nitrate 100 mg là thuốc điều trị nấm trong miệng và cổ họng. Trước khi sử dụng thuốc, bạn cần nắm rõ cách dùng, liều lượng và tác dụng phụ để sử dụng thuốc đúng cách và kiểm soát tối đa những tình huống rủi ro phát sinh.

Miconazole Nitrate 100 mg
Miconazole Nitrate 100 mg là thuốc điều trị nấm trong miệng và cổ họng

  • Tên thuốc: Miconazole Nitrate 100 mg
  • Tên hoạt chất: Miconazole
  • Phân nhóm: thuốc trị ký sinh trùng, kháng virus và kháng nấm

Những thông tin cần biết về thuốc Miconazole Nitrate 100 mg

1. Tác dụng

Miconazole Nitrate 100 mg có tác dụng kháng nấm, kháng vi khuẩn, được dùng để điều trị nấm trong miệng và cổ họng.

Hoạt chất Miconazole có trong thuốc có tác dụng chống các loại nấm như Blastomyces, Edipermophyton, Microsporon, Phialophora, Paracoccodioides,… Ngoài ra hoạt chất này còn có khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn gram dương.

Nếu bạn muốn dùng thuốc với mục đích khác, hãy chủ động trao đổi với bác sĩ!

2. Chống chỉ định

Miconazole Nitrate 100 mg chống chỉ định với các trường hợp sau:

  • Người mẫn cảm hoặc dị ứng với các thành phần trong thuốc
  • Rối loạn chức năng gan
thận trọng khi dùng Miconazole Nitrate 100 mg
Phụ nữ mang thai và phụ nữ cho con bú nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc

Phụ nữ mang thai và cho con bú nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc để kiểm soát những tình huống rủi ro có thể phát sinh.

3. Cách dùng và liều lượng

Bạn cần gặp trực tiếp bác sĩ để được chẩn đoán đúng tình trạng bệnh và chỉ định liều dùng phù hợp. Thông tin chúng tôi đưa ra chỉ mang tính chất tham khảo.

Đảm bảo tay đã được làm sạch và lau khô trước khi tiếp xúc với thuốc. Sau đó bạn nên xác định vị trí để thoa thuốc . Bạn nên thoa thuốc lên vùng nướu bị nấm và giữ nguyên trong vài phút để thuốc thẩm thấu hoàn toàn.

Bạn có thể ăn, uống trong thời gian sử dụng thuốc. Khi đến liều tiếp theo, bạn nên làm sạch lượng thuốc cũ còn tồn đọng và dùng tiếp liều mới. Đồng thời nên thay đổi vị trí thoa thuốc ở mỗi liều để đảm bảo thuốc ức chế hoàn toàn nấm trong miệng.

Về liều dùng, thông thường bạn sẽ được chỉ định dùng 1 liều/ ngày để điều trị nấm trong miệng. Tuy nhiên bác sĩ có thể điều chỉnh liều lượng và tần suất phụ thuộc vào triệu chứng cụ thể, độ tuổi và phản ứng của cơ thể với liều dùng đầu tiên,…

Thuốc phát huy tác dụng tốt nhất khi nồng độ thuốc trong cơ thể giữ được trạng thái cân bằng. Vì vậy bạn cần dùng thuốc đúng thời điểm được bác sĩ chỉ định.

4. Bảo quản

Nên bảo quản Miconazole Nitrate 100 mg ở nhiệt độ phòng, dao động từ 20 – 30 độ. Không để thuốc ở ngăn đá, phòng tắm, nơi có ánh nắng trực tiếp và không để gần hóa chất độc hại. Để thuốc xa tầm với của trẻ em và thú nuôi nhằm hạn chế trường hợp trẻ hay thú nuôi nuốt phải thuốc.

Trong trường hợp thuốc hết hạn hoặc bạn không còn ý định sử dụng, hãy thông báo với dược sĩ hoặc tham khảo thông tin trên bao bì để biết hướng xử lý. Tuyệt đối không đổ thuốc ra nguồn nước và môi trường tự nhiên.

Tham khảo thêm: Thuốc bôi da Neutasol – Thành phần, công dụng và cách dùng

Những điều cần lưu ý khi dùng thuốc Miconazole Nitrate 100 mg

1. Thận trọng

Nếu bạn đang có thai hoặc đang có ý định mang thai hãy báo cho bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ khi dùng Miconazole Nitrate 100 mg trong việc điều trị.

Vẫn chưa có danh sách cụ thể về các vấn đề sức khỏe có ảnh hưởng đến việc dùng thuốc, tuy nhiên bạn nên trình bày tình trạng sức khỏe và tiền sử mắc bệnh để được chỉ định loại thuốc phù hợp. Tránh trường hợp thuốc gây tác động xấu đến quá trình điều trị các bệnh lý trong cơ thể.

Trong thời gian dùng thuốc, bạn nên hạn chế dùng rượu bia, chất kích thích và hút thuốc lá. Nếu có ý định sử dụng, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.

2. Tác dụng phụ

Miconazole Nitrate 100 mg có thể gây ra các tác dụng không mong muốn với người sử dụng. Nếu tác dụng phụ ít nguy hiểm và không kéo dài, bạn có thể yên tâm vì đây không phải là dấu hiệu bất thường. Tuy nhiên nếu tác dụng phụ nguy hiểm hoặc các phản ứng dị ứng thuốc, bạn nên báo ngay bác sĩ để khắc phục kịp thời.

Tác dụng phụ thường gặp:

  • Giảm vị giác
  • Đau nhẹ ở miệng và lưỡi
  • Khô miệng
  • Đau đầu
  • Tiêu chảy
  • Mệt mỏi

Tác dụng phụ nguy hiểm:

  • Đau rát nặng nề ở miệng
  • Chảy máu hoặc nhức răng
  • Sưng nướu
  • Choáng váng
  • Khó thở
  • Lở loét trong lưỡi và miệng
dị ứng thuốc Miconazole Nitrate 100 mg
Phát ban là phản ứng dị ứng thuốc thường gặp

Phản ứng dị ứng:

  • Phát ban
  • Khó thở
  • Sưng cổ họng
  • Sưng lưỡi, môi

Danh sách trên chưa bao gồm tất cả những tác dụng phụ do sử dụng Miconazole Nitrate 100 mg. Hãy trao đổi với bác sĩ để được tư vấn cụ thể về vấn đề này.

3. Tương tác thuốc

Tương tác thuốc khiến hoạt động của từng loại thuốc thay đổi. Thuốc có thể giảm tác dụng hoặc mất tác dụng hoàn toàn. Bạn cần chủ động báo với bác sĩ những loại thuốc đang sử dụng để kiểm soát tình trạng này xuất hiện.

Trong trường hợp mức độ tương tác nặng nề, những tác dụng nguy hiểm có thể phát sinh và gây nguy hiểm cho người sử dụng. Vì vậy bạn cần thận trọng trong khi sử dụng Miconazole Nitrate 100 mg hay bất cứ loại thuốc nào khác.

tương tác thuốc Miconazole Nitrate 100 mg
Miconazole Nitrate 100 mg có khả năng tương tác với nhiều loại thuốc khác nhau

Một số loại thuốc có khả năng tương tác với Miconazole:

  • Pimozide
  • Apixaban
  • Fentanyl
  • Hydrocodone
  • Ifosfamide
  • Phenytoin
  • Warfarin
  • Dicumarol
  • Trimetrexate

4. Xử lý khi dùng thiếu liều hoặc quá liều

Dùng thiếu một liều Miconazole Nitrate 100 mg có thể khiến hoạt động của thuốc suy giảm hoặc mất tác dụng hoàn toàn. Nếu bạn quên dùng thuốc hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều tiếp theo như thời gian chỉ định. Miconazole chỉ phát huy tác dụng khi được đảm bảo nồng độ cân bằng, vì vậy hãy cố gắng dùng thuốc theo đúng thời gian được bác sĩ chỉ định.

Trong trường hợp dùng quá liều, hãy gọi ngay cho bác sĩ để được hướng dẫn cách khắc phục. Nếu cơ thể đã phát sinh những triệu chứng bất thường, bạn nên gọi cấp cứu hoặc đến ngay cơ sở y tế gần nhất.

5. Nên ngưng thuốc khi nào?

Nếu bạn đã dùng thuốc đều đặn trong vòng 14 ngày nhưng các triệu chứng không thuyên giảm, bạn nên ngưng dùng thuốc và báo ngay cho bác sĩ.

Ngoài ra, bạn cũng nên ngưng dùng thuốc nếu cơ thể phát sinh những triệu chứng bất thường và nghiêm trọng. Hãy chủ động báo với bác sĩ để tìm hướng khắc phục, không nên để tình trạng kéo dài và trở nên nặng nề hơn.

Có thể bạn quan tâm

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *