Chữa ghẻ bằng cồn được không? Có an toàn?
Cồn y tế là một trong những loại dung dịch quen thuộc và được sử dụng khá phổ biến để sát khuẩn các vết thương ngoài ra. Rất nhiều người đã tìm sử dụng cồn để chữa bệnh ghẻ tại nhà. Trên thực tế, phương pháp này được đánh giá tương đối an toàn, hỗ trợ người bệnh trong việc kiểm soát bệnh một cách tốt nhất. Hãy tham khảo bài viết dưới đây để biết chính xác cách chữa ghẻ bằng cồn đơn giản tại nhà.
Tìm hiểu công dụng của cồn trong việc điều trị bệnh ghẻ ngoài da
Ghẻ là một trong những bệnh ngoài ra không ra không ít cơn ngứa ngáy khó chịu cùng với sự xuất hiện của các nốt mụn nước gây mất thẩm mỹ. Căn bệnh này thường gặp ở đối tượng từ trẻ nhỏ đến người già. Thông thường, cơn ngứa ghẻ bùng phát nhiều nhất khi về đêm, đặc biệt là những ngày trời nắng nóng nhiều.
Nguyên nhân chính gây nên bệnh ghẻ là ký sinh trùng cái ghẻ Sarcoptes scabiei. Loại ký sinh trùng này khi xâm nhập vào da sẽ đẻ trứng và phát triển nhanh chóng thành ổ nhiễm. Bên cạnh đó, chế độ vệ sinh kém, môi trường sống bẩn, tiếp xúc nhiều với hóa chất,… cũng chính là yếu tố khiến bệnh tình trở nên nghiêm trọng hơn.
Để kiểm soát tốt các triệu chứng các bệnh ghẻ gây ra và đẩy lùi bệnh thì cần tiêu diệt ký sinh trùng cái ghẻ và vi khuẩn hay vi nấm khác trên lớp bì. Khi bệnh tình ở giai đoạn nhẹ hoặc vừa mới khởi phát hay các tổn thương chỉ xuất hiện một vài vị trí nhỏ thì có thể dùng cồn để điều trị.
Cồn là một loại dung dịch được biết đến để sát trùng và làm sạch vết thương ngoài da trong y tế. Bên cạnh đó, cồn cũng được sử dụng để loại bỏ các vi khuẩn hay vi nấm gây viêm nhiễm sinh bệnh ngoài da. Trong một số tài liệu mới đây cho biết, trong cồn có chứa một hàm lượng nhỏ iod và các thành phần hoạt chất khác. Điển hình là acid salicylic và acid benzoic. Nhờ đó mà chúng có thể gia tăng khả năng oxy hóa enzyme, đồng thời, loại bỏ các vi khuẩn, vi nấm và cả ký sinh trùng cái ghẻ bám trên da.
Việc chọn đúng loại cồn y tế và sử dụng đúng cách có thể giúp người bệnh kiểm soát tốt các triệu chứng của bệnh ghẻ. Không cũng vậy, chúng còn giúp hạn chế tối đa các tình trạng gia tăng bội nhiễm tại vị trí bị tổn thương. Thông thường, cồn được sử dụng để chữa bệnh ghẻ là sản phẩm dưới 5% vì dùng nồng độ cồn quá cao sẽ dễ bị bay hơi và kích ứng da bị khô.
Tham khảo thêm: Ghẻ lở là gì? Cách nhận biết, phân biệt và điều trị
Hướng dẫn chữa ghẻ bằng cồn đúng cách tại nhà
Dùng cồn chữa bệnh ghẻ ngoài da là mẹo vặt dân gian hữu ích. Các thành phần có trong cồn sẽ tấn công và tiêu diệt ký sinh trùng cái ghẻ và tiêu diệt luôn cả trứng của chúng. Để phương pháp đạt được hiệu quả khả quan, người bệnh cần thực hiện thường xuyên mỗi ngày theo các bước sau:
1. Lựa chọn cồn y tế phù hợp
Trên thị trường hiện nay xuất hiện không ít các loại cồn với công dụng sát khuẩn. Cồn được sử dụng phổ biến là loại cồn etylic với nồng độ 70 và 90. Các chuyên gia còn cho biết, các loại cồn này chỉ có tác dụng làm sạch da và vết thương nhưng ít có tác loại bỏ nấm gây hại. Chính vì thế, cồn etylic có nồng độ 70 – 90 sẽ không đáp ứng được nhu cầu chữa bệnh ghẻ.
Thay vào đó, người bệnh nên tìm đến loại cồn chứa iod. Loại cồn này sẽ có công dụng loại bỏ các bào tử nấm và ký sinh trùng gây hại cho da. Nhờ đó là kiểm soát hiệu quả các triệu chứng của bệnh ghẻ. Tuy nhiên, người bệnh nên lựa chọn loại cồn có nồng độ iod dưới 5%, đó có thể là cồn có nồng độ iod 2% là loại phổ biến nhất. Bởi vì, việc sử dụng nồng độ cồn cao sẽ khiến da dễ bị thương hơn, đôi khi có thể bị nhiễm độc.
2. Các bước cơ thể rửa vết thương da bị ghẻ bằng cồn
Người bệnh có thể đổ trực tiếp dung dịch cồn lên trên bề mặt da bị ghẻ cần điều trị. Cách thực hiện này rất đơn giản và không tốn quá nhiều khó khăn. Đối với các làn da nhạy cảm, bạn có thể sử dụng bông gòn để chấm lượng dung dịch cồn vừa đủ. Tốt nhất, người bệnh nên thực hiện theo các bước sau;
- Vệ sinh sạch sẽ vùng da cần được điều trị bằng nước lã, tốt hơn nếu sử dụng nước muối sinh lý. Sau đó, dùng khăn mềm để lau thấm hết nước;
- Dùng bông y tế nhúng lấy một lượng dung dịch cồn vừa đủ rồi thoa lên bề mặt da;
- Để yên cho cồn khô rồi rửa lại bằng nước lã;
- Có thể áp dụng chừng 1 – 2 lần/ ngày. Trong quá trình sử dụng, người bệnh cần theo dõi quá trình làm lành vết thương.
Tham khảo thêm: Ghẻ ruồi là bệnh gì? Nguy hiểm không? Cách điều trị
Dùng cồn chữa bệnh ghẻ có thực sự hiệu quả?
Dùng cồn đúng cách và không lạm dụng sẽ mang lại hiệu quả tốt trong việc điều trị bệnh ghẻ. Tuy nhiên, cách làm này chỉ phù hợp cho các trường hợp vùng da bị tổn thương chưa bị viêm nhiễm nặng, chỉ xuất hiện vài mụn nước nhỏ.
Đối với các trường hợp có vết thương lan rộng, ngoài việc sử dụng cồn để vệ sinh bên ngoài, người bệnh nên sử dụng thêm một số loại thuốc bôi khác được bác sĩ chỉ định để bổ trợ cho việc điều trị. Đồng thời, chủ động thăm khám hoặc soi da để biết chính xác tình trạng sức khỏe, từ đó có biện pháp điều trị tích cực.
Bên cạnh đó, đối với từng đối tượng cụ thể thì thời gian để mẹo dùng cồn chữa bệnh ghẻ phát huy tác dụng khác nhau. Hiệu quả của việc điều trị còn bị phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau. Nhất là loại cồn sử dụng và khả năng đáp ứng chữa lành các tổn thương ngoài da.
Trong một số khảo sát mới đây cho thấy, nếu bệnh tình ở giai đoạn nhẹ, tổn thương chỉ xuất hiện ở một vài vị trí thì chỉ cần khoảng 4 – 6 tuần để điều trị. Trong khi đó, các trường hợp tổn thương trên nhiều vị trí khác nhau thì cần phải 2 – 4 tháng mới có thể lành hẳn.
Một số lưu ý khi chữa ghẻ bằng cồn tại nhà
Trong quá trình sử dụng cồn để chữa ghẻ tại nhà, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau để gia tăng công dụng cũng như phòng tránh một số rủi ro có thể xảy ra:
- Tuyệt đối không nên lạm dụng cồn bôi quá nhiều lần trong ngày lên các vùng da bị ghẻ. Việc bôi quá nhiều có thể gây tổn thương cho da và khiến vết thương càng trở nên nghiêm trọng hơn;
- Tuyệt đối không bôi cồn lên vùng da bị lở loét sâu. Bởi vì, các thành phần trong cồn không chỉ tiêu diệt ký sinh trùng hay vi khuẩn gây bệnh ghẻ mà còn loại bỏ cả bạch cầu và tiểu cầu. Từ đó khiến cơn ngứa càng gia tăng và khu vực bị tổn thương lâu lành hơn;
- Nên mua cồn tại cửa hàng uy tín để tránh mua hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng. Đồng thời, kiểm tra hạn sử dụng và chất lượng sản phẩm trước khi sử dụng. Không dùng sản phẩm đã quá hạn sử dụng hoặc có dấu hiệu hư hỏng;
- Trước khi bôi cồn, cần vệ sinh vùng da bị ghẻ sạch sẽ bằng nước mát hoặc nước ấm rồi dùng khăn bông sạch để lâu khô;
- Luôn giữ cho cơ thể ở trạng thái sạch sẽ thông qua việc tắm rửa mỗi ngày và hạn chế tiếp xúc với các nguồn bệnh;
- Tuyệt đối không tự ý phá vỡ các mụn nước bằng kim hay các vật nhọn. Việc xử lý không đúng cách sẽ làm cho tình trạng viêm nhiễm càng trở nên nghiêm trọng hơn, thậm chí lan rộng sang các vùng da lành khác;
- Tránh gãi hay cọ xát quá mạnh lên vùng da bị tổn thương do bệnh ghẻ gây ra. Việc gãi quá mạnh sẽ khiến da bị trầy xước và tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn gây hại xâm nhập và gia tăng tình trạng viêm nhiễm;
- Thường xuyên giặt giũ quần áo, chăn mền, khăn tắm. Nên phơi dưới ánh nắng mặt trời hoặc ngâm nước nóng trước khi sử dụng;
- Ăn uống đầy đủ dưỡng chất để tăng sức đề kháng chống chọi bệnh tật. Đồng thời, hạn chế ăn các thực phẩm cơ thể bị dị ứng, thực phẩm nhiều gia vị, thực phẩm chứa nhiều chất kích thích,…;
- Thăm khám da liễu tại các trung tâm y tế uy tín để được hướng dẫn cách trị bệnh và phòng bệnh một cách hiệu quả.
Dùng cồn đúng cách có thể hỗ trợ tốt trong việc chữa lành các tổn thương do bệnh ghẻ gây ra và phòng tránh tình trạng lây lan cho các đối tượng khác. Tuy nhiên, đây chỉ là phương pháp hỗ trợ cho quá trình điều trị và không có tác dụng điều trị nguyên căn, đặc biệt chỉ phù hợp cho các trường hợp nhẹ. Tốt nhất, bạn nên kết hợp với phương pháp điều trị khác để đẩy nhanh tác dụng, đồng thời, chủ động thăm khám để biết chính xác tình trạng sức khỏe.
Có thể bạn quan tâm
- Chữa ghẻ bằng nước muối – Hết ngứa cực nhanh
- Ghẻ nước có lây không? Qua những đường nào?
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!