Chữa ghẻ bằng nước muối – Hết ngứa cực nhanh
Chữa ghẻ bằng nước muối là một trong những cách loại bỏ cơn ngứa ngáy, đau rát khó chịu được phần đông người bệnh áp dụng. Với bản chất kháng khuẩn, chống viêm, muối giúp ức chế vi khuẩn và ngăn chặn sự sinh sôi của ký sinh trùng cái ghẻ. Không những vậy, phương pháp điều trị này được đánh giá khá cao về mặt hiệu quả cũng như sự an toàn. Hãy tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm thông tin.
Có nên dùng nước muối bệnh ghẻ hay không?
Ghẻ là một trong những bệnh ngoài da thường gặp ở mọi đối tượng. Nguyên nhân gây bệnh là do sự xâm nhập của ký sinh trùng cái ghẻ bám trên da, gặp điều kiện thuận lợi sẽ phát triển và đẻ trứng. Bên cạnh đó, yếu tố thời tiết và chế độ vệ sinh không đúng cách cũng có thể khiến tình trạng viêm nhiễm càng trở nên nghiêm trọng hơn.
Biểu hiện đặc trưng ở bệnh ghẻ là trên da xuất hiện các mụn nước có kích thước nhỏ gây sưng tấy và kèm những cơn ngứa rát khó chịu. Hơn thế nữa, việc gãi càng mạnh không chỉ không vơi đi cơn ngứa mà còn khiến cơn ngứa bùng phát dữ dội hơn và tình trạng da bị sưng tấy đỏ hơn.
Để khắc phục các triệu chứng này, bạn có thể tìm đến phương pháp chữa ghẻ bằng nước muối. Đây là một trong những cách làm ngứa và sưng tấy đơn giản nhưng không kém phần hiệu nghiệm.
Với bản chất sát trùng, kháng khuẩn và chống viêm, muối có tác dụng ức chế sự phát triển và sinh sôi của ký sinh trùng cái ghẻ hay các mầm bệnh khác. Bên cạnh đó, muối còn giúp ngăn chặn tình trạng nhiễm trùng nặng và mang lại một làn da sáng khỏe.
Đặc biệt hơn, một số khoáng chất khác có trong muối như kẽm, clo, canxi, natri, vitamin A, vitamin E,… còn giúp kích thích, phục hồi làn da bị tổn thương và tái tạo tế bào da mới.
Hướng dẫn cách chữa ghẻ bằng nước muối
Chữa ghẻ bằng nước muối là một trong những phương pháp điều trị rất an toàn, dễ thực hiện, không gây tác dụng phụ và đặc biệt là thích hợp cho mọi lứa tuổi. Việc áp dụng kiên trì và đúng cách, bạn có thể cảm nhận sự thay đổi sau một thời gian. Dưới đây là một số công thức dùng muối chữa bệnh ghẻ cụ thể, người bệnh có thể tham khảo:
Tham khảo thêm: 5 biện pháp tự nhiên điều trị bệnh ghẻ tại nhà
1. Vệ sinh vùng da bị ghẻ bằng nước muối loãng
Là một trong những cách trị ghẻ đơn giản nhất và mất không quá nhiều thời gian cũng như không mất nhiều tiền bạc. Dùng nước muối pha loãng vệ sinh vùng da bị tổn thương do ghẻ sẽ giúp sát trùng và giảm ngứa ngáy, đồng thời, ngăn chặn tình trạng nhiễm trùng.
Bên cạnh đó, nước muối loãng còn có tác dụng ức chế sự sinh sôi của ký sinh trùng cái ghẻ. Từ đó ngăn ngừa sự tổn thương lan rộng.
– Hướng dẫn thực hiện:
- Chuẩn bị 100g muối tinh và bông y tế;
- Hòa hết phần muối trong 500ml nước lọc;
- Vệ sinh sạch sẽ vùng da bị ghẻ bằng nước mát và dùng khăn bông lau khô;
- Sau đó, dùng bông y tế thấm lấy nước muối loãng rồi bấm nhẹ lên vùng da bị tổn thương;
- Sau khi khô, tiếp tục chấm thêm vài ba lần, để yên và sau cùng vệ sinh lại bằng nước lã;
- Áp dụng đều đặn mỗi ngày để có thể mang lại hiệu quả tốt.
2. Ngâm vùng da bị tổn thương do bệnh ghẻ trong nước muối ấm
Ngâm tay chân bị ghẻ nước trong nước muối ấm cũng chính là cách chữa mà nhiều người bệnh quan tâm và áp dụng thành công. Khi đó, các dưỡng chất có trong muối vừa có tác dụng loại bỏ tác nhân gây hại vừa giúp làm sạch da, mang lại cảm giác săn chắc.
– Hướng dẫn thực hiện:
- Hòa một lượng muối vừa đủ vào trong chậu nước ấm;
- Khuấy nhẹ để muối tan hết rồi dùng để ngâm tay chân bị ghẻ;
- Mỗi lần ngâm chỉ kéo dài tối đa 15 phút, sau đó, có thể rửa lại bằng nước mát và dùng khăn bông lau khô;
- Áp dụng mỗi ngày và kiên trì trong nhiều ngày liền sẽ cảm thấy sự thay đổi.
Tham khảo thêm: Các thuốc đặc trị ghẻ ngứa ở trẻ em – An toàn, hiệu quả
3. Tắm nước muối giúp trị ghẻ nhanh chóng
Đối với các đối tượng bị ghẻ lan rộng trên nhiều vùng da khác nhau thì hai công thức trên hoàn toàn sẽ khiến bạn gặp không ít khó khăn trong việc thực hiện, nhất là mất nhiều thời gian. Lúc này, biện pháp tắm nước muối là sự lựa chọn tốt nhất. Cách làm này vừa giúp cải thiện tình trạng viêm nhiễm, vừa giúp làm sạch cơ thể và mang lại một làn da chắc khỏe.
– Hướng dẫn thực hiện:
- Chuẩn bị một thau nước ấm lớn, nếu có điều kiện bạn có thể chuẩn bị bồn tắm;
- Thêm khoảng 4 – 5 thìa cà phê muối tinh, khuấy nhẹ để muối tan hết;
- Dùng nước vừa được chuẩn bị để ngâm mình và tắm trong khoảng 10 phút. Trong quá trình tắm, có thể dùng tay kỳ cọ nhẹ lên vùng da bị ghẻ;
- Tắm lại thêm lần nước lã để tránh bị bết da;
- Thực hiện kiên trì cho đến khi bệnh tình thuyên giảm hoàn toàn.
4. Kết hợp muối với các loại thảo dược khác giúp trị ghẻ
Mặc dù muối được đánh giá cao trong việc làm giảm các triệu chứng của bệnh ghẻ gây ra nhưng sẽ mang tại tác dụng tốt hơn nếu kết hợp với một số thảo dược khác. Thông thường, để trị bệnh ghẻ, dân gian thường kết hợp muối cùng với lá mướp và lá trầu không.
– Chữa ghẻ bằng muối và lá mướp
Trong một số tài liệu nghiên cứu khoa học mới đây cho biết, trong lá mướp có chứa nhiều thành phần hoạt chất có tác dụng sát khuẩn và chống viêm. Đặc biệt hơn, loại lá cây này có giúp hạn chế sự phát triển và lây lan của một số vi khuẩn hay ký sinh trùng cái ghẻ. Khi kết hợp lá mướp với muối tinh thì hiệu quả của việc điều trị được nâng cao. Do đó, các đối tượng bị ghẻ không nên bỏ qua sự kết hợp này.
– Hướng dẫn thực hiện:
- Chuẩn bị 5 lá mướp tươi và một lượng muối tinh sạch;
- Đem lá mướp rửa sạch qua nhiều lần nước để loại bỏ bụi bẩn và tạp chất, sau đó vớt ra để ráo;
- Thái lá mướp thành từng đoạn nhỏ rồi cho vào cối và tiến hành giã nhuyễn cùng với thìa muối tinh;
- Vệ sinh sạch sẽ vùng da bị ghẻ nước bằng nước muối pha loãng và dùng khăn bông lau khô nước;
- Đắp một lượng hỗn hợp lá mướp và muối vừa đủ trực tiếp lên da, sau đó chà xát nhẹ nhàng khoảng 4 – 5 phút;
- Cuối cùng, rửa lại với nước mát;
- Thực hiện 2 – 3 lần/ ngày tùy theo mức độ. Kiên trì cho đến khi bệnh tình thuyên giảm hoàn toàn.
– Muối và lá trầu không giúp trị ghẻ
Lá trầu không cũng được biết đến là loại thảo dược có nhiều công dụng chữa bệnh ngoài da, trong đó có cả bệnh ghẻ. Do đó, việc kết hợp giữa lá trầu không và muối sẽ giúp gia tăng công dụng lên gấp đôi.
Trong lá trầu không có chứa lượng lớn tinh dầu mang nhiều thành phần hoạt chất có tác dụng ức chế hoạt động và sự sinh sôi của ký sinh trùng cái ghẻ. Có thể kể đến như: betel – phenol, estragol, methyl eugenol, allylcatechol,…
Hơn thế nữa, thành phần hoạt chất tanin có trong lá trầu không còn gióp chữa lành các tổn thương ngoài da, đồng thời giúp làm săn da.
– Hướng dẫn thực hiện:
- Chuẩn bị khoảng 3 – 4 lá trầu không tươi cùng với một ít muối tinh;
- Thái lá trầu không đã được làm sạch thành các đoạn nhỏ rồi cho vào cối;
- Thêm một lượng muối tinh vừa đủ và tiến hành giã nát;
- Vệ sinh vùng da bị ghẻ bằng nước muối pha loãng rồi đắp một lượng hỗn hợp vừa chuẩn bị trực tiếp lên da;
- Chà xát nhẹ nhàng để các dưỡng chất thấm sâu rồi để yên thêm 5 phút và rửa lại bằng nước mát;
- Thực hiện mỗi ngày và liên tục trong nhiều ngày liền nếu mong muốn bệnh tình thuyên giảm.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng bộ đôi lá trầu không và muối để nấu nước ngâm rửa hoặc để tắm. Lưu ý, bạn cũng không nhất thiết phải tắm lại bằng nhiều nước thường để loại bỏ mùi hăng bám trên da. Mùi hăng này xuất phát từ phần tinh dầu của lá trầu không và hoàn toàn không gây kích ích da.
Tham khảo thêm: Cách chữa ghẻ nước bằng lá trầu không ngay tại nhà
Chữa ghẻ bằng nước muối cần lưu ý những gì?
Xuyên suốt quá trình sử dụng muối để chữa bệnh ghẻ hay các bệnh ngoài da khác, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau để phòng tránh một số rủi ro cũng như gia tăng công dụng:
- Muối được sử dụng để chữa bệnh ghẻ là muối biển sạch, không pha lẫn tạp chất hay bất kỳ chất phụ gia nào. Bởi vì, những loại muối này có thể khiến bệnh ghẻ càng lây lan nhanh và dễ trở nên nghiêm trọng hơn;
- Đối với phương pháp dùng muối chà xát trực tiếp lên da, bạn cần đánh tan muối thành bột mịn rồi mới dùng để chà xát. Điều này giúp bạn phòng tránh một số trường hợp muối to gây trầy xước hay làm vỡ mụn nước dẫn tới nhiễm khuẩn;
- Mỗi lần sử dụng, bạn không nên dùng quá nhiều muỗi mà chỉ dùng ở liều lượng vừa đủ. Đồng thời, không nên pha quá đặc bởi nước muối đặc có thể khiến cho vùng da ghẻ có cảm giác bị xót và rát khó chịu;
- Chữa ghẻ nước bằng muối chỉ là biện pháp bổ trợ cho việc điều trị bệnh và không có tác dụng loại bỏ nguyên căn. Điều này đồng nghĩa với việc, các trường mắc bệnh ghẻ ở giai nhẹ hoàn toàn có thể áp dụng mẹo vặt này để làm giảm cơn ngứa ngáy khó chịu. Đối với các trường hợp da bị nhiễm trùng nặng, bên cạnh việc vệ sinh bằng nước muối thì người bệnh cũng cần điều trị theo phác đồ của bác sĩ chuyên khoa;
- Trong quá trình điều trị bệnh ghẻ bằng nước muối bạn cần chú ý đến những sự thay đổi trên da. Khi có bất kỳ triệu chứng bất thường nào thì phải có các biện pháp can thiệp kịp thời để tránh lan rộng;
- Hiệu quả đạt được ở mỗi đối tượng là khác nhau. Do đó không thể khẳng định mọi đối tượng áp dụng kiên trì đều đặt được hiệu quả như nhau;
- Chủ động thăm khám da liễu nếu tình trạng viêm nhiễm do bệnh ghẻ gây ra ở mức độ nặng và không có dấu hiệu thuyên giảm sau một thời gian áp dụng kiến trì.
Bên cạnh những vấn đề đã được đề cập đến, người bệnh cũng cần lưu ý đến chế độ chăm sóc da, chế độ ăn uống và lối sinh hoạt hằng ngày. Bởi vì, những yếu tố này cũng tác động không hề nhỏ đến quá trình khôi phục sức khỏe. Dưới đây là một số lưu ý cụ thể:
- Sử dụng nguồn nước sạch để vệ sinh cá nhân, đồng thời xử lý nguồn nước nếu có dấu hiệu bị ô nhiễm;
- Không tự ý dùng kim hay các vật nhọn làm vỡ mụn nước nếu không biết cách thực hiện. Khi mụn nước bị vỡ nhưng không biết cách xử lý có thể khiến vùng da bị tổn thương lan rộng sang các vùng lân cận hay lân cho người khác;
- Không nên gãi mạnh lên vùng da bị ghẻ nước. Việc gãi quá mạnh có thể khiến da bị trầy xước và vỡ mủ. Lúc này, tạo môi trường thuận lợi cho mầm bệnh phát triển dẫn đến viêm nhiễm nghiêm trọng hơn;
- Không nên dùng chung một số vật dụng cá nhân với người khỏe mạnh để phòng lây bệnh;
- Cần phải giặt giữ kỹ chăn màn, quần áo, nên phơi khô trước khi sử dụng để tránh ký sinh trùng ghẻ cái có cơ hội để trứng nhiều;
- Giữ gìn vệ sinh cá nhân thông qua việc tắm rửa hay vệ sinh cá nhân mỗi ngày, thay quần áo mới;
- Tăng cường bổ sung cho cơ thể các thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất thiết yếu, nhất là các loại thực phẩm không gây kích ứng da. Hạn chế ăn các thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng và các chất kích thích khác;
- Nếu sau quá trình chữa ghẻ bằng nước muối mà vẫn thấy ghẻ lan rộng sang các vùng da khác hay không có dấu hiệu thuyên giảm thì bạn nên tạm ngưng sử dụng. Bởi vì, lúc này bệnh ghẻ đã trở nặng. Tốt nhất, bạn nên tìm gặp bác sĩ chuyên khoa để được hỗ trợ.
Qua những thông tin được chia sẻ trong bài viết hy vọng sẽ giúp ích cho các đối tượng bị bệnh ghẻ biết thêm một cách giảm ngứa cũng như phòng tránh tình trạng bị viêm nhiễm nặng. Việc áp dụng đúng cách và kiên trì sẽ giúp bạn nhanh chóng tìm lại một làn da sáng khỏe và không bị sưng tấy. Song song, bạn cũng cần lưu ý đến việc bảo vệ làn da bị tổn thương khỏi các tác nhân gây hại.
Có thể bạn quan tâm
- Tổng quan về bệnh ghẻ ở trẻ sơ sinh và hướng điều trị
- Bệnh ghẻ chàm hóa và cách điều trị
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!