Chứng đau ruột thừa kéo dài trong thời gian bao lâu?
Khi ruột thừa bị viêm, bạn sẽ cảm thấy đau quặn bụng phải. Đau ruột thừa không thể tự khỏi. Như vậy, cơn đau ruột thừa thường sẽ kéo dài trong thời gian bao lâu?. Cơn đau ruột thừa sẽ kéo dài trong vòng 48 tiếng. Nếu không kịp thời cắt bỏ, ruột thừa sưng viêm sẽ bị vỡ ra, gây nguy hiểm đến tính mạng.
Đau ruột thừa kéo dài trong thời gian bao lâu?
Khi ruột thừa bị sưng viêm, bụng của bạn sẽ bị đau buốt khó chịu. Cơn đau ấy thường được gọi là “đau ruột thừa”.
Ban đầu, cơn đau sẽ xuất hiện ở khu vực rốn, sau đó lan dần về phía bụng phải. Cơn đau mỗi lúc sẽ nặng hơn, không có dấu hiệu thuyên giảm.
Cách duy nhất để loại bỏ cơn đau và chữa trị viêm ruột thừa đó là phẫu thuật cắt bỏ. Không nên để tình trạng đau diễn ra quá lâu. Nếu không cắt bỏ kịp thời, ruột thừa sẽ bị vỡ trong khoang bụng.
Đau ruột thừa thường diễn ra trong vòng 48 tiếng, từ lúc phát đau đến khi ruột bị vỡ.
Nếu để ruột thừa sưng viêm đến mức vỡ, bệnh nhân sẽ đối mặt với nhiều hậu quả khôn lường, thậm chí nguy hại đến tính mạng.
Một số triệu chứng nhận biết viêm ruột thừa khác
Đau bụng phải là một trong những cách để xác định xem cơn đau ấy có phải do viêm ruột thừa hay không. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều triệu chứng khác xuất hiện cùng một lúc, nếu bạn bị viêm ruột thừa. Cụ thể:
- Sốt nhẹ;
- Buồn nôn và nôn nhiều;
- Ăn không ngon miệng;
- Táo bón;
- Tiêu chảy;
- Khó thở.
Nếu thấy cơ thể xuất hiện những dấu hiệu trên, bệnh nhân cần đến bệnh viện để được chữa trị kịp thời.
Các bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật cắt bỏ phần ruột thừa bị sưng viêm. Lưu ý, hệ thống tiêu hóa của bạn vẫn hoạt động bình thường nếu không có ruột thừa.
Các phương pháp phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa hiện nay
1. Phương pháp mổ thường
Mổ thường (mổ hở) là phương pháp phẫu thuật đơn giản. Bác sĩ sẽ dùng các dụng cụ mổ và làm việc trực tiếp với khoang bụng bệnh nhân.
Bác sĩ sẽ vạch một đường mổ dài ở bụng phải. Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành cắt bỏ phần ruột thừa bị viêm. Ruột thừa là một ống hẹp, dài khoảng 10cm. Nó có hình dạng như con giun.
Sau khi cắt bỏ và vệ sinh khoang bụng, bác sĩ sẽ khâu vết mổ bằng chỉ y khoa.
Ưu điểm của phương pháp mổ thường đó là nhanh chóng, dễ dàng thực hiện.
Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này đó là vết mổ dài, thời gian lành sẽ lâu. Bên cạnh đó, vết sẹo để lại sẽ dài và mất thẩm mỹ.
2. Phương pháp mổ nội soi
Phương pháp mổ nội soi là một bước đi mới của phẫu thuật ngoại khoa nói chung. Phương pháp này có thể áp dụng cho việc mổ ruột thừa.
Các bác sĩ chỉ rạch một đường mổ nhỏ trên bụng bệnh nhân. Sau đó, họ đưa một chiếc ống nội soi vào bụng. Ống nội soi sẽ có đèn chiếu và camera. Bác sĩ sẽ quan sát mọi thứ diễn ra trong khoang bụng bằng màn hình chiếu rộng lớn. Điều đó sẽ giúp họ dễ dàng điều khiển các dụng cụ mổ như dao, kéo,… một cách dễ dàng hơn.
Ưu điểm của phương pháp mổ nội soi là:
- Vết mổ nhỏ, thời gian lành sẹo nhanh hơn;
- Có thể xuất viện sớm;
- Phù hợp với người cao tuổi, người bị tiểu đường,…
Tuy nhiên, nếu tình trạng ruột thừa sưng nghiêm trọng, bác sĩ buộc phải mổ thường để cắt bỏ dễ dàng hơn.
Lời khuyên hậu phẫu thuật
Sau khi mổ ruột thừa xong, bệnh nhân sẽ được bác sĩ cho lời khuyên và hướng dẫn cách chăm sóc vết mổ hợp lý. Thời gian lành và bình phục sẽ rất nhanh. Tuy nhiên, điều ấy còn tùy thuộc vào sự chăm sóc, chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt của người bệnh.
1. Chế độ dinh dưỡng
Bệnh nhân cần cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể sau phẫu thuật.
Tuy nhiên, không phải loại thức ăn nào cũng phù hợp với hệ thống tiêu hóa vào thời điểm này.
Bệnh nhân nên ăn các loại thực phẩm mềm, dễ nuốt như cơm nhão, cháo, súp, canh, bún, hủ tiếu, nui,…
Bệnh nhân nên ăn các loại thực phẩm giàu các beta-caroten như cà rốt, bí đỏ, khoai lang,… để vết thương mau lành.
Đặc biệt, bệnh nhân cần bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, đậu,… Điều này giúp cho tiêu hóa tốt, không bị tiêu chảy và thời gian hồi phục nhanh.
Lưu ý, trong thời gian vừa phẫu thuật xong, bệnh nhân nên tránh ăn rau muống.
Bệnh nhân nên ăn nhiều các loại thực phẩm giàu vitamin C như trái cây,… Các loại thực phẩm dễ tiêu hóa, có ích cho tiêu hóa: sữa chua, khoai tây nghiền,…
Ngoài ra, các loại cá biển giàu omega-3 cũng là một lựa chọn tuyệt vời cho người vừa mổ ruột thừa.
2. Sinh hoạt thường ngày
Bệnh nhân cần có chế độ sinh hoạt, lao động và nghỉ ngơi hợp lý. Tốt nhất, bệnh nhân không được phép lao động nặng, lao động quá sức trong vòng 1 tháng.
Từ 2 đến 3 tuần sau khi mổ ruột thừa, bệnh nhân có thể đi dạo nhẹ nhàng để cơ thể được tuần hoàn máu.
Bệnh nhân không nên dùng các chất kích thích như thuốc lá, cà phê, rượu bia,…
Trong thời gian này, bệnh nhân cần giữ tinh thần lạc quan, tránh buồn phiền, lo âu.
3. Một số rủi ro bạn nên biết
Mổ ruột thừa là một ca phẫu thuật lành tính, an toàn, không gây ra những biến chứng nguy hại. Tuy nhiên, bệnh nhân cũng có thể phải đối mặt với một số rủi ro như: mất nhiều máu trong quá trình phẫu thuật, nhiễm trùng, tổn thương một số cơ quan lân cận,…
4. Khi nào thì nên đến gặp bác sĩ?
Nếu chỉ khâu vết thương của bạn là loại không thể tự tiêu, bạn nên đến gặp bác sĩ để thực hiện thủ thuật cắt chỉ. Bác sĩ sẽ có những dặn dò và hẹn bạn đến tái khám, cắt chỉ sau khi phẫu thuật.
Ngoài ra, nếu cơ thể xuất hiện những triệu chứng lạ, bạn nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt. Một số triệu chứng cảnh báo điều bất ổn như:
- Đỏ và sưng xung quanh vết mổ;
- Sốt trên 38°C;
- Ớn lạnh;
- Buồn nôn và nôn;
- Ăn không ngon miệng;
- Co thắt dạ dày;
- Tiêu chảy hoặc táo bón kéo dài hơn hai ngày.
Lưu ý, trên đây không bao gồm những triệu chứng báo hiệu những điều bất ổn bạn sẽ gặp phải. Nếu có những dấu hiệu bất thường nào, bạn nên khai báo cho bác sĩ ngay để có biện pháp xử lý kịp thời, thích hợp.
Có thể bạn quan tâm:
- Đau ruột thừa nên ăn gì và kiêng gì? Chuyên gia tư vấn
- Đau ruột thừa ở trẻ em: Dấu hiệu và cách xử lý, điều trị
Nội dung bài viết chỉ có tính chất tham khảo. ThuocDanToc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!