Mổ ruột thừa và những điều bạn nên biết trước khi phẫu thuật

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Mổ ruột thừa hay còn gọi là phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa. Đây là thủ thuật đơn giản và khá phổ biến, thường được chỉ định với bệnh nhân bị viêm ruột thừa.

phẫu thuật viêm ruột thừa
Những thông tin cần biết về phẫu thuật viêm ruột thừa

Những thông tin về phương pháp mổ ruột thừa

Ruột thừa là túi nhỏ gắn với đại tràng, nằm ở hông bên phải. Ruột thừa được xem là cơ quan không cần thiết đối với hoạt động của hệ tiêu hóa.

Tuy nhiên cơ quan này lại là nơi tích trữ vi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa. Khi bạn bị tiêu chảy nặng, số lượng lợi khuẩn giảm nhanh chóng, ruột thừa sẽ cung cấp lợi khuẩn để cân bằng đường ruột.

1. Mổ ruột thừa là gì?

Mổ ruột thừa hay còn gọi là phẫu thuật ruột thừa. Phương pháp này được thực hiện để cắt bỏ ruột thừa bị sưng viêm.

Khi ruột thừa bị viêm, vi khuẩn có thể tích tụ tại cơ quan này, hình thành mủ và gây nhiễm trùng. Tình trạng này gây ra cơn đau dữ dội ở bụng phải, nhất là khi bạn vận động mạnh, ho hoặc thay đổi tư thế đột ngột.

2. Khi nào cần mổ ruột thừa ?

Hầu hết bệnh nhân viêm ruột thừa đều được chỉ định phẫu thuật. Đây không phải là cơ quan cần thiết đối với cơ thể, vì vậy bác sĩ luôn khuyến khích bệnh nhân thực hiện cắt bỏ để tránh tình trạng ruột thừa vỡ và giải phóng các vi khuẩn nguy hiểm vào khoang bụng.

khi nào cần mổ ruột thừa
Mổ ruột thừa được thực hiện khi ruột thừa bị viêm sưng nghiêm trọng

Tình trạng này không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn đe dọa tính mạng của người bệnh. Do đó, ruột thừa thường được cắt bỏ để giảm thiểu rủi ro này.

Trong một số trường hợp, bệnh nhân quyết định cắt bỏ ruột thừa khỏe mạnh để phòng ngừa viêm ruột thừa.

3. Rủi ro khi thực hiện phẫu thuật mổ ruột thừa

Phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa là thủ tục khá đơn giản và phổ biến. Tuy nhiên bất cứ cuộc phẫu thuật nào cũng tiềm ẩn những rủi ro.

Rủi ro bạn có thể gặp phải khi mổ ruột thừa, bao gồm:

  • Chảy máu
  • Nhiễm trùng
  • Tắc ruột
  • Tổn thương lên các cơ quan lân cận

Các biến chứng này có thể kiểm soát và khắc phục hoàn toàn. Sau phẫu thuật, bạn cần chăm sóc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ đồng thời chú ý những biểu hiện của cơ thể.

Nếu nhận thấy cơn đau âm ỉ hoặc dữ dội kéo dài nhiều ngày, sốt, nôn mửa liên tục,… bạn nên đến bệnh viện để được chẩn đoán.

Chuẩn bị trước khi thực hiện mổ ruột thừa

Bạn cần nhịn ăn và uống ít nhất 8 giờ trước khi thực hiện cắt ruột thừa.

Hoạt động của một số loại thuốc có thể ảnh hưởng đến quá trình phẫu thuật. Vì vậy bạn nên thông báo với bác sĩ những loại thuốc mình đang sử dụng để được cân nhắc về rủi ro có thể xảy ra.

quy trình phẫu thuật viêm ruột thừa
Thông báo với bác sĩ những loại thuốc bạn đang sử dụng trước khi cắt bỏ ruột thừa

Ngoài ra, bạn nên trình bày với bác sĩ nếu thuộc những trường hợp sau:

  • Đang mang thai
  • Có tiền sử rối loạn chảy máu
  • Dị ứng và mẫn cảm với một số loại thuốc gây mê

Khi thực hiện phẫu thuật, bạn sẽ được gây mê toàn thân trong vài giờ đồng hồ. Do đó, bạn nên nhờ người thân chăm sóc.

Để chắc rằng bạn không gặp vấn đề về nhiễm trùng, bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm máu. Trong trường hợp có dấu hiệu nhiễm trùng, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn điều trị dứt điểm trước khi mổ ruột thừa.

Phẫu thuật cắt ruột thừa

Có hai loại phẫu thuật ruột thừa phổ biến: mổ mở (mổ truyền thống) và nội soi. Bác sĩ sẽ chỉ định loại phẫu thuật phù hợp vào mức độ nghiêm trọng của viêm ruột thừa, tình trạng sức khỏe và độ tuổi của bệnh nhân.

Phẫu thuật mở

Sau khi gây mê toàn thân, bác sĩ sẽ rạch một đường ở phía dưới bụng phải. Sau đó sẽ tiến hành cắt bỏ ruột thừa và khâu vết thương bằng chỉ. Thủ thuật này cho phép bác sĩ làm sạch khoang bụng nếu ruột thừa bị vỡ trước khi phẫu thuật.

Mổ mở thường được chỉ định với trường hợp ruột thừa bị vỡ và nhiễm trùng đã lan sang cơ quan khác. Đây cũng là lựa chọn ưu tiên với bệnh nhân đã từng thực hiện phẫu thuật ở bụng.

Phẫu thuật nội soi

Khác với mổ mở, thủ thuật nội soi tiếp cận ruột thừa với vết mổ nhỏ ở bụng. Tại vết mổ này, ống nội soi sẽ được đưa vào bên trong.

Ống nội soi làm phồng bụng bằng carbon dioxide. Bác sĩ sẽ quan sát ruột thừa bằng camera nhỏ và tiến hành cắt bỏ ruột thừa.

Phẫu thuật nội soi thường được chỉ định cho bệnh nhân cao tuổi và người thừa cân. Vì vết mổ được thực hiện có phạm vi nhỏ nên thủ thuật này ít gây ra những biến chứng nguy hiểm và thời gian phục hồi cũng ngắn hơn so với mổ mở.

Sau khi thực hiện phẫu thuật cắt ruột thừa

Sau khi cắt bỏ ruột thừa bạn sẽ được theo dõi vài giờ trước khi xuất viện. Bác sĩ sẽ kiểm soát hơi thở và nhịp tim để kịp thời phát hiện những dấu hiệu bất thường.

Nếu bạn chưa đủ điều kiện xuất viện, bác sĩ có thể yêu cầu bạn nằm lại bệnh viện trong 1 – 2 ngày.

Vết mổ ở vùng bụng bên phải có thể bị đau nhức và kéo dài âm ỉ. Bác sĩ có thể kê toa thuốc giảm đau để cải thiện tình hình này. Ngoài ra, bạn phải sử dụng thuốc kháng sinh để ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng sau khi phẫu thuật.

Mặc dù các biện pháp được thực hiện đều có mục đích ngăn chặn các biến chứng. Tuy nhiên bạn vẫn nên chủ động quan sát nhưng biểu hiện của cơ thể trong thời gian sau phẫu thuật.

phẫu thuật viêm ruột thừa
Sưng, đau ở vết mổ, sốt cao,… là những dấu hiệu nhận biết tình trạng nhiễm trùng

Dấu hiệu nhận biết nhiễm trùng:

  • Đỏ và sưng xung quanh vết mổ
  • Sốt cao
  • Ớn lạnh
  • Nôn mửa
  • Co thắt dạ dày
  • Tiêu chảy kéo dài
  • Táo bón
  • Ăn không ngon
  • Không muốn ăn

Khi thấy những dấu hiệu này, bạn cần đến bệnh viện để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên thay thế cho chỉ định từ nhân viên y tế!

Triệu chứng của viêm ruột thừa thường hay thấy đó là đau bụng. Tuy nhiên nhiều người chủ quan không nắm rõ là đau ở bên nào.

Đau ruột thừa là đau ở bên nào của bụng, bạn có biết?

Đau ruột thừa nếu không được phát hiện sớm để điều trị, sẽ gây ra hậu quả khôn lường. Một...

Những cách chữa đau ruột thừa giúp bạn khắc phục được cơn đau

Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật cắt bỏ nếu chẩn đoán bạn bị viêm ruột thừa. Tuy...

Sau 2 - 3 tuần mổ, vết mổ hoàn toàn lành lặn, bệnh nhân có thể quay lại sinh hoạt tình dục.

Mổ ruột thừa bao lâu thì quan hệ tình dục được bác sĩ?

Mổ ruột thừa được diễn ra khi ruột thừa của người bệnh bị sưng viêm, gây đau bụng, khó chịu....

Đau ruột thừa nên ăn gì và kiêng gì? – Đây là những thực phẩm cần lưu ý

Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng trực tiếp đến bệnh nhân gặp vấn đề về tiêu hóa nói chung và...

biểu hiện của đau ruột thừa

8 dấu hiệu nhận biết sớm đau ruột thừa bạn cần phải thuộc nằm lòng

Viêm đau ruột thừa thực tế là một dạng viêm nhiễm gây ách tắc và làm chậm quá trình đào...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.