Những cách chữa đau ruột thừa giúp bạn khắc phục được cơn đau

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật cắt bỏ nếu chẩn đoán bạn bị viêm ruột thừa. Tuy nhiên, trong trường hợp bệnh không biến chứng người bệnh có thể đối phó với cơn đau do viêm ruột thừa gây ra bằng các biện pháp tự nhiên.

cách chữa đau ruột thừa
Một số cách chữa đau ruột thừa như dùng kháng sinh, phẫu thuật hoặc áp dụng các biện pháp khắc phục từ tự nhiên.

Viêm ruột thừa là hiện tượng ruột thừa bị viêm và sưng mủ gây đau đớn và khó chịu cho người mắc phải. Bên cạnh đó, do tính chất xâm lấn và tiềm ẩn nhiều rủi ro cao bao gồm cả nguy cơ nhiễm trùng, thậm chí có thể gây tử vong. Chính vì vậy, để ngăn ngừa xuất hiện biến chứng và làm giảm các triệu chứng đau, điều trị bệnh là điều hết sức cần thiết.

Bạn đã biết chưaĐau ruột thừa là đau ở bên nào của bụng?

3 Cách điều trị bệnh viêm ruột thừa

Các phương pháp đang được áp dụng để chữa bệnh viêm ruột thừa bao gồm:

1. Điều trị bệnh bằng phẫu thuật

Thông thường, để điều trị viêm ruột thừa tránh biến chứng các chuyên gia thường chỉ định phẫu thuật. Có hai loại phẫu thuật ruột thừa chính đó là phẫu thuật nội soi và phẫu thuật mở. Nhìn chung cả hai phương pháp này đều được thực hiện dưới hình thức gây mê toàn thân. Tuy nhiên, tùy thuộc vào tình trạng viêm của mỗi người khác nhau mà bác sĩ sẽ xác định dùng loại phẫu thuật nào trong hai loại này.

+ Đối với phẫu thuật nội soi

Phẫu thuật này còn gọi là phẫu thuật lỗ khóa. Là một trong những loại phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa được lựa chọn ứng dụng nhiều nhất hiện nay. Bởi vì thời gian phục hồi nhanh hơn các biện pháp khác. Loại phẫu thuật này chỉ được áp dụng trong trường hợp ruột thừa chưa vỡ.

Để thực hiện phẫu thuật nội soi, bác sĩ sẽ rạch một vết mổ nhỏ trên bụng. Sau đó, các dụng cụ đặc biệt và dụng cụ phẫu thuật sẽ được đưa vào bên trong để cắt bỏ ruột thừa. Sau khi cắt xong, chuyên viên y tế sẽ sử dụng chỉ khâu tự tiêu để may lại miệng vết mổ.

+ Phẫu thuật mở

Trong trường hợp ruột thừa đã bị vỡ, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật mở. Một vết mổ lớn đơn sẽ được thực hiện phía dưới bên bụng phải giúp loại bỏ khúc ruột thừa bị viêm.

Thông thường, thời gian hồi phục của mổ hở thường chậm hơn so với mổ nội soi. Và sau thời gian bình phục bệnh nhân có thể tham gia sinh hoạt thường ngày. Tuy nhiên, người bệnh cũng nên tránh các hoạt động vận động gắng sức sau phẫu thuật từ 4 đến 6 tuần.

⇒ Lưu ý: Phẫu thuật chỉ được áp dụng khi các biện pháp điều trị nội khoa không mang lại kết quả. Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật khi bệnh xuất hiện biến chứng. Ngoài ra, cũng giống như bất kỳ thủ tục phẫu thuật nào, phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa cũng có thể xảy ra những rủi ro như chảy máu, nhiễm trùng,… Do đó, trước và sau khi thực hiện mổ ruột thừa, bệnh nhân nên tuân thủ đúng theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

2. Thuốc kháng sinh chữa viêm ruột thừa

Phẫu thuật chữa viêm ruột thừa thường đem lại kết quả khả quan. Tuy nhiên, đây không phải là lựa chọn điều trị duy nhất. Bởi theo một nghiên cứu được công bố vào ngày 25 tháng 9 trên Tạp chí của Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ cho thấy, thuốc kháng sinh có thể là một sự thay thế khả thi cho phẫu thuật. Chính vì vậy, nếu bệnh không có biến chứng, bệnh nhân có thể sử dụng thuốc kháng sinh chữa viêm ruột thừa.

Thuốc trị viêm ruột thừa
Người bệnh có thể sử dụng thuốc kháng sinh điều trị viêm ruột thừa.

⇒ Lưu ý: Trên thực tế, sử dụng thuốc điều trị viêm ruột thừa không được khuyến khích. Bởi chúng có thể gây tác dụng phụ bất lợi, đặc biệt là tình trạng kháng thuốc. Tuy nhiên, nếu sử dụng cách chữa viêm ruột thừa này, bệnh nhân nên uống bổ sung thêm men vi sinh. Bởi chúng giúp cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột, giúp giảm thiểu tình trạng nhiễm trùng.

Xem thêm: Viêm ruột thừa cấp: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

3. Phương pháp điều trị tự nhiên

Ngoài các biện pháp nêu trên, trong một số trường hợp viêm ruột thừa không biến chứng (ruột thừa chưa vỡ) bệnh nhân có thể giảm đau nhanh bằng các nguyên liệu tự nhiên sau:

+ Gừng

Gừng có tính chống viêm và kháng khuẩn có tác dụng làm giảm viêm và giảm đau. Ngoài ra, hoạt chất có lợi trong gừng còn có công dụng giảm nôn và buồn nôn. Chính vì vậy, người bệnh có thể sử dụng gừng như một vị thuốc để cải thiện triệu chứng đau do viêm ruột thừa gây ra.

Bệnh nhân chỉ cần uống 2 đến 3 lần trà gừng mỗi ngày để hỗ trợ giảm viêm và đau. Hoặc cũng có thể sử dụng tinh dầu gừng thoa lên bụng mỗi ngày cũng mang lại kết quả chữa trị cao, đặc biệt là đối với triệu chứng nôn và buồn nôn.

+ Hạt cà ri

Hạt cà ri được biết đến với lợi ích tuyệt vời của nó trong việc điều trị bệnh viêm ruột thừa. Nhờ những hoạt chất chứa trong chúng có tác dụng giúp ngăn ngừa sự hình thành chất nhầy và dịch mủ bên trong ruột thừa, giúp giảm đau.

Người bệnh sử dụng 2 muỗng hạt cà ri, rửa sạch và đun sôi với một lít nước trong khoảng 30 phút. Mỗi ngày bệnh nhân nên uống hai lần thức uống này sẽ giúp kiểm soát và khắc phục triệu chứng đau do viêm ruột thừa gây ra.

+ Dầu hạnh nhân

Dầu hạnh nhân cũng được coi như một phương thuốc hiệu quả để điều trị bệnh viêm ruột thừa. Người bệnh có thể giảm đau bằng cách dùng một ít dầu hạnh nhân thoa đều lên vùng bùng và tiến hành massage ở khu vực đau. Bệnh nhân nên thực hiện cách làm này nhiều lần trong ngày cho đến khi cảm giác đau giảm dần.

+ Nhân sâm

Cách chữa bệnh đau ruột thừa
Dùng nhân sâm điều trị viêm đau ruột thừa

Nhân sâm là một loại thảo dược tự nhiên được biết đến với nhiều khả năng chữa trị ruột thừa. Người bệnh chỉ cần uống một đến hai cốc nước nhân sâm mỗi ngày sẽ thấy triệu chứng đau nhức thuyên giảm.

+ Húng quế

Húng quế có tác dụng giúp tăng cường hệ miễn dịch và làm giảm triệu chứng khó tiêu. Bên cạnh đó, chúng còn chứa nhiều hoạt chất chống oxy hóa giúp loại bỏ độc tố, thanh lọc cơ thể.

Ngoài ra, các húng quế còn có công dụng điều trị các triệu chứng đau ruột thừa như nôn và buồn nôn. Người bị viêm đau ruột thừa có thể ăn lá húng quế mỗi ngày để khắc phục bệnh. Hoặc cũng có thể nấu nước lá húng quế và uống mỗi ngày 3 lần.

+ Uống nước ép rau củ quả

Nước ép rau củ quả ngoài việc cung cấp dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể còn đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị viêm ruột thừa. Để làm giảm đau, bệnh nhân chỉ cần uống 2 cốc nước ép mỗi ngày. Người bệnh có thể sử dụng một số loại nước ép sau đây:

  • Nước ép cà rốt
  • Nước ép củ cải
  • Nước ép dưa leo
  • Nước ép rau bina, rau mùi,…
  • Hoặc nước ép phối trộn giữa cà rốt, củ cải và rau mùi,…

Ngoài các cách trị đau ruột thừa nêu trên, bệnh nhân cũng có thể sử dụng tỏi hoặc chanh để kiểm soát và làm giảm triệu chứng đau.

Nhìn chung, không có cách nào để ngăn ngừa bệnh viêm ruột thừa xuất hiện. Tuy nhiên, một trong những cách chữa viêm ruột thừa hiệu quả nhất là bệnh nhân nên đến bệnh viện để được bác sĩ chẩn đoán và đưa ra hướng điều trị phù hợp.

Thông tin hữu ích liên quan

tìm hiểu về bệnh viêm ruột thừa cấp

Viêm ruột thừa cấp: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Viêm ruột thừa cấp là nguyên nhân phổ biến gây đau bụng dẫn đến phải phẫu thuật tại Mỹ. Cụ...

Sau 2 tuần mổ, bệnh nhân có thể tắm rửa, đi bộ, đi lên cầu thang, quan hệ tình dục,...

Mổ ruột thừa sau bao lâu thì lành và có thể đi lại bình thường

Mổ ruột thừa không còn là thuật ngữ quá xa lạ đối với cộng đồng. Khi ruột thừa bị sưng...

Sau mổ ruột thừa bao lâu thì uống bia rượu được?

Sau mổ ruột thừa bao lâu thì uống bia rượu được là vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm...

Tìm hiểu về các biến chứng viêm ruột thừa

Các biến chứng của viêm ruột thừa có thể gặp

Viêm ruột thừa có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng như thủng ruột thừa, tắc ruột, nhiễm trùng...

Đau ruột thừa nên ăn gì và kiêng gì?

Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng trực tiếp đến bệnh nhân gặp vấn đề về tiêu hóa nói chung và...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *