Đau ruột thừa nên ăn gì và kiêng gì? – Đây là những thực phẩm cần lưu ý

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng trực tiếp đến bệnh nhân gặp vấn đề về tiêu hóa nói chung và viêm ruột thừa nói riêng. Một chế độ ăn hợp lý không chỉ giúp bạn cải thiện sức khỏe mà còn hỗ trợ quá trình điều trị.

đau ruột thừa nên ăn gì
Đau ruột thừa nên ăn gì và kiêng gì?

Những thực phẩm người viêm ruột thừa nên kiêng

Thực phẩm đóng vai trò quan trọng đối với cơ quan tiêu hóa. Bên cạnh những thực phẩm lành mạnh, một số loại thực phẩm lại có tác động tiêu cực đến những vấn đề ở cơ quan này.

Dưới đây là những thực phẩm mà người viêm ruột thừa nên kiêng cử trong thời gian điều trị.

1. Thực phẩm giàu chất béo bão hòa

Thực phẩm chứa chất béo bão hòa thường rất khó tiêu hóa. Khi bạn thu nạp những thực phẩm này, đường ruột có thể bị áp lực và chèn ép lên khu vực ruột thừa bị viêm. Tình trạng này có thể khiến cơn đau phát sinh và gây ra cảm giác khó chịu.

Những loại thực phẩm giàu chất béo bão hòa bạn cần tránh như: phô mai, socola, sữa nguyên kem, kem, thực phẩm, chế phẩm từ bơ,…

2. Thực phẩm chứa nhiều đường

Đường là một trong những loại gia vị có hại cho hệ thống tiêu hóa. Nếu bạn đang điều trị viêm ruột thừa, bạn cần kiêng cử loại gia vị này.

đau ruột thừa không nên ăn gì
Bệnh nhân viêm ruột thừa cần kiêng thực phẩm có chứa nhiều đường

Trong trường hợp bạn đã phẫu thuật cắt ruột thừa, đường xem là thực phẩm tối kỵ cần kiêng cử hoàn toàn. Khi thu nạp đường, hàm lượng glucose trong máu sẽ tăng cao gây cản trở quá trình tuần hoàn máu – khiến vết mổ chậm phục hồi.

3. Đồ uống có gas

Thức uống có gas chứa nhiều chất tạo màu, CO2, chất bảo quản và đường. Những thành phần này gây kích thích niêm mạc khiến hiện tượng viêm trở nên nghiêm trọng hơn.

Hơn nữa, khí CO2 trong thức uống này sẽ gây chướng bụng, đầy hơi. Tình trạng này có thể chèn ép lên vùng ruột thừa bị viêm và gây ra cảm giác đau đớn.

4. Rượu bia

Cồn và chất kích thích trong rượu bia là những tác nhân kích thích, có khả năng gây tổn thương lên ruột thừa và các cơ quan của hệ tiêu hóa.

đau ruột thừa ăn được gì
Cồn và chất kích thích trong rượu bia gây kích ứng lên cơ quan tiêu hóa

Hơn nữa, việc lạm dụng rượu bia trong một thời gian dài có thể bào mòn niêm mạc dạ dày khiến các vấn đề xấu phát sinh như viêm dạ dày cấp tính, viêm hang vị dạ dày,…

5. Gia vị cay (tiêu, ớt,…)

Gia vị cay, nóng là tác nhân có khả năng kích thích và gây tổn thương lên những cơ quan của hệ thống tiêu hóa, đặc biệt ở những vị trí niêm mạc đã bị tổn thương. Tính cay, nóng của nhóm gia vị này có thể gây đầy hơi, đau rát và khó chịu.

Bệnh nhân viêm ruột thừa cần tránh nhóm gia vị này trong thời gian điều trị.

Sau khi điều trị viêm ruột thừa, bạn vẫn nên kiêng cử những loại thực phẩm này để đảm bảo sức khỏe đường ruột. Nếu sử dụng những thức uống, thực phẩm này thường xuyên, các vấn đề tiêu hóa có thể phát sinh và tái phát nhiều lần.

Thực phẩm người viêm ruột thừa nên ăn

Nhằm làm giảm áp lực lên cơ quan tiêu hóa, bệnh nhân viêm ruột thừa nên bổ sung những thực phẩm lành mạnh sau.

1. Rau xanh, trái cây

Rau xanh và trái cây là nguồn cung cấp chất xơ, vitamin và khoáng chất dồi dào. Đây là những thành phần đem lại nhiều lợi ích cho cơ quan tiêu hóa.

viêm ruột thừa nên ăn gì
Trái cây và rau xanh có chứa nguồn chất xơ, khoáng chất và vitamin dồi dào

Việc bổ sung nhóm thực phẩm này sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt, quá trình thu nạp và chuyển hóa thức ăn trở nên dễ dàng và nhanh chóng. Hơn nữa, rau xanh và trái cây chứa nhiều thành phần oxy hóa. Các thành phần này sẽ củng cố sức khỏe và cân bằng hệ vi sinh trong đường ruột.

2. Ngũ cốc nguyên hạt

Ngũ cốc là thực phẩm cung cấp nguồn năng lượng dồi dào. Hơn nữa đây cũng là loại thực phẩm tốt với bệnh viêm đường ruột.

Hầu hết ngũ cốc đều có chứa hàm lượng chất xơ, nguyên tố vi lượng, vitamin và hàm lượng chất chống oxy hóa dồi dào. Những thành phần này không chỉ nâng cao sức khỏe và còn thúc đẩy hoạt động tiêu hóa của dạ dày và đường ruột.

Tuy nhiên bạn nên lựa chọn ngũ cốc nguyên hạt thay vì sử dụng tinh bột hoặc bột mì đã qua tinh chế. Hầu hết ngũ cốc đã qua chế biến có ít chất dinh dưỡng và có chứa chất tẩy trắng, gây hại cho sức khỏe.

3. Thực phẩm giàu đạm

Đạm là thành phần dinh dưỡng giúp tăng cường sức khỏe, cung cấp năng lượng và cải thiện hệ miễn dịch. Bổ sung hàm lượng đạm thích hợp sẽ giúp bệnh viêm ruột thừa chuyển biến theo chiều hướng tích cực.

viêm ruột thừa kiêng ăn gì
Nên bổ sung đạm từ thịt trắng và đạm có nguồn gốc từ thực vật

Tuy nhiên bạn cần cân bằng giá trị dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn. Thu nạp nhiều đạm có thể gây đầy hơi và khó tiêu.

Với bệnh nhân viêm đường ruột, bạn nên bổ sung đạm bằng những loại thịt trắng (thịt gà, cá,…) hoặc sử dụng đạm thực vật (đậu nành, nấm, các loại hạt,…) để thay thế đạm từ thịt đỏ.

4. Thực phẩm chứa Omega 3

Omega 3 là axit béo không bão hòa cần thiết cho trí não, xương khớp và sức khỏe chung. Axit này có khả năng cân bằng môi trường trong đường ruột, bảo vệ niêm mạc và chống nhiễm trùng.

Sử dụng thực phẩm chứa Omega 3 thường xuyên sẽ giúp đường ruột khỏe mạnh, tăng sức chống chịu với những tác nhân gây bệnh. Những thực phẩm chứa nhiều Omega 3 gồm có: cá hồi, bơ, các loại hạt,…

5. Nước

Mặc dù không chứa bất cứ thành phần dinh dưỡng nào nhưng nước lại là yếu tố cần thiết đối với cơ thể.

Viêm ruột thừa sẽ ảnh hưởng đến nhu động ruột, gây ra táo bón hoặc tiêu chảy. Việc uống đủ nước có thể cải thiện tình trạng này một cách dễ dàng. Nước làm mềm phân và thức ăn, giúp ruột hấp thu chất dinh dưỡng và bài trừ chất thải một cách thuận lợi.

đau ruột thừa kiêng ăn gì
Nước có thể điều hòa nhu động ruột, hạn chế tình trạng táo bón và tiêu chảy

Bạn nên uống đủ 2 lít/ ngày. Chia nước thành từng lượng nhỏ và uống nhiều lần trong ngày. Dùng đủ nước còn hỗ trợ quá trình trao đổi chất và thanh lọc cơ thể.

Nguyên tắc ăn uống đối với bệnh nhân viêm ruột thừa

Khác với người khỏe mạnh, bệnh nhân viêm ruột thừa cần tuân thủ một số nguyên tắc khi thiết lập chế độ ăn uống. Nguyên tắc ăn uống đối với bệnh nhân viêm ruột thừa, gồm có:

  • Chia nhỏ bữa ăn: Việc chia nhỏ bữa ăn không chỉ là điều cần thiết với người bị viêm ruột thừa mà còn cần thiết với những người mắc các vấn đề về tiêu hóa. Thói quen này giúp làm giảm áp lực từ thức ăn lên thành dạ dày và đường ruột.
  • Ăn những món ăn dễ tiêu hóa: Khi ruột thừa gặp vấn đề, khả năng hoạt động của hệ tiêu hóa sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều. Do đó, bạn nên sử dụng những món ăn dễ tiêu hóa trong thời gian điều trị để tránh gây tổn thương lên cơ quan này.
  • Cân bằng giá trị dinh dưỡng: Cần cân bằng giá trị dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn. Việc ăn uống thiếu chất khiến sức khỏe suy giảm, hệ tiêu hóa trì trệ và chậm chạp trong việc chuyển hóa thức ăn.
  • Không hoạt động sau khi ăn: Thói quen vận động sau khi ăn có thể đè nén và chèn ép lên đường ruột, nhất là ruột thừa. Vì vậy bạn cần nghỉ ngơi ít nhất 20 phút sau khi ăn.
  • Tránh những thực phẩm dị ứng cao: Những thực phẩm có khả năng gây dị ứng cao khiến tình trạng viêm ruột thừa trở nên nghiêm trọng và  khó kiểm soát hơn. Do đó bạn cần tránh những thực phẩm có khả năng gây dị ứng cao, như hải sản, các loại hạt,…

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng với bệnh nhân viêm ruột thừa. Do đó bạn cần thiết lập chế độ ăn uống phù hợp để hỗ trợ quá trình điều trị. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, bạn nên tham khảo bác sĩ chuyên khoa để nhận được tư vấn cụ thể.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên thay thế cho chỉ định từ nhân viên y tế!

Sau mổ ruột thừa bao lâu thì uống bia rượu được?

Sau mổ ruột thừa bao lâu thì uống bia rượu được là vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm đặc biệt là nam giới. Mặc dù đây là một...
Triệu chứng của viêm ruột thừa thường hay thấy đó là đau bụng. Tuy nhiên nhiều người chủ quan không nắm rõ là đau ở bên nào.

Đau ruột thừa là đau ở bên nào của bụng, bạn có biết?

Đau ruột thừa nếu không được phát hiện sớm để điều trị, sẽ gây ra hậu quả khôn lường. Một...

Sau khi mổ ruột thừa nên ăn gì và kiêng gì để nhanh lành?

Ruột thừa không giữ vai trò quan trọng trong hệ tiêu hóa. Vì vậy, sau khi phẫu thuật người bệnh...

tìm hiểu về bệnh viêm ruột thừa cấp

Viêm ruột thừa cấp: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Viêm ruột thừa cấp là nguyên nhân phổ biến gây đau bụng dẫn đến phải phẫu thuật tại Mỹ. Cụ...

Trẻ bị nôn trớ và đi ngoài kèm sốt có thể là dấu hiệu của nhiều căn bệnh nguy hiểm

Trẻ nôn trớ và đi ngoài kèm sốt là dấu hiệu của bệnh gì?

Trẻ nôn trớ và đi ngoài kèm sốt có thể là triệu chứng của các bệnh nguy hiểm như bị...

biểu hiện của đau ruột thừa

8 dấu hiệu nhận biết sớm đau ruột thừa bạn cần phải thuộc nằm lòng

Viêm đau ruột thừa thực tế là một dạng viêm nhiễm gây ách tắc và làm chậm quá trình đào...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.