Phương pháp chữa viêm xoang bằng châm cứu hiệu quả

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Chữa viêm xoang bằng châm cứu là cách trị bệnh có nguồn gốc từ Đông y. Phương pháp này tác động đến huyệt đạo nhằm khai thông khí huyết và giảm cơn đau đầu, nghẹt mũi, khó chịu,… do bệnh viêm xoang gây ra.

Chữa viêm xoang bằng châm cứu
Chữa viêm xoang bằng châm cứu là cách trị bệnh có nguồn gốc từ y học cổ truyền Trung Hoa

Tìm hiểu cách chữa viêm xoang bằng châm cứu

Theo y học cổ truyền Trung Hoa, sức khỏe của các cơ quan phụ thuộc vào khí huyết. Khi khí huyết bị ứ trệ tại một vị trí nhất định, cơ quan đó sẽ gặp phải các vấn đề tiêu cực. Vì vậy, Đông y không chỉ sử dụng bài thuốc uống mà còn kết hợp với biện pháp châm cứu nhằm đả thông kinh mạch và loại bỏ tắc nghẽn trong mạch máu.

Viêm xoang là bệnh lý hình thành do các xoang bị nhiễm trùng, gây ra hiện tượng sưng viêm khiến đường thở bị nghẽn và ức chế quá trình dẫn lưu. Bệnh lý làm phát sinh hàng loạt các triệu chứng lâm sàng bao gồm đau đầu, nhức mũi, nghẹt mũi, khó thở, chảy nước mũi,…

Khác với Tây y, Đông y áp dụng châm cứu vào các huyệt đạo có mối liên hệ với xoang nhằm giải phóng khí huyết và cải thiện các triệu chứng của bệnh lý này.

Tuy nhiên, phương pháp châm cứu chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị chứ không có khả năng chữa bệnh dứt điểm. Vì vậy khi áp dụng phương pháp này, bạn cần kết hợp với việc sử dụng thuốc và chăm sóc đúng cách.

Châm cứu được đánh giá là phương pháp khá an toàn và ít phụ thuộc. Tuy nhiên nếu châm cứu không chính xác hoặc sử dụng kim châm chưa được khử trùng, bạn có thể gặp phải một số tác dụng không mong muốn.

Chữa viêm xoang bằng châm cứu
Châm cứu có thể gây chóng mặt, buồn nôn và đau nhức tại khu vực châm

Các tác dụng phụ khi chữa viêm xoang bằng châm cứu:

  • Chóng mặt
  • Buồn nôn
  • Đau tại khu vực châm cứu

Phương pháp châm cứu có thể gây ra các tác dụng phụ rất nghiêm trọng ở một số đối tượng nhạy cảm. Vì vậy các đối tượng sau không nên thực hiện châm cứu.

  • Phụ nữ đang mang thai (có một số huyệt đạo có thể thúc đẩy quá trình chuyển dạ, gây sinh non)
  • Bệnh nhân bị rối loạn đông máu
  • Người đang sử dụng thuốc chống đông máu hoặc Aspirin
  • Người đang dùng máy tạo nhịp tim
  • Bệnh nhân có trạng thái tinh thần không ổn định (trầm cảm, rối loạn lo âu, hoảng loạn,…)

Xem thêm: Viêm xoang chảy máu mũi nguy hiểm không và cách xử lý?

Các huyệt đạo phổ biến trong chữa viêm xoang bằng châm cứu

Lương y Tuấn cho biết có hàng trăm huyệt đạo trong cơ thể. Mỗi huyệt đạo đều có mối liên hệ với một số cơ quan nhất định. Khi tiến hành chữa viêm xoang bằng châm cứu, cần tác động đến những huyệt đạo sau:

Chữa viêm xoang bằng châm cứu
Một số huyệt đạo phổ biến trong chữa viêm xoang bằng châm cứu

Huyệt Nghinh hương (LI20)

  • Tên khác: Xung dương hoặc Nghênh hương
  • Vị trí: Huyệt thứ 20 của kinh đại trường, huyệt là điểm giao nhau của rãnh mũi – miệng và đường ngang chân cách mũi.
  • Tác dụng: Tác động vào huyệt có tác dụng tán phong nhiệt, thông khiếu (thông mũi). Chủ trị các chứng về mũi (viêm xoang mũi), liệt mặt,…

Huyệt Hợp cốc (LI4)

  • Tên khác: Hổ khẩu
  • Vị trí: Huyệt thứ 4 của kinh đại trường, huyệt nằm ở bờ ngoài – giữa xương bàn tay ngón trỏ.
  • Tác dụng: Phát biểu, khu phong, thanh tiết phế khí. Huyệt vị này chủ trị chứng cánh tay tê, răng đau, đầu đau,…

Huyệt Khúc trì (LI11)

  • Tên khác: Quỷ cự, Dương trạch
  • Vị trí: Huyệt thứ 11 của kinh đại trường. Huyệt nằm ở nếp gấp khuỷu tay.
  • Tác dụng: Khu phong, tiêu độc, giải biểu, trừ thấp. Chủ trị sốt, dị ứng, cảm cúm,…

Huyệt Dương bạch (GB14)

  • Vị trí: Huyệt thứ 14 của kinh đởm, nằm cách chân mày 1 thốn, trên đường thẳng qua chính giữa mắt.
  • Tác dụng: Minh mục, khu phong, tuyến khí và tiết hỏa. Tác động vào huyệt đạo này có tác dụng trị các bệnh về mắt, giảm đau nhức vùng trán và đầu.

Huyệt Tứ bạch (ST2)

  • Vị trí: Huyệt thứ 2 của kinh vị, nằm ở ngay dưới  mi mắt khoảng 1 thốn.
  • Tác dụng: Lợi đởm, minh mục, khu phong và sơ can. Tác dụng vào huyệt này có tác dụng trị liệt mặt, đau đầu,…

A thị huyệt

  • Tên khác: Huyệt Thiên ứng
  • Vị trí: Không có vị trí cố định. Xác định bằng cách ấn vào cơ quan bị đau, chỗ đau nhất được gọi là a thị huyệt.
  • Tác dụng: Là huyệt vị quan trọng có tác dụng cải thiện các cơn đau.

Huyệt Thượng tinh (MĐ 23)

  • Tên khác: Thần đường, Minh đường, Tư đường
  • Vị trí: Huyệt thứ 23 của mạch đốc. Huyệt nằm ở giao điểm giữa huyệt Bá hội và Ấn đường.
  • Tác dụng: Có tác dụng chữa chứng chảy nước mũi, chảy máu cam, đau đầu,…

Huyệt Quyền liêu

  • Tên khác: Đoài đoan, Chùy liêu
  • Vị trí: Huyệt thứ 18 của kinh tiểu trường, huyệt nằm ở dưới gò má, điểm nối giữa bờ ngoài của mắt kéo thẳng xuống với đường chân cánh mũi kéo ngang ra.
  • Tác dụng: Trị liệt mặt, đau đầu, đau trán, nhức mũi,…

Có thể gia giảm huyệt tùy vào từng loại viêm xoang. Bên cạnh việc châm cứu, cần xoa bóp bấm huyệt lên các huyệt trên để giảm nhanh các triệu chứng của bệnh.

Những lưu ý khi thực hiện chữa viêm xoang bằng châm cứu

Khi thực hiện phương pháp này, bạn cần lưu ý một số điều để đạt được kết quả tốt trong quá trình điều trị.

  • Cần châm cứu theo liệu trình được chỉ định. Châm cứu không đúng liệu trình có thể khiến tác dụng suy giảm.
  • Sau khi châm cứu nếu nhận thấy các tác dụng phụ nghiêm trọng (tắc tĩnh mạch, nhiễm trùng,…) cần chủ động đến bệnh viện để được xử lý kịp thời.
  • Phải kết hợp châm cứu với việc sử dụng thuốc – nhất là đối với trường hợp viêm xoang do nhiễm vi khuẩn.
  • Không thực hiện châm cứu khi quá no hoặc quá đói. Nên châm cứu cách thời điểm ăn khoảng 2 – 3 giờ đồng hồ.
  • Phụ nữ đang có kinh nguyệt nên trao đổi với bác sĩ trước khi thực hiện phương pháp này.
  • Nếu châm cứu để lại các vết bầm tím đậm màu nhưng không gây đau, bạn có thể chườm ấm để làm tan máu bầm.
  • Tránh lạm dụng châm cứu trong điều trị viêm xoang. Điều này có thể gây tê liệt dây thần kinh và các mạch máu.
  • Sau khi châm cứu cần nghỉ ngơi và tránh vận động mạnh.

Chữa viêm xoang bằng châm cứu là phương pháp khá phổ biến. Tuy nhiên trước khi áp dụng, bạn cần trang bị đầy đủ những thông tin cần thiết để hạn chế tối đa các tình huống rủi ro phát sinh.

Có thể bạn quan tâm

Cách chữa viêm xoang bằng nước muối rất hay

Chữa viêm xoang bằng muối là cách được nhiều người áp dụng. Nước muối có tính sát khuẩn cao, có...

Cách chữa viêm xoang mũi bằng cây giao (Có thể bạn chưa biết)

Theo Đông y, cây giao có vị cay, hơi chua, tính mát, hơi độc, có khả năng khử phong, tiêu,...

Phác đồ điều trị viêm xoang mới nhất hiện nay: Cập nhật từ CHUYÊN GIA Tai Mũi Họng

Viêm xoang là tình trạng nhiễm trùng (viêm) ở các xoang cạnh mũi. Dựa vào mức độ nhiễm trùng, triệu...

Viêm xoang mũi không nên ăn gì và cần bổ sung gì tốt?

Duy trì một thực đơn ăn uống hợp lý có thể giúp nâng cao sức đề kháng của của cơ...

Chữa viêm xoang bằng mướp – Bạn đã biết cách này chưa?

Bên cạnh việc được dùng như một món canh, rau ăn hằng ngày, ít ai biết đến mướp đắng có...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *