Bà Bầu Bị Viêm Tủy Răng và Cách Chữa Trị An Toàn Cho Mẹ

Bà bầu bị viêm tủy răng cảm thấy đau nhức khó chịu, các triệu chứng bất thường ảnh hưởng đến ăn uống, giấc ngủ và sức khỏe tổng thể. Cần thăm khám và điều trị sớm để giảm nguy cơ viêm nhiễm gây tác hại đến thai nhi. Trường hợp chủ quan, viêm tủy kéo dài có thể gây biến chứng cho cả mẹ và bé.

Viêm tủy răng khi mang thai – Nguy hiểm không?

Viêm tủy răng có tỷ lệ ngày càng gia tăng, đây là một trong những bệnh lý nha khoa thường gặp, có khả năng xuất hiện ở nhiều đối tượng khác nhau từ trẻ em đến người trưởng thành. Trong đó phụ nữ mang thai là nhóm đối tượng dễ mắc bệnh do sự thay đổi nội tiết tố, mất cân bằng hormone và suy giảm sức đề kháng khi mang thai.

Viêm tủy răng khi mang thai - Nguy hiểm không?
Tình trạng viêm tủy răng có thể xảy ra với bất kỳ ai, trong đó đặc biệt là phụ nữ mang thai

Bệnh không chỉ khiến thai phụ bị đau nhức răng khó chịu mà còn có khả năng tác động đến sự phát triển của thai nhi. Nhất là khi viêm tủy nặng nề khiến chức năng của răng yếu dần, ảnh hưởng đến khả năng nhai thức ăn. Việc ăn uống khó khăn tạo cảm giác biếng ăn, ăn không ngon miệng dẫn đến hiện tượng thiếu hụt dinh dưỡng cho cơ thể.

Bà bầu không ăn đủ chất, thường xuyên đau răng, đau khi ngủ,… làm cho cơ thể ngày càng suy nhược. Điều này có tác động tiêu cực đến thai nhi. Trẻ từ trong bụng mẹ không được hấp thu đủ chất dinh dưỡng khi sinh rất dễ bị suy dinh dưỡng, gầy gò, kém phát triển hơn các trẻ khỏe mạnh khác.

Nhìn chung, không phải trường hợp bà bầu bị viêm tủy răng nào cũng gây hại cho cả hai mẹ con. Nếu phát hiện sớm và áp dụng các biện pháp can thiệp phù hợp, triệu chứng viêm và nguồn gốc gây viêm sẽ được kiểm soát tốt, giảm thiểu nguy cơ cho thai phụ và thai nhi.

Tuy nhiên do tình trạng viêm nhiễm giai đoạn đầu khởi phát khó phát hiện nên đến khi viêm nặng sẽ gây ra nhiều trở ngại trong điều trị, cũng như tăng tỷ lệ biến chứng cho bà bầu. Đặc biệt là cơn đau nhức xảy ra thường xuyên, đau về đêm làm cả cơ thể vật lý và tinh thần của mẹ bầu ảnh hưởng nghiêm trọng.

Nếu không can thiệp chữa trị, tình trạng viêm tủy răng ở mẹ bầu sẽ không thể tự cải thiện hoàn toàn. Vi khuẩn ngày càng tấn công sâu có khả năng gây mất răng, biến chứng viêm nhiễm lan rộng đến các cơ quan xung quanh. Do đó, mẹ bầu không thể chủ quan, thay vào đó nên khám chữa càng sớm càng tốt.

Bà bầu bị viêm tủy răng có triệu chứng gì?

Viêm tủy răng nói chung và viêm tủy răng ở bà bầu nói riêng khi mới khởi phát thường không có nhiều dấu hiệu nhận biết. Triệu chứng nhẹ nhàng dễ làm bệnh nhân nhầm lẫn với các phản ứng tự nhiên của cơ thể. Tuy nhiên, khi viêm tủy ngày càng trở nặng, triệu chứng sẽ rõ nét hơn, cơn đau có thể xuất hiện kéo dài và dữ dội.

Bà bầu bị viêm tủy răng có triệu chứng gì?
Bà bầu bị đau nhức răng khó chịu, nướu sưng, thường hay bị chảy máu chân răng

Ngoài tình trạng đau nhức răng khó chịu, viêm tủy còn gây sưng lợi, chảy máu chân răng, khiến miệng có mùi hôi và các vấn đề nha khoa liên quan khác. Bà bầu bị viêm tủy răng có thể gặp phải hai dạng viêm chính gồm viêm cấp tính và mãn tính. Nhận biết triệu chứng của hại tình trạng này như:

Bà bầu bị viêm tủy răng cấp

Như các bạn đã biết, tình trạng viêm tủy cấp tính sẽ khiến người bệnh đau theo từng đợt, mỗi đợt kéo dài không quá lâu. Cơn đau có thể xuất hiện đột ngột làm bệnh nhân cảm thấy khó chịu, ảnh hưởng sinh hoạt, nhất là về vấn đề ăn uống.

Khi chạm vào vùng sưng đau hoặc ăn những món quá cay, chua, nóng hoặc lạnh,… khiến cho răng kích thích dẫn đến hiện tượng đau nhức dữ dội hơn. Đối với bà bầu cũng vậy, tình trạng cấp tính có thể bùng phát đau nhức thường xuyên, ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt hàng ngày, nhất là khiến bà bầu khó chịu, ngủ không yên giấc, ăn uống không ngon miệng.

Bà bầu bị viêm tủy răng mãn

Tình trạng viêm nhiễm khi chuyển biến nặng, liên tục kéo dài có khả năng gây viêm tủy mãn tính. Lúc này đợt bùng phát sẽ xảy ra thường xuyên, cơn đau nhức răng kéo dài âm ỉ hay nặng nề gây khó chịu, ảnh hưởng nhiều đến đời sống cũng như sức khỏe của bà bầu.

Đặc biệt cơn đau có xu hướng khởi phát vào ban đêm. Điều này khiến bà bầu khó ngủ, ngủ không ngon giấc. Nếu không được kiểm soát, lâu dần viêm tủy răng mãn tính có thể gây hại cho sự phát triển của thai nhi. Mẹ bầu cần lưu ý vấn đề này để bảo vệ một thai kỳ khỏe mạnh.

Viêm tủy răng ở giai đoạn đầu ít triệu chứng, tuy nhiên khi viêm nhiễm tiến triển nặng, bà bầu có thể nhận biết được biểu hiện dễ dàng hơn. Hãy chủ động thăm khám định kỳ, kiểm tra các bất thường càng sớm càng tốt để kịp thời có phương án can thiệp, điều trị bảo vệ sức khỏe cho mẹ và bé.

Nguyên nhân khiến bà bầu bị viêm tủy răng

Vậy nguyên nhân do đâu khiến bà bầu bị viêm tủy răng? Có nhiều yếu tố tác động đến răng gây viêm tủy. Trong đó có thể kể đến các vấn đề về thói quen ăn uống, sinh hoạt hoặc bệnh lý nha khoa. Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp:

Nguyên nhân khiến bà bầu bị viêm tủy răng
Có nhiều yếu tố gây viêm tủy răng khi mang thai, như chế độ ăn uống, sinh hoạt,…
  • Do ốm nghén: Bà bầu khi mang thai những tháng đầu có thể bị ốm nghén, tình trạng này cũng có khả năng kéo dài trong suốt thai kỳ khiến chị em vô cùng mệt mỏi. Một số bà bầu không ăn uống được, nhưng cũng có nhiều người ăn quá nhiều, thường xuyên ăn đồ chua, đồ ngọt béo,… Đây là các yếu tố nguy cơ gây viêm tủy răng mà nhiều mẹ bầu đang gặp phải.
  • Thay đổi nội tiết tố: Cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi khi mang thai, trong đó đặc biệt là sự mất cân bằng hormone, thay đổi nội tiết tố. Khi đó, cơ thể thai phụ trở nên yếu hơn, dễ bị hại khuẩn tấn công gây bệnh. Đặc biệt là bệnh nha khoa như viêm nướu, bệnh nha chu và bệnh tủy răng.
  • Suy giảm sức đề kháng: Cơ thể mệt mỏi, nặng nề khi thai ngày càng lớn dần. Bên cạnh đó, do ăn uống khó khăn vì nghén nặng nên nhiều chị em bị suy giảm sức đề kháng nghiêm trọng. Ngoài mắc bệnh nha khoa, bà bầu còn dễ gặp phải các bệnh lý khác về hô hấp, da liễu,…
  • Ăn uống thiếu khoa học: Ăn nhiều đồ ngọt, đồ ăn chua trong quá trình mang thai khiến men răng cứng bị bào mòn dần dần, ngà răng lộ ra tạo điều kiện cho vi khuẩn từ bên ngoài tấn công vào tủy răng. Đây là một trong nhiều yếu tố nguy cơ, tác động gây viêm tủy răng.
  • Vệ sinh không đúng cách: Vấn đề vệ sinh là nguyên nhân hàng đầu gây nên các bệnh lý về răng miệng. Theo đó, bà bầu có xu hướng lười vệ sinh, chăm sóc cơ thể khi thai đã ngày càng lớn và nặng nề. Điều này khiến mảng bám tích tụ ngày càng nhiều, tạo cơ hội cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển gây sâu răng, viêm tủy và nhiều vấn đề nha khoa khác.
  • Bệnh sâu răng: Trường hợp bà bầu bị sâu răng trước đó nhưng không điều trị đúng cách lâu dần có thể bị viêm tủy răng. Ngoài ra, các vấn đề nha khoa khác xảy ra không được kiểm soát cũng có khả năng ảnh hưởng đến tủy răng, gây viêm nhiễm, phá hủy tủy nặng nề.

Xác định nguyên nhân gây bệnh và chủ động điều trị sớm giúp bà bầu giảm thiểu các rủi ro không mong muốn. Bởi, nếu viêm tủy nặng làm phá hủy và chết tủy, răng có khả năng bị mất đi khiến cấu trúc hàm thiếu hụt, suy giảm chức năng nhai,… cùng với nhiều vấn đề khác ảnh hưởng làm bà bầu suy nhược, tác động tiêu cực đến sự phát triển cũng như nhu cầu dinh dưỡng của thai nhi.

Chẩn đoán và chữa trị viêm tủy răng cho bà bầu

Bà bầu bị viêm tủy răng nặng có khả năng gặp phải nhiều biến chứng. Để giảm thiểu rủi ro, khi nhận thấy dấu hiệu bất thường, chị em nên chủ động đến gặp bác sĩ. Tại đây, bác sĩ sẽ thực hiện các biện pháp chẩn đoán, xác định mức độ viêm, tình trạng tổn thương răng và đưa ra phương án điều trị phù hợp, đảm bảo an toàn cho bà bầu.

Chẩn đoán và chữa trị viêm tủy răng cho bà bầu
Đến nha khoa kiểm tra, xác định mức độ viêm nhiễm và điều trị theo hướng dẫn

Dưới đây là các cách chữa viêm tủy răng cho bà bầu thường được áp dụng, bạn đọc có thể tham khảo:

Phương pháp tại nhà

Áp dụng mẹo dân gian cho trường hợp viêm tủy răng ở bà bầu nhẹ, chưa có nhiều triệu chứng khó chịu. Tuy nhiên nên lưu ý đây chỉ là giải pháp tạm thời, kiểm soát triệu chứng nhưng không diệt được tận gốc viêm nhiễm. Tham khảo các cách như:

  • Sử dụng nước lá chuối: Phần nước cốt của lá chuối có vị chát tự nhiên, chứa các hoạt chất hỗ trợ chống viêm, giảm đau tốt, phù hợp sử dụng trong trường hợp điều trị tủy răng tại nhà. Cách làm đơn giản, bạn chỉ cần sử dụng phần lá chuối non, ngâm rửa sạch sẽ trước khi dùng, tiếp đến để ráo ép lấy nước cốt. Sau khi đánh răng sạch sẽ, bạn sử dụng bông gòn thấm nước cốt bôi lên răng bị đau, lưu lại 3 phút rồi súc miệng lại với nước sạch.
  • Sử dụng hành tây: Hành tây có tính nóng, giúp kháng khuẩn tốt. Ngoài ra, hành tây còn chứa các chất hỗ trợ làm tê, giảm đau vùng răng bị ảnh hưởng mà không gây tác dụng phụ cho thai phụ. Áp dụng bằng cách thái mỏng hành tây, đắp lên răng bị đau. Thực hiện 3 – 5 phút giúp bạn dễ chịu hơn.
  • Sử dụng nước cốt tỏi: Tương tự như hành tây, tỏi cũng là nguyên liệu có thể sử dụng trong điều trị viêm tủy răng cho bà bầu. Tỏi chứa các chất chống viêm, kháng khuẩn mạnh mẽ. Dùng theo cách lấy nước ép tỏi bôi lên vùng răng cần điều trị, lưu lại vài phút rồi súc miệng lại với nước ấm.

Mẹo dân gian giúp hỗ trợ giảm triệu chứng cho bà bầu bị viêm tủy răng nhẹ, không chữa dứt điểm được chứng bệnh này. Do đó, bên cạnh áp dụng cách chữa tại nhà, bà bầu nên kết hợp thăm khám nha khoa, kiểm tra tình trạng viêm nhiễm để có cách can thiệp phù hợp.

Điều trị tại nha khoa

Điều trị tủy răng cho bà bầu tốt nhất nên thực hiện trong 3 tháng giữa thai kỳ. Bởi, giai đoạn này cơ thể thai phụ tương đối ổn định, em bé đang phát triển tốt. Trong khi đó, giai đoạn 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ khá nhạy cảm, thường không được chỉ định điều trị tại hai thời điểm này để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.

Chẩn đoán và chữa trị viêm tủy răng cho bà bầu
Chữa viêm tủy răng cho bà bầu trong 3 tháng giữa thai kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ

Tuy nhiên, nếu tình trạng bà bầu bị viêm tủy quá nặng nề, bác sĩ sẽ cân nhắc để điều trị viêm nhiễm càng sớm càng tốt trước khi biến chứng xảy ra cho cả hai mẹ con. Vậy, điều trị viêm tủy răng khi mang thai tại nha khoa sẽ như thế nào?

Theo đó, phương pháp lấy tủy răng cho bà bầu là cách được áp dụng phổ biến hiện nay. Phần tủy hỏng sẽ được loại bỏ, sau đó bác sĩ làm sạch khoảng trống trong răng và trám bít bằng vật liệu nha khoa. Để đảm bảo an toàn, trước khi thực hiện bà bầu sẽ được thăm khám cẩn thận, xác định mức độ tổn thương và phương án can thiệp phù hợp nhất.

Trường hợp bà bầu không đủ điều kiện sức khỏe để áp dụng thủ thuật nha khoa chữa tủy, bác sĩ sẽ tư vấn biện pháp chăm sóc nhằm giảm triệu chứng khó chịu cho người bệnh. Sau khi sinh nở, chị em phụ nữ có thể quay trở lại nha khoa và tiếp tục việc điều trị viêm tủy.

Chị em nên tìm hiểu và lựa chọn nha khoa uy tín để thăm khám và chữa viêm tủy răng nhằm đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé. Ngoài ra, nên chủ động thăm khám sớm nếu nhận thấy cơ thể có biểu hiện lạ, phòng tránh tình trạng viêm nhiễm phát triển nghiêm trọng gây hại sức khỏe của bà bầu và thai nhi.

Phòng ngừa nguy cơ bà bầu bị viêm tủy

Viêm tủy răng khi mang thai phát triển ngày càng nặng không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn tác động đến thai nhi. Do đó, chuyên gia khuyến cáo chị em phụ nữ nên chủ động bảo vệ sức khỏe, phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh nha khoa trong thai kỳ. Dưới đây là một số lưu ý chính:

Phòng ngừa nguy cơ bà bầu bị viêm tủy
Chủ động chăm sóc răng miệng phòng ngừa viêm tủy răng cho bà bầu
  • Hãy nhớ vệ sinh cá nhân hàng ngày, đánh răng 2 – 3 lần để đảm bảo răng được sạch sẽ, tránh tình trạng mảng bám dày khiến vi khuẩn có điều kiện lưu trú, sinh sôi gây bệnh nha khoa.
  • Có thể sử dụng nước muối loãng hoặc nước súc miệng cho bà bầu sau khi đánh răng để làm sạch khoang miệng triệt để hơn. Tuy nhiên không nên lạm dụng để tránh ảnh hưởng đến men răng.
  • Hạn chế ăn nhiều đồ chua, đồ ăn quá cay, quá ngọt trong thai kỳ để bảo vệ sức khỏe, đồng thời giúp phòng ngừa các vấn đề về răng.
  • Bổ sung cho cơ thể đầy đủ dưỡng chất cần thiết để thai kỳ phát triển khỏe mạnh, cải thiện đề kháng ngăn nguy cơ hại khuẩn tấn công.
  • Uống đủ nước, tránh dùng rượu bia, đồ uống chứa cồn, chất kích thích, ga,… Có thể uống xen kẽ nước ép trái cây tươi để cung cấp vitamin, khoáng chất có lợi cho cơ thể.
  • Thăm khám định kỳ, kiểm tra tình trạng răng miệng để kịp thời phát hiện bệnh lý và điều trị phù hợp.

Bà bầu bị viêm tủy răng là tình trạng ngày càng phổ biến hiện nay. Trường hợp bệnh chuyển nặng có nguy cơ biến chứng ảnh hưởng sức khỏe của mẹ và bé. Do đó, bà bầu nên chủ động đến gặp bác sĩ khi nhận thấy cơ thể có biểu hiện bất thường, không nên tự ý dùng thuốc để đảm bảo an toàn thai kỳ, tránh ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

Có thể bạn quan tâm:

10 Cách Chữa Viêm Tủy Răng Tại Nhà An Toàn Mà Dễ Dùng

Nhiều cách chữa viêm tủy răng tại nhà đang được bệnh nhân truyền tai nhau áp dụng nhưng không phải...

Lấy tủy răng sữa ở trẻ có ảnh hưởng gì không?

Lấy tủy răng sữa ở trẻ có ảnh hưởng đến răng miệng không?

Lấy tủy răng sữa ở trẻ chỉ thực hiện khi được bác sĩ chỉ định. Đặc biệt đối với trường...

Tủy răng là gì?

Tủy Răng Là Gì? Tác Dụng – Tầm Quan Trọng Với Răng Lợi

Tủy răng có cấu trúc khá phức tạp, nằm giữa lớp ngà răng, men răng cứng, chứa nhiều mạch máu...

Triệu chứng viêm tủy răng ở trẻ em

Viêm Tủy Răng Ở Trẻ Em: Biến Chứng Để Lại và Cách Chữa

Viêm tủy răng ở trẻ em thường xảy ra khi trẻ mọc răng sữa hoặc trên răng vĩnh viễn. Các...

Răng Đã Lấy Tủy Tồn Tại Được Bao Lâu? Nha Sĩ Chia Sẻ

Răng đã lấy tủy tồn tại được bao lâu là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Theo đó, sau...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.