Thuốc Vimotram - Kháng sinh điều trị nhiễm khuẩn

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Thuốc Vimotram là thuốc kháng sinh có tác dụng điều trị nhiễm trùng da, nhiễm trùng đường hô hấp, tiết niệu. Ngoài ra, thuốc còn được chỉ định điều trị nhiều bệnh lý khác nhau theo yêu cầu của bác sĩ.

Thuốc Vimotram là thuốc gì?
Thuốc Vimotram do công ty cổ phần dược phẩm VCP sản xuất. Thuốc được bày bán trên tất cả các cửa hàng thuốc Tây trên toàn quốc. Giá bán thuốc Vimotram là 60.000 VNĐ/ 1 hộp gồm 1 lọ x 1 ống pha tiêm.

  • Tên thương mại: Vimotram
  • Tên hoạt chất: Amoxicilin + Sulbactam
  • Nhóm thuốc: Thuốc chống nhiễm khuẩn, kháng nấm, kháng vi rút, trị ký sinh trùng
  • Dạng bào chế: Thuốc tiêm bao gồm dung dịch, hỗn dịch, bột pha tiêm, dịch truyền hoặc nhũ dịch.

I. Thuốc Vimotram có công dụng gì?

Thuốc Vimotram thường được bác sĩ chỉ định điều trị một số bệnh lý liên quan đến nhiễm khuẩn, cụ thể như sau:

  • Điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp trên và dưới bao gồm các bệnh như viêm phổi vi khuẩn, viêm xoang, viêm tai giữa hoặc điều trị bệnh viêm nắp thanh quản.
  • Chữa bệnh nhiễm khuẩn trong ổ bụng hoặc bệnh phụ khoa do vi khuẩn kỵ khí gây ra.
  • Nhiễm khuẩn cơ – xương – khớp hoặc da
  • Bệnh thương hàn
  • Viêm màng não hoặc lậu không biến chứng
  • Viêm nội tâm mạc hoặc dự phòng viêm nội tâm mạc

Bên cạnh đó, thuốc Vimotram còn được sử dụng để điều trị một số bệnh lý khác không ghi trên nhãn thuốc. Tuy nhiên, thuốc chống chỉ định dùng ở các đối tượng sau:

  • Người bệnh dị ứng với thuốc hoặc bất cứ thành phần nào chứa trong thuốc
  • Bệnh nhân bị dị ứng với kháng sinh thuộc nhóm cephalosporin và penicilin
  • Người bị nhiễm vi rút Herpes hoặc tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn

Mặt khác, tính an toàn của Vimotram đối với phụ nữ mang thai đến nay vẫn còn chưa được xác lập đầy đủ. Mặc dù thuốc được nghiên cứu an toàn ở động vật. Tuy nhiên, để thuốc không gây hại đến sức khỏe của mẹ và bé, mẹ bầu không nên dùng khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra, chị em đang cho con bú cũng không nên Vimotram để điều trị bệnh. Bởi theo một số nghiên cứu, một lượng nhỏ hoạt chất sulbactam và amoxicilin có trong thuốc có thể bài tiết qua sữa, gây ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

II. Liều dùng thuốc Vimotram đối với người lớn và trẻ em như thế nào?

Tùy thuộc vào tình trạng bện và độ tuổi mà liều dùng thuốc Vimotram ở mỗi người thường không giống nhau. Chẳng hạn:

# Liều dùng thuốc Vimotram thông thường dành cho người lớn

Tiêm 1,5 – 3g (tương đương 1 – 2 lọ/ lần) vào bắp hoặc tiêm tĩnh mạch. Cứ cách 6 giờ bệnh nhân tiêm 1 lần. Tuy nhiên, tổng liều của hoạt chất sulbactam trong cơ thể không vượt quá 4g/ ngày.

Liều sử dụng của thuốc có thể thay đổi tùy thuộc vào mức độ nhiễm khuẩn. Cụ thể, với mức độ nhiễm khuẩn nhẹ, liều dùng thuốc Vimotram mỗi ngày là 1 – 2 lọ. Còn đối với nhiễm khuẩn vừa, bệnh nhân sử dụng tối đa 4 lọ. Trong khi đó, liều dùng tối đa của nhiễm khuẩn nặng là 8 lọ/ ngày.

Ngoài ra, để sử dụng thuốc Vimotram điều trị bệnh trong thời gian dài không gây biến chứng, bác sĩ sẽ thay đổi liều dùng phù hợp. Người bệnh có thể tiêm bắp 1 liều duy nhất khoảng 1,5g (1 lọ) hoặc 3g (2 lọ), đồng thời kết hợp uống 1g probenecid.

# Liều dùng thuốc Vimotram ở trẻ em

Liều dùng thuốc Vimotram thông thường dành cho trẻ em trên 10 tuổi là tiêm 150 – 200 mg/ kg thể trọng/ ngày (100mg amoxicilin + 50g sulbactam). Cứ cách mỗi 6 – 8 giờ tiêm một lần. Còn đối với trẻ sơ sinh và trẻ em dưới 10 tuổi, cho đến nay vẫn liều dùng vẫn chưa được nghiên cứu. Vì vậy, cha mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ, tránh trường hợp tự ý dùng gây ảnh hưởng đến sự phát triển và sức khỏe của con.

# Liều dùng Vimotram dành cho người suy thận

Đối với người bệnh suy thận, liều dùng và khoảng cách dùng mỗi liều cần được điều chỉnh theo từng mức độ suy thận và độ trầm trọng của nhiễm khuẩn. Vì vậy, dựa vào độ thanh thải creatinin mà liều dùng ở mỗi người khác nhau. Do đó, người bệnh nên sử dụng thuốc theo quy định của bác sĩ.

III. Thuốc Vimotram được dùng như thế nào?

Thuốc Vimotram được sản xuất dưới dạng tiêm. Vì vậy, tùy thuộc vào đường dùng mà cách sử dụng có thể khác nhau.

  • Đối với tiêm bắp: Người bệnh hòa tan 1 lọ thuốc Vimotram với 3,2ml dung dịch lidocain hydroclorid có nồng độ 0,5% hay 2% hoặc nước cất để tiêm. Thông thường, dung dịch để tiêm bắp thường được sử dụng trong 1 giờ sau khi pha. Do đó, nếu thuốc đã vượt quá hạn, bệnh nhân không nên dùng để tiêm, tránh gây hại đến sức khỏe.
  • Tiêm đường tĩnh mạch: Dùng thuốc tiêm vào tĩnh mạch thật chậm, ít nhất từ 10 – 15 phút.
  • Truyền tĩnh mạch: Bệnh nhân pha loãng dung dịch tiêm với 50 – 100ml chung với dịch pha loãng tương hợp và truyền trực tiếp vào tĩnh mạch trong vòng 15 – 30 phút.

IV. Thuốc Vimotram có thể gây tác dụng phụ gì?

Trong quá trình sử dụng thuốc Vimotram điều trị bệnh, người bệnh nên thận trọng, bởi thuốc có thể gây một số tác dụng phụ tại chỗ như:

  • Đau nhức tại vị trí tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch
  • Viêm tính mạch huyết khối

Ngoài những phản ứng phụ này, thuốc có thể gây tác dụng phụ toàn thân, bao gồm tiêu chảy và nổi ban. Mặt khác, tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người, Vimotram cũng có thể gây các phản ứng phụ khác. Vì vậy, khi thấy cơ thể xuất hiện những triệu chứng khác thường sau khi sử dụng thuốc, bệnh nhân nên đến ngay cơ sở thăm khám gần nhất để kiểm tra.

V. Thuốc Vimotram có thể tương tác với những thuốc nào?

Vimotram có thể gây tương tác với một số loại thuốc làm giảm tác dụng điều trị và tăng phản ứng phụ. Do đó, bệnh nhân nên thông báo bác sĩ biết các loại thuốc đang sử dụng.

Một số loại thuốc tương tác với Vimotram:

  • Thuốc có thể làm giảm hiệu quả của thuốc tránh thai
  • Dùng chung Vimotram chung với Alopurinol sẽ làm tăng khả năng phát ban
  • Nifedipin có thể làm tăng hấp thu amoxicilin có trong thuốc Vimotram, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe

Thuốc Vimotram giúp cải thiện một số bệnh lý liên quan đến nhiễm khuẩn. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng nếu có bất kỳ biểu hiện bất thường nào, bệnh nhân nên ngừng dùng thuốc và tìm kiếm sự chăm sóc từ y tế.

Chữa viêm xoang bằng lá cà độc dược có an toàn không?

Lá cà độc dược chữa viêm xoang liệu có an toàn? [CHUYÊN GIA] Chỉ cách chữa hiệu quả, an toàn cao

Chữa viêm xoang bằng lá cà độc dược là cách điều trị được khá nhiều người áp dụng. Tuy nhiên,...

Sau khi cắt amidan, nhiều người bị tăng cân. Nguyên nhân do đâu?

Cắt amidan có làm tăng cân không? [Hỏi – Đáp]

Cắt amidan không dẫn đến tình trạng tăng cân ở người bệnh. Nguyên nhân của hiện tượng tăng cân là...

Mẹo chữa viêm xoang bằng cây kinh giới giúp giảm đi triệu chứng hiệu quả [TỔNG HỢP] từ chuyên gia

Chữa viêm xoang bằng cây kinh giới là một trong những phương pháp trị bệnh tự nhiên phổ biến hiện...

Ngứa cổ họng gây ho và cách xử lý nhanh chóng

Tình trạng ngứa cổ họng gây ho thường xuất hiện khi thời tiết thay đổi thất thường, cơ thể bị...

Vì sao tai bị chảy dịch và làm thế nào để điều trị ?

Tai bị chảy dịch có thể là hiện tượng sinh lý thông thường. Tuy nhiên đây cũng có thể là...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.