Thuốc Valproic acid điều trị bệnh gì?
Thuốc Valproic acid được chỉ định để điều trị các cơn co giật, giúp cân bằng các dây thần kinh trong não bộ, ngăn ngừa chứng đau nửa đầu.
- Tên hoạt chất: Valproic acid
- Phân nhóm: Thuốc hướng tâm thần
- Dạng bào chế: Viên nang, thuốc tiêm, siro
I. Những thông tin về thuốc Valproic acid
1. Công dụng
Thuốc Valproic acid có công dụng điều trị cho các đối tượng mắc phải các triệu chứng sau:
- Co giật
- Rối loạn tâm thần, tâm lý
- Đau nửa đầu
- Động kinh
2. Thành phần
Thành phần chính có trong thuốc Valproic acid là hoạt chất Valproic acid (có công thức hóa học là C8H16O2) và tá dược vừa đủ.
3. Chống chỉ định
Không được sử dụng thuốc Valproic acid cho các đối tượng dị ứng hoặc mẫn cảm với một số thành phần có trong thuốc, hoặc các đối tượng thuộc trong các trường hợp dưới đây:
- Đau nửa đầu cấp tính
- Bệnh gan
- Rối loạn chu kỳ urê
- Rối loạn di truyền: bệnh Alpers, hội chứng Alpers – Huttenlocher
- Trẻ em dưới 2 tuổi
Bệnh nhân có nhu cầu sử dụng thuốc để điều trị bệnh nhưng không thuộc trong các trường hợp trên, tốt nhất nên tham khảo ý kiến tham vấn từ bác sĩ hoặc dược sĩ chuyên môn, không được tự ý sử dụng khi chưa có chỉ định.
4. Dạng bào chế
Thuốc Valproic acid được bào chế dưới các dạng và hàm lượng tương ứng sau:
- Viên nang: 250 mg
- Thuốc tiêm: 250 mg/ 5 ml
5. Dược lý, cơ chế hoạt động
Valproic acid được hấp thụ nhanh sau khi sử dụng, với nồng độ huyết tương đạt được vào 1 – 4 giờ sau khi sử dụng liều duy trì. Khi sử dụng thuốc cùng với thức ăn, thuốc không bị ảnh hưởng nhưng sự hấp thụ diễn ra chậm hơn.
Valproic acid chuyển hóa chủ yếu ở gan và tạo thành các chất liên hợp glucuronid, acid 2-propyl-3-ceto-pentanoic và các acid 2-propyl-hydroxypentanoic.
Hầu hết thuốc được loại bỏ thông qua gan khoảng 30 – 50%, khoảng 40% do quá trình oxy hóa mit ty thể, 15 – 20% thông qua đường oxy hóa khác, dưới 3% được bài tiết dưới dạng nước tiểu. Với thời gian bán thải từ 13 – 19 giờ. Thời gian bán hủy ở trẻ dưới 2 tháng tuổi dao động từ 7 – 13 giờ.
6. Cách dùng
Bệnh nhân có thể sử dụng thuốc theo sự hướng dẫn của nhà sản xuất (tờ giấy hướng dẫn đi kèm thuốc) hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ điều trị, dược sĩ chuyên môn.
- Đối với thuốc dạng viên nang, cần uống nhiều nước để thuốc hấp thụ được tốt hơn, không được nhai, nghiền nát.
- Đối với thuốc dạng lỏng cần được đo lường bằng thìa hoặc cốc đo lường đặc biệt, không được sử dụng thìa ăn để sử dụng.
- Đối với thuốc tiêm sử dụng dưới dạng truyền, cần truyền trong khoảng thời gian là 60 phút (nhưng không quá 20 mg/ phút).
7. Liều lượng
Tùy vào từng đối tượng, độ tuổi, cân nặng sẽ có liều dùng khác nhau, bạn đọc cần lưu ý.
* LIỀU DÙNG CHO NGƯỜI LỚN
Liều thuốc điều trị bệnh động kinh:
– Động kinh một phần phức tạp:
- Liều ban đầu: Uống 10 – 15 mg/ kg hoặc tiêm tĩnh mạch hằng ngày. Có thể tăng 5 – 10 mg/ kg mỗi tuần nếu cần thiết.
- Liều duy trì: 10 – 60 mg/ kg/ ngày.
- Liều tối đa: 60 mg/ kg/ ngày.
– Động kinh phức tạp:
- Liều ban đầu: Sử dụng uống hoặc tiêm tĩnh mạch 15 mg/ kg, nếu cần thiết có thể tăng 5 – 10 mg/ kg/ tuần.
- Liều duy trì: Sử dụng 10 – 60 mg/ kg/ ngày.
- Liều tối đa: Dùng 60 mg/ kg/ ngày.
Liều thuốc điều trị người bệnh bị hưng cảm:
- Liều khởi đầu: Uống 75 mg/ ngày, có thể chia thành 2 – 3 lần uống.
- Liều tối đa: 60 mg/ kg/ ngày.
Liều thuốc điều trị cơn đau nửa đầu:
- Liều khởi đầu: Uống 250 mg/ kg/ lần, sử dụng thuốc mỗi ngày 2 lần.
* LIỀU DÙNG CHO TRẺ EM (TRÊN 10 TUỔI)
Liều thuốc điều trị động kinh:
– Động kinh một phần phức tạp:
- Liều ban đầu: Uống hoặc truyền tĩnh mạch 10 – 15 mg/ kg, có thể tăng 5 – 10 mg/ kg/ tuần nếu cần thiết.
- Liều duy trì: Sử dụng 10 – 60 mg/ kg/ ngày.
- Liều tối đa: Sử dụng 60 mg/ kg/ ngày.
– Động kinh phức tạp:
- Liều ban đầu: Uống hoặc truyền tĩnh mạch hằng ngày với liều lượng là 15 mg/ kg, tăng 5 – 10 mg/ kg/ tuần nếu cần thiết.
- Liều duy trì: Sử dụng 10 – 60 mg/ kg/ ngày.
- Liều tối đa: Sử dụng 60 mg/ kg/ ngày.
8. Bảo quản thuốc
Thuốc được bảo quản trong hộp kín, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Thuốc cần được cất trữ ở vị trí cách xa tầm với của trẻ em và thú nuôi.
Bệnh nhân không được sử dụng thuốc Valproic acid đã quá hạn sử dụng và có cách xử lý thuốc đúng cách, không được vứt bỏ thuốc vào bồn cầu hay cống rãnh khi chưa có chỉ định từ bác sĩ hoặc dược sĩ.
Tham khảo thêm: Bệnh rối loạn phân ly và thông tin cần biết
II. Lưu ý khi điều trị bằng thuốc Valproic acid
1. Khuyến cáo
Bạn đọc cần lưu ý một số điều dưới đây trước và trong quá trình sử dụng thuốc, tránh gây thiệt hại về sức khỏe:
- Thuốc Valproic acid chống chỉ định với các đối tượng dị ứng hoặc mẫn cảm với một số thành phần có trong thuốc.
- Đối với thuốc dạng viên nén, không được nghiên nát hoặc nhai, có thể gây ích ứng miệng hoặc cổ họng.
- Thận trọng khi sử dụng thuốc cho người có tiền sử mắc bệnh về gan, sử dụng nhiều thuốc co giật.
- Thận trọng khi sử dụng cho trẻ em bị rối loạn chuyển hóa bẩm sinh, động kinh nặng, kém phát triển.
- Không sử dụng thuốc cho phụ nữ phá thai, có thể gây ra quái thai.
- Phụ nữ đang trong thời kỳ cho con bú cần cân nhắc giữa việc cho con bú và sử dụng thuốc, bởi thuốc có truyền sang cho trẻ thông qua đường cho bú.
- Cần thường xuyên kiểm tra máu.
- Không được ngưng sử dụng thuốc đột ngột dù bệnh tình có chuyển hướng thuyên giảm, có thể gây ra một loại động kinh nghiêm trọng khác.
- Không được sử dụng rượu trong quá trình điều trị bằng thuốc, có thể làm gia tăng tác dụng phụ.
- Thuốc dễ làm cơ thể suy yếu, vì vậy cần cận thận trong việc điều khiển xe máy, vận hành máy móc, lên xuống cầu thang.
- Sử dụng thuốc Valproic acid dễ làm cho da người bệnh bắt nắng, hãy sử dụng kem chống nắng hoặc áo quần che nắng khi ra ngoài trời.
2. Tác dụng phụ
Trong quá trình điều trị bệnh bằng thuốc, đa số bệnh nhân thường hay lo lắng, sợ gặp tác dụng phụ của thuốc. Đối với tác dụng phụ phổ biến, các triệu chứng ấy sẽ biến mất sau vài ngày, bệnh nhân có thể an tâm, nhưng không được chủ quan với sức khỏe của bản thân mình.
Các tác dụng phụ của thuốc thường gặp như:
- Tiêu chảy
- Đau dạ dày
- Chóng mặt
- Buồn ngủ
- Rụng tóc
- Mờ mắt
- Ù tai
- Ăn không ngon
- Thay đổi cân nặng
- Rối loạn cho kỳ kinh nguyệt (đối với phụ nữ)
Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng cần lưu ý các tác dụng phụ nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng. Khi bắt gặp các triệu chứng sau, bệnh nhân cần ngưng sử dụng thuốc và tìm sự trợ giúp từ các bác sĩ để có giải pháp sơ cứu và điều trị:
- Dấu hiệu bệnh trầm cảm
- Rối loạn não nghiêm trọng
- Nôn mửa
- Thay đổi tâm trạng, thâm thần đột ngột
- Tức ngực
- Chảy máu không rõ nguyên nhân
- Nhịp tim không ổn định
- Sưng tay, chân
- Thở nhanh, dốc
- Mất ý thức
- Phát ban da
- Ngứa hoặc sưng vùng mặt, lưỡi, họng
3. Tương tác thuốc
Một số loại thuốc khác bệnh nhân có thể sử dụng thuốc Valproic acid kết hợp với thuốc như:
- Thuốc chống trầm cảm: Amitriptyline, Nortriptyline, Phenelzine
- Thuốc kháng sinh: Doripenem, Imipenem
- Thuốc điều trị co giật: Ethosuximide, Lamotrigine, Phenytoin, Rufinamide, Topiramate
- Mefloquine
- Orlistat
- Rifampin
- Vorinuler
- Warfarin
- Zidovudine
Bên cạnh đó, bệnh nhân cần thận trọng khi sử dụng thuốc Valproic acid đồng thời với các loại thuốc khác, không chỉ phản tác dụng của thuốc mà còn làm gia tăng sự ảnh hưởng của tác dụng phụ. Hãy báo cáo cho bác sĩ của bạn biết khi bạn đang sử dụng các loại thuốc dưới đây:
- Aspirin
- Thuốc kháng histamin: Cetirizine, Diphenhydramine
- Thuốc ngủ: Alprazolam, Zolpidem
- Thuốc giãn cơ: Carisoprodol, Cyclobenzaprin
- Thuốc giảm đau gây nghiện: Codein, Hydrocodone
- Rượu, cần sa
Các loại thuốc khác không được chúng tôi liệt kê đầy đủ tại đây, bệnh nhân cần hỏi ý kiến bác sĩ trong việc sử dụng đồng thời các loại thuốc khác nhau. Bạn cần cho bác sĩ biết đầy đủ thông tin về bệnh tình cũng như thuốc đang và đã sử dụng trong thời gian gần đây.
4. Cách xử lý khi quên liều hoặc quá liều
Xử lý khi quên liều
Điều trị bệnh bằng thuốc không thể tránh khỏi trường hợp quên liều, hãy sử dụng ngay sau khi nhớ ra. Nếu thời gian sử dụng liều tiếp theo sắp tới, bệnh nhân nên bỏ qua liều quên và tiếp tục sử dụng thuốc như lộ trình. Không được sử dụng gấp đôi liều để bù vào liều quên.
Xử lý khi quá liều
Sử dụng thuốc quá liều trường gặp phải biểu hiện như: buồn ngủ, hôn mê, mất ý thức, nhịp tim không đều,… Bệnh nhân cần ngưng sử dụng thuốc và di chuyển đến cơ sở khám chữa bệnh gần nhất để được cấp cứu kịp thời.
Việc sử dụng thuốc để điều trị cũng là một phương pháp giúp cải thiện bệnh. Ngoài việc điều trị bằng thuốc, bệnh nhân có thể áp dụng một số phương pháp điều trị khác nhằm hỗ trợ quá trình điều trị diễn ra nhanh hơn.
Thông tin bài viết đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin về thuốc Vaiproic acid cũng như là một số khuyến cáo khi sử dụng. Tuy nhiên, bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, chưa được kiểm duyệt bởi giới chuyên môn. Tốt nhất bạn đọc nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ hoặc dược sĩ chuyên môn để được hỗ trợ.
Có thể bạn quan tâm
- Trihexyphenidyl là thuốc gì? Thông tin cần biết
- Vitamin B6 – Công dụng, liều dùng và hướng dẫn sử dụng
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!